Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

TIẾNG THÉT THẦM LẶNG


Tiếng Thét Thầm Lặng
“Lòng dân ngươi kêu van đến Chúa. Hỡi tường thành con gái Si-ôn, hãy cho nước mắt ngươi ngày đêm chảy như sông! Đừng cho nghỉ ngơi; con ngươi mắt ngươi chẳng thôi  Ca thương 2:18

Vào cuối thập niên 1800, Edvard Munch tạo ra một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất. Bức tranh, vẽ một người với hai bàn tay ấp bên gò má, miệng mở rộng, và trên gương mặt là một cái nhìn kinh dị, được đặt tên là "Tiếng Thét Gào". Bức tranh, cũng được gọi là "La Hét" hoặc "Tiếng Kêu Gào" trình bày một bầu trời màu cam xôn xao với những người qua đường yên lặng đứng nhìn.

Trong khi bức tranh chỉ là trực quan, nói tới những kẻ xem tranh ấy có thể nghe thấy tiếng hét phát ra từ khung ảnh. Phải, tiếng thét là im lặng, nhưng tuy nhiên, ồ -- rất lớn tiếng và mạnh mẽ. Chính Munch giải thích rằng bức tranh đã được lấy cảm hứng từ những gì ông đã nghe thấy như "Tiếng thét thầm lặng của thiên nhiên".

Đúng là bức tranh này chuyển tải theo cách trực quan, bậc thánh hiền Do Thái thì dạy bằng lời nói. Đáng chú ý nhất, Rabi Nachman xứ Breslov, một rabi Do Thái nổi tiếng trong thế kỷ 18, sự dạy của ông vẫn còn rất phổ biến hiện nay, dạy về năng quyền của sự kêu cầu Chúa – ngay cả trong sự thầm lặng. Người ta có thể kêu gào với Đức Chúa Trời bằng "tiếng êm dịu nhỏ nhẹ" (I Các Vua 19:12) tuy nhiên âm thanh vang dội khắp thế giới và tạo ra tiếng vang ở trên trời.

Trong sách Ca thương chúng ta đọc: “Lòng dân ngươi kêu van đến Chúa”. Hãy chú ý, Kinh Thánh không nói rằng giọng nói của dân sự đã kêu rêu với Chúa hoặc đơn giản là dân sự đã kêu la với Đức Chúa Trời. Thay vì thế, câu Kinh Thánh đặc biệt lưu ý rằng tấm lòng của dân sự đã kêu van.

Tấm lòng tạo ra tiếng ồn ào bằng cách nào? Theo truyền khẫu Do Thái, một tấm lòng cảm thấy đau đớn rồi xây hướng về Đức Chúa Trời xin được cứu tạo ra âm thanh lớn nhất trên thế gian mà không cần phải thốt ra một lời nào hết. Thực vậy, một tiếng thở dài chân thành có thể là đủ để mang lại ơn cứu rỗi mà người ta có cần.

Đây là sức mạnh của tiếng thét gào thầm lặng. Chẳng có gì khác biệt so với tiếng kêu la đích thực với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ, chỉn khi dân Israel còn làm nô lệ ở Aicập kêu la với Đức Chúa Trời, thì chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời mới chuyển động được: "Sau cách lâu, vua xứ Ê-díp-tô băng; dân Y-sơ-ra-ên than thở kêu van vì phải phục dịch khổ sở; tiếng kêu van lên thấu Đức Chúa Trời. Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình …" (Xuất Êdíptô ký 2:23-24). Cũng giống y như thế, chúng ta có thể hết lòng kêu la với Đức Chúa Trời và đánh thức quyền phép cả thể của Ngài trong đời sống của chúng ta.

Nguyện chúng ta nhớ đến quyền phép của tiếng thét thầm lặng. Nguyện chúng ta nhớ phải kêu la với Đức Chúa Trời trong thời điểm rối rắm riêng tư của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thức sâu sắc rằng có nhiều người sống gần gũi với chúng ta và khắp toàn cầu đang kêu gào trong thầm lặng. Nguyện chúng ta nghe thấy âm thanh đau khổ của họ và vùa giúp cho họ. Nguyện Đức Chúa Trời nghe thấy tiếng kêu van của họ rồi giải cứu họ. Nguyện Ngài nghe thấy mọi lời cầu xin của chúng ta và đáp trả cho chúng. Amen!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét