Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

HÃY TRÁNH SỰ TRANH CẠNH



Hãy Tránh Sự Tranh Cạnh
“Người nào giữ mình khỏi tranh cạnh, ấy là sự tôn vinh của người; Chỉ kẻ điên cuồng sa vào đó mà thôi” — Châm ngôn 20:3

Tôi vẫn rùng người mình lại khi nhớ tới một việc đã xảy ra trong một nhà hội mà tôi đến dự cách đây nhiều năm. Như là truyền thống ở nhiều nhà hội, cộng đồng của chúng ta cùng dự bữa ăn thứ ba trong ngày Sa-bát với nhau tại nhà hội. Viên thư ký của nhà hội cũng là một thuộc viên nữa. Tuần kia, tôi lo kiếm cái nĩa bằng nhựa, gây khó chịu cho mọi người đến dự bữa ăn. Viên thư ký có mặt ở đó, và một nhân vật nổi bật trong cộng đồng đã quyết định đối mặt với cô ta.

Vị thuộc viên đã tức giận về việc giám sát và chế giễu viên thư ký vì để cho một việc như vậy xảy ra. Viên thư ký cảm thấy khủng khiếp và thay vì bào chữa cho bản thân mình, đã lên tiếng cáo lỗi. Nhưng điều đó là chưa đủ cho thuộc viên này, ông ta cứ tiếp tục hò hét và trách móc viên thư ký công khai vì sự cáo lỗi kia. Điều mỉa mai là người thốt ra phần lý luận kia trông rất dại dột chớ không phải viên thư ký đã quên sắp đặt mấy cái nĩa; chính vị thuộc viên kia đã nhặng xị lên như thế về một việc ngớ ngẩn như mấy cái nĩa nhựa. Khi ông ta bình tỉnh lại, tôi dám chắc rằng ông cảm thấy hổ thẹn vì hành động của mình.

Trong Châm ngôn, Vua Solomon đã viết: “Người nào giữ mình khỏi tranh cạnh, ấy là sự tôn vinh của người; Chỉ kẻ điên cuồng sa vào đó mà thôi”. Hầu hết các lập luận đều bắt nguồn từ cảm xúc kiêu ngạo hay giận dữ không kiểm soát được. Chúng ta muốn minh chứng quan điểm của mình và tìm kiếm ngay sự đúng đắn. Tuy nhiên, như vị vua khôn ngoan nói cho chúng ta biết, khi chúng ta tranh chiến không vì một lý do chính đáng nào cả, chúng ta chỉ gây rắc rối cho bản thân và tỏ cho thế gian thấy mặt xấu của mình mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta biết tự kiềm chế và tự trọng, thì sự tốt đẹp và bình an phủ lấy chúng ta.

Tôi từng nghe ý tưởng ấy biểu hiện theo cách nầy: Một con chó bulldog có thể rượt đuổi con chồn hôi bất kỳ ngày nào trong tuần, nhưng đôi khi nó nhận ra rằng cuộc chiến không chỉ có giá trị ở mùi hôi đâu. Chúng ta có thể lựa chọn dấn thân vào sự tranh cạnh, đặc biệt là khi chúng ta biết chúng ta cần điều gì để thắng cuộc tranh luận. Nhưng chúng ta bị bỏ lại với "mùi hôi". Chúng ta bị bỏ lại với sự tiêu cực và chỉ làm cho mình bị giảm sút ở trước mặt nhiều người khác. Đơn giản là tranh cạnh chẳng có giá trị gì cả.

Bậc thánh hiền Do Thái nắm lấy khả năng bước ra khỏi một cuộc chiến nghiêm trọng đến nỗi họ tuyên bố rằng nếu một người sẵn sàng nhượng bộ trong một cuộc tranh luận để tránh sự tranh cạnh, điều đó minh chứng rằng người ấy đang nắm lấy ưu thế lớn hơn người kia. Người nào biết nhượng bộ kẻ gây hấn đang sở hữu sức mạnh lớn hơn kẻ chọn tranh chiến.

Chúng ta cần phải học biết bước qua một bên khi chúng ta bị cám dỗ để bước vào những cuộc tranh luận phù phiếm và vô nghĩa. Lần tới, khi bạn sắp sửa dấn thân vào sự tranh cạnh, hãy tự hỏi mình xem "mùi hôi" có giá trị hay không!?! Có lẽ là là không, và tất cả chúng ta sẽ được khôn ngoan mà tránh việc tranh cạnh đi.


Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

TỪ GIẺ RÁCH ĐẾN GIÀU CÓ


Từ Giẻ Rách Đến Giàu Có
“Ngài nâng đỡ người khốn cùng lên khỏi bụi tro, cất kẻ thiếu thốn khỏi đống phân, đặng để người ngồi chung với các quan trưởng, tức với các quan trưởng của dân sự Ngài” — Thi thiên 113:7-8

Năm 1993 một thiếu nữ đã kết thúc cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình rồi trở về lại quê hương xứ sở của mình, ở đây cô phải vất vã lo nuôi đứa con gái sơ sinh chiếu theo ngân phiếu phúc lợi tương đương khoảng $US100/tuần. Cô sống trong một căn hộ như ổ chuột và phải nhọc nhằn chiến đấu hết mình lo chống lại cả trầm cảm và nghèo đói đang níu lấy cô.

Đến mùa đông, không đủ khả năng để sưỡi ấm căn hộ của mình, cô đã để ra nhiều giờ tại một thời điểm trong quán cà phê nhấm nháp cà phê nóng và làm việc theo một ý tưởng cô đã có để viết quyển sách trong khi đứa con hãy còn ngủ trên chiếc xe đẩy. Phải mất nhiều tháng để hoàn thành quyển sách đó, rồi nó đã bị mười hai nhà xuất bản đầu tiên cô gửi nó đến từ chối. Tuy nhiên, một nhà xuất bản đồng ý cho xuất bản quyển Harry Potter Và Hòn Đá Của Mụ Phù Thủy, và ba năm sau đó, Joanne Kathleen Rowling đã có thu nhập cao nhất trong số phụ nữ ở Anh quốc!

Người ta thích những mẫu chuyện từ giẻ rách đến giàu có như J.K. Rowling. Nó cung ứng cho chúng ta niềm hy vọng rằng nếu cuộc sống có thể thay đổi rất đáng kể cho một người, khi ấy cuộc sống của chúng ta có thể thay đổi theo. Trong khi chúng ta cố gắng để tin rằng bất cứ điều gì cũng là khả thi với Đức Chúa Trời, không có gì là hoàn toàn tái bảo đảm để ai đó nhìn thấy bàn tay của Ngài đang trong chỗ vận hành.

Thi thiên 113 là một thi thiên ngợi khen. Thực vậy, đây là một phần của 15 thi thiên đặc biệt được đọc vào các ngày lễ của người Do Thái tạo nên một nhóm gọi là Hallel, có nghĩa là "ngợi khen". Hầu hết các thi thiên kêu gọi chúng ta hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi sự tốt lành trong cuộc sống của chúng ta, luôn luôn và ở khắp mọi nơi. Nhưng còn về những người đang nếm trải thời điểm khó khăn thì sao? Làm sao họ ca ngợi Đức Chúa Trời cho được?

Tác giả Thi thiên công nhận có những lúc trong cuộc sống chúng ta rất là thách thức, và vì vậy, ba câu cuối cùng được dành để truyền cảm hứng ngay cả cho những người đang nếm trải những lúc khó khăn không thể ngợi khen Đức Chúa Trời được. Tác giả Thi thiên nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời “nâng đỡ người khốn cùng lên khỏi bụi tro, cất kẻ thiếu thốn khỏi đống phân”. Đức Chúa Trời đặt kẻ cơ cực trước đây cùng với hạng vương tử, và Đức Chúa Trời khiến người nữ son sẻ thành người mẹ hạnh phúc có nhiều con. Sứ điệp: Ngay cả khi tình huống của bạn có vẻ khủng khiếp ngay chính thời điểm này, hãy ngợi khen Đức Chúa Trời và cảm tạ Ngài vì khả năng thay đổi tình huống ấy của Ngài!

Khi cuộc sống rơi vào chỗ khó khăn, chúng ta có hai lựa chọn: Chúng ta có thể thất vọng hay chúng ta có thể hy vọng. Chúng ta có thể chịu thua hoặc chúng ta có thể tin rằng mọi thứ rồi sẽ ra khá hơn. Điều chi sẽ xảy ra với J.K. Rowling nếu cô ấy chịu thua? Thi thiên 113 kêu gọi chúng ta nên chọn hy vọng, đức tin, và thái độ biết ơn. Nếu Đức Chúa Trời có thể làm cho một người nữ son sẻ trở nên người mẹ có nhiều con hoặc đổi kẻ nghèo thành một vương tử, thì kết cuộc phước hạnh nào sẽ là khả thi cho bạn đây?



Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

SỐNG THEO ĐỨC TIN MÌNH


Sống Theo Đức Tin Mình
“Vậy, hãy cho chúng ta hai con bò đực; họ phải chọn một con cho mình, sả ra từ miếng, sắp để trên củi, nhưng chớ châm lửa. Còn ta, ta sẽ làm con bò kia, để nó trên củi, nhưng không châm lửa. Đoạn, hãy kêu cầu danh của thần các ngươi, còn ta, ta sẽ kêu cầu danh của Đức Giê-hô-va. Thần đáp lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời. Cả dân sự đều đáp rằng: Lời nói rất phải — I Các Vua 18:23–24

Phần đọc Kinh Thánh tuần này là một câu chuyện kịch tính nhất trong Kinh Thánh. Nó diễn ra trong thời tiên tri Êli khi cấp nhà lãnh đạo Israel là Vua A-háp và Hoàng hậu Giêsabên gian ác. Không những họ thờ lạy hình tượng và khuyến khích sự thờ lạy hình tượng trong đất của Israel, mà họ còn giết chết các tiên tri chơn thật của Đức Chúa Trời. Ảnh hưởng của họ là mạnh mẽ, và hầu hết Israel đã sa vào sự thờ lạy hình tượng.

Êli đã quyết định bấy nhiêu đó là quá đủ rồi, vì vậy ông mời các tiên tri của A-háp tham gia vào một cuộc đối đầu giữa thần Ba-anh và Đức Chúa Trời của Israel. Chương trình cho các tiên tri của Ba-anh và Êli, mỗi bên chuẩn bị dâng của lễ trên núi Cạtmên và rồi kêu cầu thần của họ, thắp lửa thiêu đốt của lễ. Thần nào đáp trả sẽ quyết định là Thần chơn thật của Israel.

Không cần phải nói, các tiên tri của Ba-anh đã không thành công. Họ ca hát, nhảy múa, gào thét, và cắt thịt mình, nhưng chẳng có gì xảy ra. Êli nhúng ướt của lễ mình trong nước rồi sau đó kêu cầu với Đức Chúa Trời. Trong chớp mắt, một ngọn lửa giáng xuống từ trời, thiêu đốt của lễ, nước, và mọi thứ xung quanh nó! Dân sự bị thuyết phục và ngay lập tức tuyên bố: "ĐỨC GIÊHÔVA – Ngài là Đức Chúa Trời!" (I Các Vua 18:39).

Hầu như khi chúng ta đọc phân đoạn này, mục tiêu là nhắm về đức tin của dân sự. Sau khi đọc câu chuyện, chúng ta suy gẫm về phần hiển hiện tuyệt vời về quyền phép lạ lùng của Đức Chúa Trời với  sự rõ ràng và tin rằng dân sự đã trải nghiệm khi chứng kiến ​​phép lạ này. Tuy nhiên, chúng ta hãy tập trung vào một góc khác của câu chuyện - không phải nhắm vào đức tin của dân sự, mà nhắm vào trên đức tin của Êli. Hãy suy nghĩ về đức tin Êli đã có để dựng lên cuộc đối đầu nầy và tin cậy Đức Chúa Trời đến qua ông với nhiều phép lạ thể ấy!

Sự tỏ ra đức tin của Êli có lẽ là đáng chú ý hơn so với đức tin của dân sự. Trong Do thái giáo, có hai từ biểu hiện ý tưởng của đức tin: emunahbitachon. Có một sự khác biệt sâu sắc giữa hai từ ngữ nầy: emunah là tin tưởng nơi Đức Chúa Trời và Ngài đang điều hành thế gian; bitachon là hành động phù hợp với niềm tin đó. Thí dụ, một người bán thịt người tin rằng thu nhập của anh tất cả đều đến từ Đức Chúa Trời có emunah. Tuy nhiên, nếu ông lo sợ khi có người cạnh tranh mở tiệm trên đường phố, thế thì ông ta đang thiếu bitachon. Bitachon có nghĩa là tỏ ra niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời sẽ ngự đến vì chúng ta từng hồi từng lúc. Đó là loại đức tin mà Êli đã tỏ ra.

Tuần này, chúng ta hãy thử lòng mình sống theo đức tin giống như Êli – không những trong ý tưởng trừu tượng, mà ở các hành động cụ thể, cảm xúc và tình cảm. Chúng ta hãy đưa đức tin mình lên một cấp độ cao hơn và nhận biết không chao đảo rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền vận hành và chúng ta không có gì để lo sợ cả.