Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

CUỘN NGŨ KINH SỐNG



Cuộn Ngũ Kinh Sống

Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên — Phục truyền luật lệ ký 31:19

Câu Kinh Thánh hôm nay cung ứng cho chúng ta mạng lịnh sau cùng được nhắc tới trong Ngũ Kinh, năm sách đầu tiên của Kinh thánh Hy-bá-lai.

Chỉ thị cuối cùng mà Đức Chúa Trời ban cho Môi-se là: Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho…”.  Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng bài ca Đức Chúa Trời đề cập chính là Kinh thánh. Đức Chúa Trời bảo Môi-se viết ra lời lẽ của Kinh Thánh. Bậc thánh hiền cũng chỉ ra một luật khác ra từ những huấn thị này – mỗi người trong từng thế hệ đều bị buộc phải viết Ngũ Kinh riêng cho bản thân mình [nam hay nữ].

Các ra-bi giải thích hai điểm liên quan đến mạng lịnh này. Thứ nhất, ấy là dù bạn thừa hưởng một cuộn Ngũ Kinh từ cha mẹ của mình, bạn vẫn có bổn phận phải viết ra cho riêng mình nữa. Điểm thứ hai, ấy là sự bó buộc này có thể được chu toàn bằng cách thu thập nhiều sách về Kinh Thánh rồi nghiên cứu chúng.

Tại sao các ra-bi lại gắt gao đến nỗi một cuộn Ngũ Kinh kế thừa chưa đủ để chu toàn bổn phận này, nhưng cũng rất thật khoan dung khi mua nhiều sách về Ngũ Kinh thay vì viết ra trên một cuộn giấy?

Muốn hiểu rõ câu trả lời chỉ bằng cách xem xét mục tiêu của mạng lịnh này.

Qua hành động viết lách, một tiến trình quan trọng diễn ra — tiến trình nội hoá. Đây là mục tiêu và là ý nghĩa của yêu cầu này. Đức Chúa Trời muốn từng cá nhân phải nội hoá Kinh Thánh. Để hít nó vào và thở nó ra. Để nhận biết việc ấy, hãy sống theo nó và yêu mến nó. Loại quan hệ này không thể được thừa hưởng từ cha mẹ của một người; nó chỉ có thể có được đạt được qua việc viết một Cựu Ướcộn Ngũ Kinh hoặc mua nhiều sách về Ngũ Kinh rồi tiếp thu chúng cách chăm chỉ.

Dù bằng cách nào, mục tiêu là đem Lời của Đức Chúa Trời vào trong thế giới của riêng một người.

Có một câu chuyện rất hay minh họa đẹp ý tưởng này. Trong thời kỳ Holocaust [diệt chủng Do thái], một vị ra-bi lỗi lạc lo rằng với sự hủy diệt của những quyển sách Ngũ Kinh, Kinh Thánh sẽ bị lãng quên. Vì vậy, ông đã hướng dẫn năm học trò hàng đầu của mình phải học thuộc lòng một trong năm sách của Môi-se, và họ đã làm theo.

Sau thời kỳ ấy, vị ra-bi cùng năm học trò này còn sống sót và đoàn tụ với những người sống sót khác vào ngày lễ Simchat Torah – lễ kỷ niệm hàng năm về Ngũ Kinh. Năm đó, cùng với việc chỗi dậy và nhảy múa quanh sách Ngũ Kinh, năm học trò đã học thuộc lòng Ngũ Kinh đã được mời đến và dự tiệc mừng vui vẻ.

Họ đã biết sống, hít thở những cuộn giấy Ngũ Kinh.

Đấy cũng là mục tiêu của chúng ta nữa. Mỗi người chúng ta có thể, và phải trở thành một quyển Kinh Thánh sống. Chúng ta cần phải sống theo mọi giới luật của nó và khuôn mẫu ý nghĩa của nó. Bằng cách này, chúng ta sẽ ghi lại từng lời lẽ của Kinh Thánh trên các trang giấy đời sống của chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét