Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ ĐƯỢC CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Không Có Gì Ngăn Trở Được Chương Trình Của Đức Chúa Trời
“Vậy, sớm mai, Ba-la-am dậy, thắng lừa cái mình và đi với các sứ thần Mô-áp”  — Dân số ký 22:21
Kaleb Whitby đã làm xôn xao mùa đông vừa qua khi hình ảnh được đăng trên mạng Internet cho thấy chiếc xe tải nhỏ ông đang lái bị hai chiếc tải lớn hơn cặp hông. Chỉ phần nhỏ chiếc xe của ông là còn nguyên vẹn – vừa đủ cho Whitby sống sót với ít va chạm.

Whitby nói rằng khi ông biết rõ không thể tránh khỏi tai nạn, ông đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời xin mọi sự sẽ được trôi qua an lành. Đức Chúa Trời đã nghe thấy lời cầu xin của ông, và bất luận ông làm thể nào để sống còn, khi Đức Chúa Trời quyết định một người sẽ sống, không một điều gì có thể làm khác đi được.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta đọc về Balaam, tay thuật sĩ mà Vua Ba-lác đã thuê rủa sã dân Israel. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng khi Balaam đang trên đường hãm hại dân Israel: “Vậy, sớm mai, Ba-la-am dậy, thắng lừa cái mình…”. Balaam đã chỗi dậy thật sớm để lo liệu sứ mệnh của mình.

Bậc thánh hiền Do thái sánh câu nầy với một câu khác. Trong Sáng thế ký 22:3, chúng ta đọc: Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa. . .”. Trong trường hợp đó, Ápraham đã dậy sớm chuẩn bị làm ứng nghiệm mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải dâng con mình làm tế lễ. Bậc thánh hiền dạy rằng điểm tương đồng của hai câu nầy là phương tiện tạo ra sự tương ứng giữa hai trường hợp. Nếu Ápraham, là người đã hành xử phát xuất từ dự tính tốt nhứt của mình, không thể làm hại Y-sác, rồi vì lẽ đó cả dân tộc Israel, còn về Balaam kia, ông ta đã hành xử ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời, sẽ không thành công trong việc hủy diệt dân tộc Israel. Khi Đức Chúa Trời có một chương trình, không một điều gì và không một người nào có thể chặn đứng được chương trình đó.

Trong Châm ngôn 19:21, chúng ta đọc: “Trong lòng loài người có nhiều mưu kế; Song ý chỉ của Đức Giê-hô-va sẽ thành được”. Hoặc như chúng ta thường hay nói: “Người ta tính toán, còn Đức Chúa Trời nhạo cười”. Điều nầy rất thực trong những việc nhỏ mọn trong đời sống riêng tư của chúng ta và chắc chắn là thật trong những việc lớn lao hơn trong bầu không khí toàn cầu.

Dù chúng ta phải đối diện với sự hủy diệt nhà nước Do thái hoặc bị hãm hại riêng tư trong đời sống cá nhân của chúng ta – nếu đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, điều ấy sẽ không xảy ra. Ngày nay, Israel đang đối diện với nhiều mối đe doạ trên từng biên giới. Chúng ta đối diện với mối đe doạ sống còn từ xứ Iran cách nhiều dặm đường kia. Bởi những lý do tự nhiên, Israel sẽ không tồn tại lâu như vậy, nhưng ý muốn của Đức Chúa Trời đã thắng hơn quân đội đông đảo nhất trong các đội quân của kẻ thù chúng ta. Vì vậy, bất luận điều dữ nào mà thế gian đã hoạch định chống lại Israel, điều đó cũng sẽ chẳng xảy ra đâu!


Tôi muốn khích lệ hết thảy chúng ta hôm nay nên yên nghỉ chắc chắn rằng không một điều gì có thể xảy ra cho chúng ta nếu đó không phải là ý muốn của Chúa. Đức Chúa Trời sẽ không cho phép bất cứ điều gì cản trở chương trình tốt lành của Ngài cho đời sống của bạn hay chương trình tổng thể của Ngài dành cho dân Do thái và thế gian.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

PHẢI LÀM GÌ VỚI CÁC ƠN PHƯỚC CỦA MÌNH?



Phải Làm Gì Với Các Ơn Phước Của Mình?
 Vậy, ta xin ngươi hãy đến bây giờ, rủa sả dân nầy cho ta, vì nó mạnh hơn ta. Có lẽ ta sẽ đánh bại dân nầy và đuổi nó khỏi xứ được; vì ta biết rằng kẻ nào ngươi chúc phước cho, thì được phước; còn kẻ nào ngươi rủa sả, thì bị rủa sả — Dân số ký 22:6

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta học biết rằng Ba-lác, vua dân Mô-áp, rất e sợ dân Israel. Ba-lác có thể nhìn thấy dân Israel là một dân có phước với Đức Chúa Trời ở về phía của họ. Ông ta biết rõ rằng xứ của ông ta không có cơ hội để nghịch lại họ. Vì vậy, ông ta đề ra một chương trình rồi sai các sứ giả đến với một tiên tri có tên là Balaam, yêu cầu ông ta rủa sã dân Israel: “vì ta biết rằng kẻ nào ngươi chúc phước cho, thì được phước; còn kẻ nào ngươi rủa sả, thì bị rủa sả”.

Bậc thánh hiền người Do thái đưa ra phần giải thích về câu nói nầy, họ nói: “Và nếu bạn hỏi lý do tại sao Đấng Thánh khiến sự vinh hiển của Ngài ngự trên một kẻ tà giáo gian ác như vậy, có một câu trả lời. Để người theo tà giáo sẽ không thể chữa mình được khi nói: ‘Nếu chúng tôi cũng có nhiều vị tiên tri, chúng tôi đã thay đổi để tốt hơn rồi’. Vì lẽ đó Đức Chúa Trời đã dấy các tiên tri lên giữa vòng họ, song họ đã phá vỡ hàng rào đạo đức của thế giới”.

Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã ban cho thế gian một cơ hội để kết nối với Ngài qua vị tiên tri, nhưng họ đã chọn không kết nối. Tuy nhiên, một khi họ đã được ban cho cơ hội, họ đã không có một lời chữa mình nào hết.

Có khi chúng ta sẽ tự hỏi lý do tại sao Đức Chúa Trời ban ơn phước giàu có và một đời sống an nhàn cho một vài người trong số kẻ gian ác nhất trong thế gian. Nhưng tôi nghe cùng câu trả lời mà bậc thánh hiền đã đưa ra về ân tứ nói tiên tri của Balaam. Có lẽ kẻ ác sẽ nói vào lúc cuối đời của họ rằng, nếu họ có tiền bạc, họ sẽ mặc cho kẻ trần truồng và cho kẻ đói ăn. Họ sẽ cho rằng nếu họ có thì giờ nhiều họ đã góp phần vào mọi ý định của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hạng người gian ác trong thế gian đã được phước, họ sẽ không chữa mình được khi họ gặp gỡ Đấng Tạo Hoá của chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban cho họ thật là nhiều, tuy nhiên họ đã chọn sử dụng các ân tứ của Ngài cho tội lỗi thay vì để làm lành.

Sự thực, ấy là hết thảy chúng ta đều đã được phước rất là nhiều, và chúng ta cũng sẽ phải trình sổ một ngày kia về cách thức chúng ta sử dụng các ơn phước của mình. Mới đây tôi có đọc một câu chuyện nói tới một thanh nữ ở thành phố Chicago, cô tiết kiệm được US$250 để chi dùng cho buổi tối nghe hoà nhạc của mình, nhưng thay vì thế cô đã quyết định sử dụng số tiền để mua thức ăn cho người nghèo. Cô đã đóng gói cả tá hộp thức ăn cùng những thứ cần thiết cơ bản. Phần kết luận của cô, ấy là nếu một học sinh trung học không có việc làm hay xe hơi có thể trợ giúp cho kẻ vô gia cư, hết thảy chúng ta đều có thể làm được như vậy. Và cô đã đúng.


Chúng ta có thể làm gì với các ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta? Khi đến lúc tôi phải trả lời với Cha tôi ở trên trời, tôi có thể thưa như sau: “Lạy Chúa, con đã sử dụng các ân tứ của Ngài để làm lành. Cảm tạ Ngài vì các ơn phước, và cảm tạ Ngài vì cơ hội sống để trở thành một nguồn phước!”

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

SAU PHÉP LẠ



Sau Phép Lạ

“Còn chúng tôi là dân sự Chúa, và là bầy chiên của đồng cỏ Chúa, chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi; Từ đời nầy qua đời kia chúng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa” — Thi thiên 79:13

Có nhiều Thi thiên nhắm vào việc cần đến một phép lạ, cầu nguyện xin một phép lạ, và nhận lãnh chúng. Tuy nhiên, tuần nầy, tôi muốn tập trung vào phương diện khác của việc nhận lãnh các phép lạ trong đời sống chúng ta: Điều gì xảy ra sau khi chúng ta nhận lãnh chúng? Có phải chúng ta quên đi các phép lạ rồi cứ tỉnh bơ không? Hoặc có phải chúng ta nhớ đến chúng và sống sao cho phù hợp không?

Tôi từng đọc một câu chuyện nói tới ông cụ kia tuần nào cũng có mặt trên bờ biển với cái xô đựng tôm cho mấy con chim mòng biển ăn. Cơ trưởng Eddie Rickenbacker đã làm việc nầy cho tới khi ông qua đời vào năm 1973. Lý do? Vào năm 1942 trong Đệ II Thế Chiến, Rickenbacker có mặt trên một sứ mệnh quan trọng khi máy bay của ông lạc hướng và sắp sửa cạn hết xăng, buộc vị cơ trưởng cùng phi hành đoàn của mình phải rơi xuống biển. Trong gần một tháng, những người ấy đã chiến đấu với nhiều điều, song điều tệ hại nhất trong hoạn nạn của họ là thiếu đồ ăn. Sau tám ngày trên biển, họ đã cạn hết thực phẩm.

Nhiều năm sau đó, viên cơ trưởng hãy còn nhớ vào một buổi trưa Chúa nhật, sau khi họ cầu xin được cứu và hát thánh ca ngợi khen, ông lấy nón trùm mặt mình lại rồi bắt đấu thiếp ngủ đi. Thình lình, có cái gì đó đậu trên nón của ông. Ồ, con chim mòng biển, hàng trăm dặm từ môi trường tự nhiên của nó. Mấy người ấy đã bắt con chim biển rồi ăn thịt nó. Họ đã sử dụng bộ ruột của nó để bắt cá, họ đã sống sót luôn cho đến khi họ được giải cứu. Một con chim mòng biển đã sà xuống từ trời giống như bánh mana trong sa mạc đã cứu Rickenbacker cùng đồng đội của ông. Và ông không bao giờ quên việc ấy.

Đấy là lý do tại sao vị cơ trưởng đã cho chim mòng biển ăn hàng tuần cho tới khi ông qua đời. Bằng cách làm như thế, ông đã tỏ ra lòng biết ơn đối với phép lạ mà ông đã nhận được từ rất lâu. Thi thiên 79 kết luận: “Còn chúng tôi là dân sự Chúa, và là bầy chiên của đồng cỏ Chúa, chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi; Từ đời nầy qua đời kia chúng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa”. Khi chúng ta nhận lãnh một phép lạ trong đời sống của chúng ta, chúng ta không thể cứ tỉnh bơ đi giống như chẳng có việc gì xảy ra. Chúng ta phải nhớ đến và bày tỏ ra thái độ biết ơn của mình, ngợi khen Đức Chúa Trời vì thái độ biết ơn ấy của chính mình và trước mặt nhiều người khác.

Tuy nhiên, Cơ Trưởng Rickenbacker cũng dạy cho chúng ta biết rằng có rất nhiều cách để tỏ ra thái độ biết ơn. Một cách: là với môi miệng của mình, còn cách khác là với các hành động của chúng ta. Khi chúng ta dâng sự vinh hiển cho các ý định của Đức Chúa Trời trong các phép lạ mà Ngài đã làm cho chúng ta, không những chúng ta dâng sự vinh hiển cho danh của Ngài, mà còn góp phần cho Vương Quốc của Ngài nữa.


Hết thảy chúng ta đều đã nhận lãnh ít nhất một phép lạ trong đời sống của mình — phép lạ chính sự sống. Chúng ta sẽ tỏ ra sự cảm tạ của mình như thế nào đây hôm nay?

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

ĐỪNG ĐÙA QUYỀN PHÉP CỦA MÌNH ĐI


Đừng Đùa Quyền Phép Của Mình Đi
“Đoạn, Giép-thê đi đến dân Am-môn đặng giao chiến cùng chúng nó, và Đức Giê-hô-va phó chúng nó vào tay người” — Các Quan Xét 11:32

Phần đọc Kinh thánh tuần nầy đưa chúng ta đến vói câu chuyện nói tới Giépthê, một trong các lãnh tụ lỗi lạc của Israel, ông đã giải cứu dân sự khỏi một nước đang chuẩn bị tấn công. Ở bề mặt, câu chuyện dường như nói tới hành trình riêng của Giépthê. Phần đọc bắt đầu với việc thuật lại cho chúng ta biết mẹ ông là một kỵ nữ, các anh của ông đá ông ra khỏi nhà và đày ải ông, khi ấy ông trở thành lãnh tụ của nhiều người thất học song rất mạnh sức. Chúng ta đọc thấy thể nào khi Israel ở trong sự giận dữ, các trưởng lão đến cùng Giép-thê nài xin sự trợ giúp của ông. Kỳ thực, Giép-thê biết chắc rằng nếu ông giúp họ ra khỏi, đổi lại họ sẽ khiến ông trở thành lãnh tụ của họ. Giép-thê chiến thắng kẻ thù của Israel rồi trở thành người cai trị chi phái của ông.

Tuy nhiên, trong khi mục tiêu của câu chuyện nhắm vào Giép-thê, một cá nhân, sự thực cho thấy rằng đây là câu chuyện nói tới dân tộc Do thái. Thoạt trông, dù số phận của Israel đã đặt nơi tay của Giép-thê, nhưng sự thực, chính dân sự mới là người quyết định số phận của chính họ. Giép-thê chỉ là con chốt ở trong tay của Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy nhìn vào mấy câu Kinh thánh trước khi phần đọc của chúng ta khởi sự, trong Các Quan Xét 10, ở đó trước tiên chúng ta học biết rằng Israel đã bị bắt nạt. Đức Chúa Trời rõ ràng cho thấy đấy là lý do tại sao Israel đã ở trong sự giận dữ: “Kế ấy, dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, … chúng lìa bỏ Đức Giê-hô-va không phục sự Ngài. Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va bèn nổi phừng cùng Y-sơ-ra-ên; Ngài phó chúng nó vào tay dân Phi-li-tin . . .” (các câu 6–7). Không có gì phải ngạc nhiên ở đây. Dân sự đã lìa bỏ Đức Chúa Trời và mang lại những hậu quả nghiệt ngã trên chính mình họ.

Mấy câu sau đó chúng ta đọc: “Dân Y-sơ-ra-ên thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Chúng tôi đã phạm tội! Xin Chúa hãy đãi chúng tôi theo điều Chúa cho là tốt lành, chỉ xin hãy giải cứu chúng tôi ngày nay! Họ bèn cất khỏi giữa mình các tà thần, rồi trở lại phục sự Đức Giê-hô-va; lòng Ngài buồn rầu về sự khốn khổ của Y-sơ-ra-ên (các câu 15–16). Một lần nữa, rõ ràng là khi dân sự ăn năn, Đức Chúa Trời dựng lên lý tưởng của họ và sự an ninh của họ đã được bảo đảm.

Với cái nền đó, giờ đây chúng ta có thể nhìn vào câu chuyện trong phần đọc của chúng ta một cách khác biệt. Có lẽ mọi chi tiết trong đời sống riêng tư của Giép-thê được gộp vào để nói cho chúng ta biết những gì bậc thánh hiền Do thái cũng phải kết luận — Giép-thê không phải là vị lãnh tụ tài ba nhất mà Israel đã từng có! Tuy nhiên, ấy chẳng phải vị lãnh tụ là người quyết định số phận của dân sự; chính dân sự và mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời mới bảo đảm cho tương lai của họ. Giép-thê chỉ là công cụ của Đức Chúa Trời để làm cho số phận ấy xảy ra mà thôi.

Đây là một sứ điệp đầy khích lệ cho bất kỳ người nào đã mất đức tin nơi con người và các hoàn cảnh chỉ ra cần phải quyết định số phận của mình (nam hay nữ). Sự thực, ấy là chúng ta quyết định số phận của chính mình bằng cách chúng ta quan hệ với Đức Chúa Trời, Cứu Chúa duy nhứt chơn thật. Đừng đùa  quyền phép của mình đi; thay vì thế hãy khai thác quyền phép của mình qua sự cầu nguyện, ăn năn, và đức tin.


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

BẠN ĐÃ TIẾP THU CÁC BÀI HỌC CHƯA?


Bạn Đã Tiếp Thu Các Bài Học Chưa?
“Đoạn, dân Y-sơ-ra-ên đi từ núi Hô-rơ về hướng Biển đỏ, đặng đi vòng theo xứ Ê-đôm; giữa đường dân sự ngã lòng. Vậy, dân sự nói nghịch cùng Đức Chúa Trời và Môi-se mà rằng: Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy — Dân số ký 21:4–5

Có thể bạn để ý thấy rằng chính những thách thức như thế đang tái phát trong đời sống của bạn. Chúng có thể là những nan đề về tài chính hay những khó khăn trong quan hệ. Có thể bạn đang phấn đấu với tình trạng sức khỏe hiện đang cứ lui dần kia. Nếu có điều gì như thế nghe quen quen, có thể là Đức Chúa Trời đang ra sức dạy dỗ bạn điều chi đó. Từng trăn trở trong cuộc sống là một bài học. Mỗi thử thách là một vị giáo viên. Nhưng nếu chúng ta không hiểu vị giáo viên đang tìm cách dạy chúng ta điều gì, bài học sẽ được lặp đi lặp lại mãi cho mà xem.

Đức Chúa Trời là một vị giáo viên rất kiên nhẫn. Mặt khác, chúng ta thường được ăn nuốt trước khi chúng ta nhận lãnh điều chi là đúng đắn.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, dân Do thái đã sống qua nhiều tuần lễ từ lúc bước vào Đất Hứa. Thực vậy, trong phân đoạn Kinh thánh nầy, họ đang gặp gỡ các trận đánh đầu tiên của họ trên đường vào trong đất ấy. Đã 39 năm qua sống trong sa mạc, và phần cuối cùng rốt lại đang ở trước mắt họ. Và rồi chúng ta nghe câu nầy: “Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy

Nghe có quen không chứ? Chắc là quen rồi đấy! Chúng ta đã nghe một số hình thức than phiền như thế nầy nhiều lần trước đây — Xuất Êdíptô ký 14 và 16, rồi Dân số ký 14, 16, và 20, hết thảy đều chứa những lời than vãn y như thế nầy đây. Rồi ở đây, một lần nữa trong Dân số ký 21, dân sự hãy còn lằm bằm.

Đúng là thất vọng cho dân Do thái lẽ ra họ phải nhịn nhục, trung tín, và tin cậy Đức Chúa Trời hơn mới phải, họ đã sống trong Đất Hứa mới chỉ có mấy tuần lễ mà chẳng có việc nếm trải chuyến hành trình đau khổ qua sa mạc cùng những thử thách và rắc rối cam go của nó.

Thêm nữa, khi chúng ta nhìn kỹ hơn nơi sự than phiền của họ, thiệt là chẳng hợp lý tí nào cả. Thứ nhứt, họ than phiền rằng họ không có bánh ăn, nhưng một giây sau, họ than phiền về việc họ ghê gớm thứ đồ ăn của họ. Chúng ta biết nguồn lương thực chính của họ là mana, là thứ mà chúng ta đã học biết có thể nếm giống như bất cứ thứ gì – kể cả bánh mì. Họ cũng nói họ chẳng có nước uống, song giống như chương trước, chúng ta đọc thấy thể nào Môise đã lấy nước ra từ một hòn đá. Rồi điều chi xảy ra tiếp ở đây chứ?

Như Kinh thánh giải thích, nước Ê-đôm sẽ không để cho con cái Israel đi ngang qua đất họ mà vào xứ Canaan, điều nầy buộc dân Do thái phải đi một vòng xa hơn bao gồm cả việc đánh nhau với những gã giềnh giàng ở Sihôn và Óc. Đơn giản thôi, dân Do thái đã xong việc ấy. Họ đang tỏ ra hết mình sự nhịn nhục, can đảm, và đức tin. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không muốn họ phải thối lui; Ngài muốn họ phải lớn lên!


Tôi nghĩ rằng khi Đức Chúa Trời sai đến cùng chúng ta chính những thử thách đó trong cuộc sống thật nhiều lần, Ngài đang yêu cầu chúng ta phải làm theo y như vậy. Đừng tỏ ra mệt nhọc vì chính các nan đề ấy. Thay vì thế, bạn được khôn ngoan hơn, có mục tiêu cao cả hơn, và tiếp thu các bài học mà Đức Chúa Trời đã đặt trên linh trình nhắm tới sự thành công của bạn.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

KHI ANH EM NGỒI LẠI VỚI NHAU


Khi Anh Em Ngồi Lại Với Nhau
“. . . Cả hội chúng thấy A-rôn đã tắt hơi rồi, bèn khóc người trong ba mươi ngày” — Dân số ký 20:29

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta mất đi hai nhà lãnh đạo quan trọng của Israel — Miriam và Arôn. Không phải là tình cờ đâu, dân Do thái cũng mất đi hai trong số các phép lạ lớn lao nhất đã cùng đi với họ trong đồng vắng. Truyền khẫu Do thái dạy rằng nguồn nước lạ lùng đã đi chung với dân Do thái là vì cớ công sức của Miriam. Các trụ mây vinh hiển đã bảo hộ dân sự trong sa mạc là vì cớ công sức của Arôn. Bánh mana đã trưởng dưỡng dân Do thái trong sa mạc là vì cớ Môise.

Chúng ta biết giếng nước tồn tại vì cớ công sức của Miriam do nó bị cạn khô sau khi bà qua đời. Nhưng làm sao chúng ta biết các trụ mây vinh hiển đã tồn tại vì cớ Arôn chứ? Bậc thánh hiền người Do thái dạy rằng ngay sau khi Arôn qua đời, con cái Israel đã bị tấn công. Câu Kinh thánh chép: “. . . Cả hội chúng thấy A-rôn đã tắt hơi rồi…”. Các nhà hiền triết dạy rằng “cả hội chúng” không những đề cập đến dân Israel, mà còn đề cập đến các nước chung quanh nữa, và đặc biệt đến vua người Canaan. Khi ông ta hay được Arôn đã qua đời và các trụ mây bảo hộ vinh hiển kia đã rời đi, ông ta đã tấn công dân Israel.

Tại sao Arôn xứng đáng với sự hiện diện của Đức Chúa Trời – trong hình thức các trụ mây – để ngự giữa vòng dân sự, bảo hộ họ và che chở họ không bị tổn hại?

Bậc thánh hiền dạy rằng Arôn là người hoàn toàn thuận hoà. Ông làm sự hoà thuận giữa người chồng và người vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa láng giềng và bạn hữu. Arôn không tạo ra các trụ mây vinh hiển nhiều cho bằng sự hoà thuận mà ông tạo điều kiện thuận lợi đưa Đức Chúa Trời đến ngự giữa vòng dân sự. Tôi có đọc một trưng dẫn ghi rằng: “An toàn không gồm trong sự vắng đi nguy hiểm, mà là vắng đi sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Arôn, bằng cách tạo sự hoà thuận cho dân sự, đem lại sự hiện diện của Đức Chúa Trời, đổi lại điều đó đem lại sự an toàn cho dân sự.

Theo truyền khẫu Do thái, mọi linh hồn từng tồn tại và sẽ từng tồn tại hết thảy đều là chi thể của một thân. Hết thảy chúng ta là chi thể của một tổng thể. Giống như có nguy hiểm cho toàn thân khi hai chi thể không cùng hoạt động thích ứng, cũng một thể ấy, tất cả nhân loại đều chịu khổ khi có sự tranh cạnh giữa chúng ta. Mặt khác, khi chúng ta hiệp nhau đứng trong sự hoà thuận, Đức Chúa Trời ngự giữa vòng chúng ta, và hết thảy chúng ta an ninh hơn, mạnh mẽ hơn, và hạnh phúc hơn.

Chưa từng có một thời điểm quan trọng để đứng chung với nhau trong sự bình an. Hãy hiệp với chúng tôi tại The Fellowship khi người Do thái và Cơ đốc nhân hội hiệp vì cớ Israel và các giá trị Kinh thánh của chúng ta được chia sẻ. “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay! (Thi thiên 133:1). Khi chúng ta ăn ở như vậy, sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ đem sự bình an đến cho chúng ta.


Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

DÒNG SÔNG ĐỨC TIN



Dòng Sông Đức Tin
“Tháng giêng, cả hội dân Y-sơ-ra-ên tới đồng vắng Xin; và dừng lại tại Ca-đe. Mi-ri-am qua đời và được chôn tại đó” — Dân số ký 20:1

Mới đây, người bạn thân của tôi đã mất mẹ của mình. Khi cô ấy khóc than mẹ mình, bạn tôi nhận xét rằng không những sự hiện diện theo phần xác của người phụ nữ đã nuôi dạy mình mà cô ấy sẽ nhớ đến. Qua hai hàng nước mắt, cô ấy nói: “Ai sẽ là vầng đá của tôi bây giờ? Ai sẽ nói cho tôi biết mọi sự sẽ OK?” Một số người trong đời sống chúng ta truyền cảm hứng nhiều niềm tin nơi chúng ta đến nỗi chúng ta không biết phải chạy đến nơi nao nếu không có họ. Họ chan chứa chúng ta với hy vọng ban sự sống, cung ứng cho chúng ta can đảm để tiếp tục tin cậy nơi chuyến hành trình sự sống của chúng ta.

Đối với con cái của Israel, Miriam, chị của Môise, là người ấy, và trong phần đọc Kinh thánh nầy, Miriam đã qua đời rồi. Ngay sau cái chết của bà, chúng ta đọc thấy rằng nguồn nước cho dân tộc đã cạn khô. Bao lâu Miriam còn sống, một cái giếng nước đã đi kèm với dân tộc khi họ hành trình trong sa mạc, cung ứng mọi nhu cần về nước của họ. Nó tồn tại chỉ vì công trạng của Miriam, và khi bà qua đi, nước bạn sự sống lạ lùng kia cũng không còn có nữa.

Bậc thánh hiền Do thái chỉ ra rằng truyện tích Miriam đã khởi sự với nước rồi kết thúc với nước. Trước tiên chúng ta đã gặp Miriam là người chị chờ đợi bên bờ sông Ni-lơ khi đứa em bé bỏng của bà đã nổi trôi trong một cái rương mây. Tại sao Miriam có mặt ở quanh đó chứ? Bậc thánh hiền dạy rằng bà muốn nhìn thấy Môise được cứu như thế nào? Không phải nếu ông ấy sẽ được cứu đâu, mà là bằng cách nào kìa, vì bà có đủ đức tin trên thế gian rằng em mình sẽ được cứu.

Khi ấy bà dạn dĩ nói cho con gái của Pharaôn biết rằng Môise là một người Do thái và cần được một người nữ Do thái cho bú. Tại sao Miriam không sợ con gái của Pharaôn sẽ ném Môise xuống dòng sông theo như cha của nàng đã ra chiếu chỉ chứ? Một lần nữa, Miriam đã có đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Môise sẽ sống và giải cứu Israel.

Miriam tiếp tục là dòng sông đức tin cho dân tộc Israel xuyên suốt tình trạng nô lệ của họ. Chính bà là người truyền cảm hứng cho nữ giới biết sửa soạn trống cơm cho ngày được giải cứu. Bà đã khích lệ họ đừng bao giờ thối lui, một phải trông cậy vào ngày ấy, và khi sự cứu chuộc đến, Miriam đã lãnh đạo nữ giới trong việc ca hát.

Miriam đã truyền cảm hứng nhiều đức tin như thế giữa vòng dân sự đến nỗi sự bày tỏ ra về mặt thuộc thể của ân tứ thuộc linh ấy là cái giếng nước đã tồn tại bao lâu bà còn sống.


Quí bạn ơi, hết thảy chúng ta đều có khả năng trở thành dòng sông đức tin cho gia đình, bạn hữu, và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta có thể thốt ra lời đức tin và sự khích lệ. Chúng ta có thể lãnh đạo bằng tấm gương qua cách biểu lộ đức tin và lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể truyền cảm hứng cho những người ở chung quanh chúng ta và cung ứng cho họ với sự trông cậy ban sự sống. Giống như nước nuôi dưỡng thân thể, cũng một thể ấy, đức tin trưởng dưỡng phần linh hồn.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

KIM CƯƠNG TRONG DẠNG THÔ


Kim Cương Trong Dạng Thô
Nầy là lệ định của luật pháp mà Đức Giê-hô-va có truyền rằng: Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên và biểu dẫn đến người một con bò cái tơ sắc hoe, không tật không vít, và chưa mang ách” — Dân số ký 19:2

Nếu bạn đã từng ghé ngang qua cửa hàng bán đồ trang sức đắt tiền, chắc chắn là bạn thấy có ấn tượng bởi những viên kim cương lấp lánh khi chúng được đem ra trưng bày. Những người buôn kim hoàn đặt những viên kim cương đúng ở một góc độ trong chiếc hộp nhung để chúng bắt lấy ánh sáng và lấp lánh. Chúng ta nghĩ, thật là đẹp làm sao! Tuy nhiên, không có một viên kim cương nào được dựng nên theo cách ấy. Nó cần phải chịu một số công việc – tìm kiếm, mài dũa, cắt xén và đánh bóng – để sản xuất ra từng viên kim cương. Tuy nhiên, ngay cả viên kim cương tốt nhứt không phải là không có thiếu sót đâu.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta học biết về các luật lệ nói tới con bò cái tơ sắc hoe và đọc mạng lịnh của Đức Chúa Trời: “Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên và biểu dẫn đến người một con bò cái tơ sắc hoe, không tật không vít, và chưa mang ách”. Có một lời nói trong Do thái giáo, là có “70 khuôn mặt trong kinh Torah”, ý nói có nhiều góc cạnh cho bất kỳ câu Kinh thánh nào (giống như một viên kim cương!) và có nhiều cách để tìm hiểu chúng. Vì rabi lỗi lạc vào thế kỷ thứ 18 xuất thân từ Ba lan, được biết đến là Đấng tiên kiến xứ Lublin, đã giải thích cụm từ sau cùng của câu Kinh thánh trên đây theo một cách rất là đặc biệt, ông nói: “Hễ ai tự xem mình là không tì vít, người ấy không tiếp nhận lấy cái ách của Nước Trời. Vì nếu người ấy chịu tiếp nhận cái ách của Nước Trời với bất cứ kích cở nào đi nữa, người ấy sẽ nhìn biết rằng mình vẫn có nhiều tì vít”.

Trong thời xa xưa, người ta thường nghĩ rằng kim cương là những mảnh của các vì sao sa xuống từ trời. Thực ra, chúng không xa lắm đâu. Con người thì giống như những viên kim cương được phái xuống từ trời, và chúng ta được sai đi với một sứ mệnh – làm việc luôn và đánh bóng linh hồn chúng ta. Đây là cái “ách của Nước Trời”. Đó là nghĩa vụ và là gánh nặng của chúng ta. Tuy nhiên, chính khi chúng ta tiếp nhận trách nhiệm thiêng liêng thì chúng ta mới có thể thực sự đạt tới mức chiếu sáng lòe ra cách rực rỡ.

Cần phải nói rằng “luôn luôn có chỗ cho sự cải thiện; đó là căn phòng lớn nhất ở trong nhà!” Ai nấy đều có chỗ và các chi thể cần sàng lọc và đánh bóng. Việc duy nhứt tệ hại hơn một người với nhiều cạnh thô là kẻ nghĩ rằng mình (nam hay nữ) là trọn vẹn và không cần bất kỳ công việc nào nữa cả.

Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta giống như những viên kim cương lấp lánh xinh đẹp. Nhưng Ngài đã chọn dựng nên chúng ta giống như những viên kim cương trong dạng thô vì Ngài muốn chúng ta dự phần vào việc dựng nên chính mình. Đức Chúa Trời đã mong muốn chúng ta ngày càng tốt hơn, tấn tới, và chiếu sáng. Hôm nay, chúng ta hãy xét xem chỗ nào chúng ta cần phải đánh bóng và suy nghĩ về những lãnh vực nào cần phải chịu dứt bỏ. Cùng với Đức Chúa Trời, chúng ta có thể đổi những viên kim cương trong dạng thô thành một trong những viên đá quí, lấp lánh mà thế gian đã từng được xem thấy.










Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

SỰ TIẾP TRỢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG BẤT KỲ SA MẠC NÀO


Sự Tiếp Trợ Của Đức Chúa Trời Trong Bất Kỳ Sa Mạc Nào
“Họ nói nghịch cùng Đức Chúa Trời, Mà rằng: Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?— Thi thiên 78:19

Mới đây tôi có nghe nói về cuộc trao đổi mà một vị rabi đã có với một thành viên trong tổ chức cứu người do ông đứng đầu. Sau khi nhìn thấy các mục tiêu đầy tham vọng của vị rabi, thành viên ấy nói: “Chắc là chúng ta phải hạn chế bớt các mục tiêu ấy. Ông không thể cứu cả thế giới được!”

Vị rabi đó đáp: “Lý do tại sao ông nghĩ rằng chúng ta không thể cứu mọi người vì ông nghĩ rằng ông có thể cứu 300 mạng người. Nếu ông nhìn biết rằng ông không thể ngay cả nhấc ngón tay ông lên mà không có sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, thậm chí một người cứu lấy một mạng người, khi ấy ông sẽ hiểu rằng nếu Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta cứu lấy 300 người, Ngài có thể giúp chúng ta cứu cả triệu người”.

Khi chúng ta nhận biết rằng chúng ta không thể làm việc mà không có Đức Chúa Trời, đấy là khi chúng ta hiểu rốt lại bất cứ việc gì cũng là khả thi với Đức Chúa Trời.

Trong Thi thiên 78, tác giả Thi thiên thốt ra những điều hồ nghi mà nhân loại có về mọi khả năng của Đức Chúa Trời. Ông đang nếm trải một nghiên cứu về lịch sử, từ lúc con cái Israel rời khỏi xứ Aicập cho tới khi David sắp sửa lên ngôi, ông đang tính từng hồi từng lúc thể nào dân sự nghi ngờ Đức Chúa Trời mà ông đã trải qua. Mặc dù Đức Chúa Trời hay minh chứng sự thành tín và quyền phép của Ngài, dân sự đã quên phứt các phép lạ của Ngài và đã phản bội Ngài.

Chìa khoá để trụ lại mạnh mẽ trong đức tin và sự vâng phục là nhớ lại sự thành tín và các phép lạ của Đức Chúa Trời trong quá khứ và hết lòng tin rằng chúng có thể xảy ra trong hiện tại.

Trong câu 19 chúng ta đọc: “Họ nói nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà rằng: Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng câu nầy đã được các nước trong thế gian thốt ra khi dân Do thái còn sống trong sa mạc. Đức Chúa Trời há có thể tiếp trợ cho dân sự Ngài trong sa mạc ư?

Theo bậc thánh hiền, đáp ứng của Đức Chúa Trời được tỏ ra cách xứng đáng ở Thi thiên 23. Câu 5: “Ngài dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi”, đề cập tới mana lạ lùng kia mỗi ngày từ trời rơi xuống. Đức Chúa Trời đã chất đống mana giống như tuyết trên các đỉnh núi để các dân các nước có thể nhìn thấy sự tiếp trợ lạ lùng của Ngài cho dân Do thái. “Ngài xức dầu cho đầu tôi” đề cập tới thịt béo bở mà Đức Chúa Trời mưa xuống trên dân Do thái trong sa mạc. Đây là số lượng thịt dư dật mà các dân không thể không xem là một phép lạ. Và “chén tôi đầy tràn” đề cập đến cái giếng của Miriam, nó đầy tràn nước làm thỏa mãn cơn khát của dân tộc trong sa mạc. Không có nó, dân Do thái đã bị hư mất. Thực vậy, sự tồn vong của họ trong sa mạc đã minh chứng sự rời rộng của Đức Chúa Trời cho thế gian.

Sứ điệp rất rõ ràng. Đức Chúa Trời có thể tiếp trợ cho chúng ta trong bất kỳ sa mạc nào – dầu đó là mùa khô hạn tài chính hoặc nổi lo về sức khỏe dường như đang cạn kiệt. Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho – Ngài sẽ cung cấp trưởng dưỡng, chữa lành, yêu thương, và cho mọi nhu cần của chúng ta. Bất luận những gì kẻ nghi ngờ có thể nói, Đức Chúa Trời có lời nói sau cùng.


Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ TIẾP TRỢ CHO



Đức Chúa Trời Sẽ Tiếp Trợ
Thầy tế lễ sẽ khám vít ở trên da thân người; nếu lông vít đó đã trở thành trắng, và nếu vít hủng xuống sâu hơn da thân mình, ấy là một vít phung: thầy tế lễ khám rồi sẽ định người nầy là ô uếLêvi ký 13:3

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, trước tiên chúng ta được giới thiệu với căn bịnh thuộc linh, với các biểu hiện về mặt thuộc thể, được gọi là tzara’at theo tiếng Hy-bá-lai. Căn bịnh ô uế về da nầy là căn bịnh mà các thầy tế lễ phải khán cho. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta học biết các điều luật và lệ liên quan đến việc khán căn bịnh tzara’at nầy. Khi gốc rễ của căn bịnh là căn bịnh thuộc linh, công bố ra tình trạng và lo liệu sự chữa lành căn bịnh nầy chính là phần việc của cấp lãnh đạo thuộc linh ở trong xứ.

Một câu chuyện có trong truyền khẫu Do thái nói về một thầy tế lễ trong Đền Thờ, ông nầy rất lo lắng về tình trạng tài chính của gia đình mình. Ông nói với vợ như sau: “Tôi sẽ rời thị trấn rồi tìm cách kiếm tiền ở chỗ khác. Đồng thời, tôi sẽ dạy cho bà cách tuyên bố các tình trạng của da là sạch hay là dơ. Đủ thứ loại người sẽ đến cùng bà với đủ loại tình trạng về da, và bà chỉ phải tuyên bố tình trạng của từng cá nhân mà thôi”. Ông ta tiếp tục với bài học đầu tiên. “Bà biết đấy, từng sợi tóc được nuôi dưỡng từ một nang lông đặc biệt. Nếu toàn bộ sợi tóc có màu trắng, thì đó là một dấu hiệu cho thấy rằng người ấy quả thực đã có chứng bịnh ô uế về da”.
Ngay lúc đó, vợ của thầy tế lễ cắt ngang ông ta. Bà nói: “Ông không biết xấu hổ sao? Đức Chúa Trời đã tạo ra cái nang lông để nuôi dưỡng cho từng sợi tóc — trừ ra ông sao chứ? Nếu từng sợi tóc được nuôi dưỡng từ chỗ nó mọc ra, thì ông cũng y như vậy chứ”. Với bài học đến từ vợ của mình, thầy tế lễ kia đã hủy bỏ mọi chương trình ra đi rồi tiếp tục phục vụ Đức Chúa Trời như ông đã từng làm và tin rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho.

Người đàn bà khôn ngoan nầy đã dạy cho chồng mình một bài học từ đó hết thảy chúng ta có thể được phước. Trong quyển Jewish Grace after Meals [Ơn của người Do thái sau các bữa ăn], chúng ta khẳng định rằng Đức Chúa Trời “nuôi nấng toàn bộ thế gian bằng sự nhân từ Ngài — với ân điển, với sự nhân từ, và với lòng thương xót. Ngài cung ứng sự trưởng dưỡng cho mọi loài xác thịt, vì sự nhân từ Ngài hằng có đời đời”. Tuy nhiên, bất luận bao nhiêu lần chúng ta thốt ra những lời nầy mỗi ngày, có một sự khác biệt giữa việc thốt ra chúng và sống theo lời nói. Chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho, nhưng chúng ta cần phải sống theo cách ấy nữa.


Giờ đây, Do thái giáo giữ rằng chúng ta phải hết sức mình để kiếm sống, nhưng sau đó, chúng ta để cho Đức Chúa Trời lo phần còn lại. Chúng ta không nên lo lắng suốt ngày về cách thức chúng ta lo liệu mọi thứ được suông sẻ cho đến cuối tháng. Chúng ta không nên mất ngủ lúc ban đêm về cách chúng ta sẽ lo cho thân mình như thế nào khi chúng ta về hưu (đặc biệt nếu sự hưu hạ kia còn những mấy chục năm nữa!) Đức Chúa Trời vốn biết chúng ta cần gì rồi và Ngài biết rõ chúng ta đang sinh sống ở đâu nữa kìa. Chắc chắn Ngài có thể ban phát cho! Hãy chịu khó làm việc, cầu nguyện sốt sắng hơn, và hãy ngủ ngon lúc ban đêm. Đức Chúa Trời đang nắm lấy bạn trong lòng bàn tay của Ngài – ngươi sẽ chẳng thiếu thốn gì.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

VUA CÁC VUA


Vua các Vua
Song thấy Na-hách, vua dân Am-môn, đến đánh các ngươi, các ngươi nói cùng ta rằng: Không được; phải có một vua cai trị chúng tôi; mà thật Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã là Vua các ngươi — I Samuên 12:12

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, tiên tri Samuên đã có một bài diễn văn cho dân Israel. Trong bối cảnh đó, ông nhắc cho họ nhớ rằng ông đã để lại cho dân sự một vì vua để cai trị trên họ. Tuy nhiên, giọng nói không có tích cực lắm: “ . . . Song thấy Na-hách, vua dân Am-môn, đến đánh các ngươi, các ngươi nói cùng ta rằng: Không được; phải có một vua cai trị chúng tôi; mà thật Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã là Vua các ngươi”. Thực ra, âm điệu trong câu nói của Samuên giống như giọng nói đầy sự chỉ trích vậy.

Vấn đề, ấy là Kinh thánh truyền rằng dân Israel chỉ định một vị vua để cai trị trên họ. Trong Phục truyền luật lệ ký 17:15, chúng ta đọc, khá lập một vua lên cai trị ngươi . . .”. Nếu đây là điều mà Đức Chúa Trời đã hướng dẫn, thế thì tại sao Samuên lại xét đoán dân sự cách gắt gao vì họ đang làm một việc mà Đức Chúa Trời yêu cầu họ phải làm chứ?

Câu trả lời có thể được thấy trong I Samuên 8:7 khi dân sự lần đầu tiên xin có một vị vua. Đức Chúa Trời phán cùng Samuên:Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa”. Khi Samuên có chỗ hồ nghi, lời thỉnh cầu của dân sự xin cho có một vị vua hoàn toàn khác với dự tính của Đức Chúa Trời khi Ngài hướng dẫn họ lập một người làm vua. Dự tính của Đức Chúa Trời, ấy là nhà vua sẽ là một đại biểu và sự mở rộng về chính mình Ngài, thực hiện ý muốn của Ngài và dẫn dắt dân sự trên một con đường công bình và ngay thẳng. Tuy nhiên, khi dân sự xin có một vị vua, Đức Chúa Trời đã nhìn thẳng vào tấm lòng của họ. Họ không muốn có một sự mở rộng về Đức Chúa Trời; họ muốn có một sự thay thế.

Chúng ta hãy xỏ chơn vào đôi giày của người Do thái xưa kia trong một phút để hiểu rõ điều chi dẫn dắt họ phải chọn một người của thịt và huyết hơn là một Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời là đáng kính sợ và có đầy quyền phép, tử tế và yêu thương, nhưng chúng ta có thể không nhìn thấy Ngài cũng không ý thức Ngài ở mặt ngoài. Dân Israel đã tìm kiếm sự tái bảo đảm rằng có ai đó đang cai trị trên họ, ai đó mà họ có thể nhìn thấy và rờ đụng được. Một hữu thể con người, thiếu sót và dường như có thể tiếp cận và đáng tin tưởng được.

Tuy nhiên, khi nhìn lại, chúng ta biết ngay đấy chỉ là ảo tưởng. Kinh thánh cảnh cáo chúng ta nhiều lần không được đặt lòng tin của mình nơi con người, mà phải tin cậy chắc chắn nơi Đức Chúa Trời. Giống như một người bạn thân của tôi từng nói, người nào không tin nơi “Big G” God [Đức Chúa Trời]  — họ sẽ đặt sự tin tưởng của họ nơi “little g”government [nhà cầm quyền]. Và họ luôn luôn bị thất vọng.

Chúng ta hãy nhớ, trong thời điểm bất ổn nầy, chúng ta không nên đặt lòng tin vào các cấp lãnh đạo thuộc thế gian nầy. Họ chỉ là những con chốt ở trong tay Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đặt sự tin cậy của mình trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời, vị Vua duy nhất và chơn thật và là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.