Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

GẶP NHAU NỬA ĐƯỜNG.


Gặp Nhau ở Nửa Đường
Nầy là luật lệ cho kẻ phung về ngày nó được sạch. Người ta sẽ dẫn người phung đến thầy tế lễ: thầy tế lễ sẽ ra ngoài trại quân mà khám bịnh cho. Nếu vít phung của người bịnh lành rồi… — Lêvi ký 14:2–3

Trong những câu đầu tiên của sách Lê-vi Ký 14, chúng ta đọc về tiến trình chữa lành của một người mắc bệnh đã bị buộc phải sống trong chỗ cô lập cho đến khi người đó [nam hay nữ] được chữa khỏi hoàn toàn. Câu hai bắt đầu bằng cách tóm tắt thủ tục làm sạch khi người bệnh bị "dẫn đến thầy tế lễ". Tuy nhiên, câu ba bắt đầu: "thầy tế lễ sẽ ra ngoài trại mà khám bịnh cho…".

Có phải bạn đã nắm được sự mâu thuẫn? Vậy, sự mâu thuẫn đó là gì vậy? Có phải người bệnh đến với thầy tế lễ hay thầy tế lễ đến với kẻ đau khổ kia? Câu trả lời là cả hai.

Một mâu thuẫn tương tự cũng được tìm thấy trong sách Ca thương: "Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy xây chúng tôi trở về Ngài thì chúng tôi sẽ trở về" (5:21). Có phải chúng ta cầu xin Chúa xây chúng ta trở lại với Ngài bằng cách thay đổi chúng ta từ trong ra ngoài hầu cho sự ăn năn là dễ dàng và tự nhiên cho chúng ta? Hay có phải chúng ta đang nói rằng chúng ta sẽ xây lại với Đức Chúa Trời theo sức riêng của mình, bất luận có khó khăn dường nào?

Một lần nữa câu trả lời là cả hai. Chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta trở lại với Ngài, và chúng ta cũng hứa thực hiện nỗ lực ăn năn bằng sức của riêng mình. Trong trường hợp người mắc bệnh, kẻ đau khổ đi về phía thầy tế lễ và thầy tế lễ cũng đi ra đến với người bệnh. Họ gặp nhau ở nửa đường.

Sứ điệp trong cả hai tình huống đều như nhau: Trong cuộc tìm kiếm để chữa lành linh hồn của chúng ta, chúng ta không phải làm điều đó một mình. Phải, chúng ta phải cố gắng hết sức và làm hết mình, nhưng chúng ta cũng sẽ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tinh thần dọc theo con đường đó.

Đôi khi chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi những thiếu sót và các sai lầm trong quá khứ mà chúng ta cảm thấy mình bị mắc kẹt, không thể đến gần Đức Chúa Trời được. Làm sao chúng ta có thể bắt đầu một cuộc hành trình dường như quá dài và rất khó khăn, một cuộc hành trình với đích đến mà có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đạt được cho dù bằng cách nào đi nữa?

Martin Luther King [con] từng nói: "Hãy bước đầu tiên với đức tin. Bạn không nhìn thấy hết cái cầu thang, chỉ cần đi bước đầu tiên". Những lời này là đúng với nhiều tình huống, và chúng đặc biệt hữu ích khi chúng ta bước thứ nhứt trong sự ăn năn. Nhất thiết chúng ta không phải biết chúng ta sẽ thành công như thế nào và lúc nào, và chúng ta không cần phải lo lắng về việc chúng ta phải trèo lên bao xa.

Bởi vì như chúng ta học hỏi từ phần Ngũ Kinh tuần này, Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta đi lên đỉnh cao. Chúng ta cần phải nắm lấy các bước đầu tiên và theo đúng hướng, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đi ra tiếp đón chúng ta và gặp chúng ta ở nửa đường.


Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

BÔNG GÒN TRƯỚC GIÓ


Bông Gòn Trước Gió
Khi một người nào da trên mình nổi sưng, mụt lở, hoặc một đốm trắng, dường sẽ trở thành trên da mình một vít phung, thì người ta phải dẫn người đó đến thầy tế lễ A-rôn, hay là đến một trong các con trai người là những thầy tế lễ” — Lêvi ký 13:2

Bất cứ ai đã từng trải qua thời gian ở học đường hoặc khu vui chơi lân cận chắc chắn sẽ nghe thấy câu nói này trước đây: "Gậy và đá có thể làm gãy xương của tôi, nhưng danh hiệu sẽ không bao giờ gây tổn thương cho tôi". Tuy nhiên, bất cứ ai đã bị lạm dụng bằng lời nói có thể cho bạn biết, điều đó không đúng đâu. Trong khi trẻ em có thể học tập để phục hồi từ những lần tấn công bằng lời nói như thế nầy, sự thực vẫn còn đấy: lời nói có thể gây tổn thương.

Phần lớn phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy tập trung vào một chứng bệnh tâm thần, tự nó biểu hiện như một chứng bệnh về thể chất. Đó là một chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến tài sản, nhà cửa, và thậm chí đến cơ thể của một người. Người nào mắc bệnh này được gọi là metzora theo tiếng Hy-bá-lai. Thuật ngữ này là một sự rút gọn của ba từ Hy-bá-lai khác: motzi-shem-ra, có nghĩa là "nói xấu về người khác". Điều này tỏ ra tội ác của kẻ mắc bệnh – kẻ dùng lời nói gây hại cho người khác.

Trong khi chúng ta biết lời nói có thể gây tổn thương, có phải người phạm tội thực sự là xấu không? Nói cho cùng, lời nói chỉ là lời nói. Chắc chắn, chúng có thể châm chích ở một thời điểm, nhưng sau đó chúng bay theo luồng gió thổi. Có phải không?

Một câu chuyện thuật lại về một người kia đi quanh quấy phá vị rabi của thị trấn quê nhà mình. Sau một thời gian, người nầy hối tiếc về hành động của mình và xin vị rabi tha thứ, và cho biết ông sẽ làm bất cứ điều gì để sửa chữa. Vị rabi bảo ông nầy lấy một chiếc gối và banh nó ra để cho bông gòn tan rãi trong gió. Người nầy đã làm theo như vị rabi đã nói rồi sau đó trở lại với vị rabi đó.

Vị rabbi nói: "Bây giờ hãy đi gom lại tất cả bông gòn ấy đi". Người kia đáp: "Nhưng điều đó là không thể làm được!" Sau đó, vị rabi đưa ra quan điểm của mình: "Và cũng một thể ấy với lời nói. Một khi chúng ra khỏi miệng của bạn, rút lại chúng là điều rất khó và ai biết chúng sẽ đi bao xa".

Đây là lý do tại sao Kinh Thánh xem tội nói xấu người khác như một hành vi xúc phạm nghiêm trọng, thậm chí xem đấy là một căn bệnh. Lời nói được sánh với các mũi tên; một khi bắn ra, hướng đi của chúng không còn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và hiệu quả của chúng có thể gây tử vong. Cái lưỡi thì mạnh y như một thứ vũ khí, Đức Chúa Trời đã dựng nên hai cánh cổng để chứa nó - một là răng của chúng ta, còn cái kia là đôi môi của chúng ta. Chúng ta cần cân nhắc cẩn thận lời nói của mình và suy nghĩ trước khi chúng ta mở miệng ra để nói.

Suy cho cùng, xương bị gãy có thể lại lành, nhưng lời nói gây tổn thương vẫn cứ tiếp diễn cho đến đời đời.


Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

NGUỒN SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA.


Nguồn Sức Mạnh Của Chúng Ta
Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nhờ cậy nơi Đức Giê-hô-va; Ngài là sự tiếp trợ và cái khiên của họ — Thi thiên 115:9

Lực lượng Quốc phòng (Israel Defense Forces; IDF) Israel là một trong những quân đội vĩ đại nhất trên thế giới. Từ các sứ mệnh cứu nguy táo bạo đến chiến thắng trận địa mọi hình thức, IDF đã làm ngạc nhiên thế giới hết lúc nầy tới lúc khác. Nhưng nguồn sức mạnh của Israel là gì? Đích thân Israel vẫn đang tìm kiếm cho ra.

Hai trận chiến vĩ đại nhất của Israel diễn ra tương đối nhanh chóng, song đã biểu hiện rất khác nhau. Năm 1967, Israel đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Sáu Ngày. Để đối phó với một sự đe dọa từ thế giới Ả Rập, quân đội Israel đã phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ. Toàn bộ cuộc chiến đã phải chiến thắng trong chưa đầy một tuần!

Người Do-thái và những người ủng hộ Israel ở khắp mọi nơi đều cảm thấy sợ hãi và kiêu căng. Có lẽ ít nhiều gì cũng có một chút tự hào. Khẩu hiệu của Israel sau cuộc chiến Sáu Ngày là "mọi vinh quang cho (Israel Defense Forces; IDF)". Chắc chắn, IDF đáng được tín nhiệm. Nhưng chưa đủ công trạng dành cho Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho chúng ta biết: "bởi Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đấng cùng đi với các ngươi, đặng vì các ngươi đánh kẻ thù nghịch và giải cứu cho" (Phục-truyền luật-lệ ký 20:4). Mọi chiến trường của Israel đều được chiến đấu và chiến thắng bởi Ngài.

Cuộc chiến Yom Kippur, giao chiến năm 1973, là một trải nghiệm hoàn toàn khác đối với Israel. Chiến tranh là bất ngờ; quân đội, chưa chuẩn bị trước. Syria tấn công và đông hơn Israel. Một trận chiến đặc biệt đáng nhớ đã diễn ra tại một nơi được gọi là "Trũng Nước Mắt", phù hợp với việc mất mạng trong cuộc chiến ác liệt đã diễn ra ở đó.

Cuộc tấn công đã xảy ra vào ban đêm, và quân Syria có hơn 1.000 xe tăng, được trang bị kỹ thuật nhìn thấu ban đêm. Israel thì không đầy 200 xe tăng, không một chiếc nào trong số đó có khả năng nhìn trong ban đêm. Y-sơ-ra-ên ít quân hơn và không được trang bị đủ. Song hãy đoán ai đã thắng? Đức Chúa Trời đã thực hiện các phép lạ lớn lao, và trong khi Israel phải chịu đựng đủ thứ nặng nề, Israel đã đánh bại kẻ thù của mình.

Những cuộc chiến như thế này là lý do tại sao khẫu hiệu của Israel lại thay đổi sau cuộc chiến Yom Kippur. Khẩu hiệu đó giờ là "Israel tin cậy nơi Đức Chúa Trời", dựa trên câu Kinh Thánh Thi thiên 115: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nhờ cậy nơi Đức Giê-hô-va; Ngài là sự tiếp trợ và cái khiên của họ. Mọi người đều nhận ra rằng Đức Chúa Trời có mặt ở đàng sau phép lạ. Chẳng có gì là tình cờ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày Yom Kippur, ngày thiêng liêng nhất trong năm. Hầu như mọi người Do-thái đã dùng ngày đó dấn thân vào sự cầu nguyện và kiêng ăn. Đó là các thứ "vũ khí" giúp chiến thắng trong cuộc chiến.

Hơn 3.000 năm trước, một David nhỏ bé đi ra chống lại một gã Gô-li-át giềng giàng. Ông nói: "Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên, mà ngươi đã sỉ nhục" (I Sa-mu-ên 17:45). Rồi Đa-vít dẫu có chênh lệch như thế, ông đã giết chết gã giềnh giàng hung dữ ấy.

Cũng một thể ấy và luôn luôn là như thế: nguồn sức mạnh và sự bảo vệ của Israel - và của chúng ta - là Đức Chúa Trời.