Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

NGƯỚC NHÌN LÊN


Ngước Nhìn Lên
Vả, hễ đang khi Môi-se giơ tay lên, thì dân Y-sơ-ra-ên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân A-ma-léc lại thắng hơn — Xuất Êdíptô ký 17:11

Con cái Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập không lâu thì đối diện với kẻ thù kế tiếp: dân A-ma-léc. Trong phần mô tả trận chiến đã diễn ra, Kinh Thánh giải thích rằng bao lâu Môi-se giơ tay của ông lên, người Do-thái thắng hơn, nhưng khi tay ông xuội xuống, cuộc chiến nghiêng về phía dân A-ma-léc. Làm sao phần chiến cuộc lại do hai bàn tay của Môi-se quyết định chứ?

Bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng bàn tay của Môi-se không chịu trách nhiệm về sự thăng trầm của chiến cuộc; tấm lòng của dân sự mới chịu lấy trách nhiệm đó. Và tấm lòng của họ được kết nối với hai bàn tay của Môi-se. Khi hai tay của ông giơ lên – theo nghĩa đen và kiểu cách – họ ngước nhìn lên Đức Chúa Trời như là sự trông cậy và là Đấng cứu họ. Khi hai bàn tay của ông xuội xuống, đức tin của họ phải nao đúng đi. Không có đức tin, không một lượng mũi tên nào trên thế gian có thể xuyên thủng kẻ thù A-ma-léc cho được.

Bạn thấy đấy, A-ma-léc không giống với bất cứ dân nào khác, và trận đánh này không giống với bao chiến trận khác. A-ma-léc tiêu biểu cho mô hình nói tới điều ác trong thế gian theo Kinh Thánh. Cụ thể hơn, dân A-ma-léc tượng trưng cho một "thế giới vô thần", ở đó mọi thứ xảy ra rất tuỳ tiện và không có một việc gì như thưởng và phạt cả. Trong một thế giới vô thần, bất cứ điều gì xảy ra và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Chúng ta đang ở trong vai trò thương xót của các con xúc xắc.

Hơn nữa, truyền khẩu Do-thái dạy rằng giá trị tính bằng số của từ ngữ "A-ma-léc" y như giá trị của từ Hy-bá-lai nói tới "nghi ngờ".  (Trong tiếng Hy-bá-lai, từng mẫu tự được ký hiệu với giá trị bằng số, cung ứng cho từ ngữ một giá trị bằng số thường chỉ ra ý nghĩa sâu sắc kín giấu). Sở dĩ như vậy là vì tính cách vô thần của dân A-ma-léc khiến cho chúng ta hồ nghi sự tồn tại của Đức Chúa Trời và sự dính dáng của Ngài trong đời sống của chúng ta.

Đây là lý do tại sao cuộc chiến chống lại A-ma-léc cần phải chiến đấu với đức tin: Trận chiến ấy chỉ có thể thắng hơn bằng đức tin. Thuốc giải độc cho điều ác được sử dụng cho dân A-ma-léc là đức tin được dạy dỗ và được sống theo bởi Israel. Truyền khẩu dạy rằng A-ma-léc và Israel sẽ bị chèn trong trận chiến cho đến khi tận thế. A-ma-léc nói rằng Đức Chúa Trời chẳng có đâu; còn Israel nói rằng Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi. Hai ý tưởng này không hợp với nhau, và chỉ có một ý tưởng sẽ thắng hơn nổi bật lên.

Trận chiến giữa A-ma-léc và Israel đang nổi lên hôm nay, chỉn đây là một cuộc chiến thuộc linh, đã đánh nhau trong những chỗ sâu thẳm của tâm trí chúng ta. Ra-bi Chanina Bar Chama, một nhà hiền triết kinh Talmud vào thế kỷ thứ ba, đã từng nói: "Không ai làm cho ngón út mình bị đau, mà trước tiên không được lịnh từ trên cao". Ông dạy rằng sự tễ trị của Đức Chúa Trời trải đến từng chi tiết của đời sống chúng ta trên đất và không một điều gì xảy ra mà không có sự hiểu biết của Ngài. Chúng ta càng để cho sứ điệp này sát nhập vào đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta càng làm yếu đi thứ dân sót A-ma-léc kia. Khi đức tin của chúng ta được trọn vẹn, chúng ta sẽ kết thúc trận đánh khởi sự với Môise và chấm dứt với mỗi một người trong chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét