Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

KHÁC NÀO CHA


Khác Nào Cha
“Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy. Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất” — Thi thiên 103:13-14

Trong Thi thiên 103, Vua David viết: “Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy”. Bậc thánh hiền Do Thái thắc mắc: "Khác nào cha, nghĩa là sao?" Họ giải thích rằng câu này không nói về bất kỳ người cha nào có lòng thương xót dành cho con cái của mình; câu nầy đang nói tới Tộc Trưởng Ápraham. Ông, hơn cả bất cứ ai khác trong Kinh Thánh, đã bày tỏ tình yêu và lòng thương xót vô tận đối với tất cả nhân loại.
Tình yêu có một không hai của Ápraham dành cho con người đã được chứng minh rõ nhất khi ông cầu thay cho dân Sôđôm. Có lòng thương xót dành cho người lành, có lần vấp té kia là một việc; cảm xúc thương cảm dành cho những kẻ xu hướng hay làm ác kia là một việc khác. Dân Sôđôm rất độc ác, phi đạo đức, và vô thần. Tuy nhiên, Ápraham thực hiện mọi nỗ lực để cứu họ khi Đức Chúa Trời báo cho ông biết về sự hủy diệt sắp xảy ra cho họ.
Ápraham đã cố gắng thương lượng với Đức Chúa Trời và tìm đủ hạng người nhơn đức trong Sôđôm để khiến họ ra xứng đáng để được cứu. Ông tập trung vào sự nhơn đức nơi con người và không nhắm vào tình trạng gian ác đang phủ lút nơi họ. Cuối cùng, Ápraham đã không thành công trong việc cứu dân Sôđôm khi họ bị định như thế; tuy nhiên, ông đã thành công khi dạy cho chúng ta biết một bài học về sự sống rất quan trọng.
Từ Ápraham, chúng ta học biết rằng chúng ta cần phải cố gắng nhìn thấy sự nhơn đức nơi mỗi một con người. Vô luận người ta có thể phiêu lạc bao xa, chúng ta phải cố gắng tìm cho ra một việc đặng chuộc lấy người ấy [nam hay nữ]. Chúng ta phải tìm cách làm giảm đi tình huống và xét đoán thuận lợi cho người ấy. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy người khác theo một ánh sáng tích cực, khi ấy họ cũng sẽ học biết nhìn thấy cái tốt nơi bản thân họ nữa, và khi họ thấy mình tốt, họ cũng chỉ khởi sự sống theo cách nhìn đó.
Triết gia Plato nói theo cách này: "Phải tử tế đối với mọi người mà bạn gặp gỡ, vì họ đang tham dự một trận chiến đầy khó khăn". Ở mặt nào đó, khi chúng ta gặp gỡ người ta, chúng ta chỉ nhìn xem họ một cách hời hợt. Chúng ta không biết hết toàn bộ câu chuyện đó, vì nó nằm ở dưới bề mặt. Chúng ta không bao giờ biết người ấy đã có thời thơ ấu như thế nào, và chúng ta không thấy được những phấn đấu mà họ phải đối diện trong hiện tại. Càng sâu xa hơn nữa, chúng ta không biết nhiều hơn những gì chúng ta biết về bất kỳ con người nào.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới nhìn thấy bên dưới bề mặt kia. Khi Vua David đã viết: “Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi …” (103:14). Khi Đức Chúa Trời nhìn xem con cái Ngài, Ngài nhìn thấy toàn bộ bức tranh, và vì thế Ngài xét đoán ưu ái cho họ và có lòng thương xót sâu sắc đối với họ. Chúng ta phải học biết để nhìn nhau qua ánh mắt của Đức Chúa Trời – với sự đồng cảm, hiểu biết, và yêu thương. Với loại nhận thức ấy, chúng ta có thể làm cho thuận hiệp hơn là làm hại. Giống như Ápraham, thay vì hạ người ta xuống, chúng ta có thể vùa giúp để nâng họ lên.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét