Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

SUY NGHĨ VÀ CẢM TẠ



“Suy Nghĩ Và Cảm Tạ”
Mỗi buổi sáng thầy tế lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm, sắp của lễ thiêu lên trên, và xông những mỡ về của lễ thù ân tại đó — Lêvi ký 6:12

Sir Moses Montefiore sinh ra là người Anh, là một trong những lãnh tụ hiện đại quan trọng nhất mà người Do thái từng nhìn biết. Xây dựng sự giàu có cho mình rất sớm, Montefiore đã dành đa số trong cả 100 năm của mình vào việc giúp đỡ cho người Do thái có cần trên khắp thế giới. Năm 1827, Montefiore đến thăm Đất Thánh và đã bị tác động rất sâu sắc. Ông trở thành nhân vật hỗ trợ trung thành cho quê hương của người Do thái và đã thiết lập khu định cư đầu tiên bên ngoài các bức tường của thành Jerusalem. Về mặt thuộc linh, Montefiore cũng bị chạm đến qua lần thăm viếng của ông, rồi từ đó trở đi ông đã để ý đến các luật lệ của Ngũ Kinh.

Có lần kia, một vị rabi nổi tiếng đến ngụ tại nhà của Montefiore nhằm vào ngày Sa-bát. Montefiore, vốn khiêm nhường, đã hỏi vị rabi ấy không biết là ông có để ý thấy có gì sai trái về ngày Sa-bát hay không!?! “Cho phép tôi hỏi thăm, không biết là ông có thấy điều chi nhơn ngày Sa-bát mà không phù hợp lại được ghi ra trong NGũ Kinh hay không?” Montefiore đã lên tiếng hỏi vị rabi đó. Vị ra bi đáp như sau: “Tôi không thấy có điều gì mà không phù hợp với những gì đã được ghi ra trong Ngũ Kinh!

Khi ấy, vị rabi giải thích cho người chủ nhà mà mình đang trú ngụ kia như sau: “Ngũ kinh có chép:  “Giê-su-run đã mập mạp và cất đá (Phục truyền luật lệ ký 32:15). Câu nầy có ý nói rằng khi dân Do thái được thịnh vượng vì cớ ơn phước của Đức Chúa Trời, họ đã chễnh mãng trong sự thờ phượng Đấng Tạo Hoá của họ. Tuy nhiên, tôi đã sử dụng ngày Sa-bát với một người mà Đấng Tạo Hoá đã chúc phước cho với sự giàu có rất lớn, và tuy nhiên mọi sự đã được thực hiện trong sự thờ phượng Đấng Chí Cao. Vì vậy, ông thấy đấy, không có gì tôi nhìn thấy ở đây vào ngày Sa-bát mà chẳng phù hợp với những gì đã được ghi ra trong Ngũ Kinh!”

Một trong những việc đáng kinh ngạc nhất về Montefiore, ấy là ông đã không noi theo dấu vết xưa của những kẻ giống như Giê-su-run được nhắc tới trong Ngũ Kinh, là người đã thịnh vượng mà lại lạc sai đối với Đức Chúa Trời. Thay vì thế, Montefiore đã khai thác mọi phước hạnh và sự giàu có của mình cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời với sự khiêm nhường và biết ơn.

Trong phân đoạn Ngũ Kinh tuần nầy, chúng ta học biết đấy là một phần của sự thờ lạy hàng ngày: Mỗi buổi sáng thầy tế lễ sẽ lấy củi chụm lửa thêm, sắp của lễ thiêu lên trên, và xông những mỡ về của lễ thù ân tại đó”. Biểu tượng ở đàng sau cách làm hàng ngày như thế nầy, ấy là chúng ta phải xông mỡ – tự mãn và kiêu ngạo – bằng không có thể khiến cho chúng ta bị “đá” đi và nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời. Khi chúng ta còn nghèo khó và đói khát, có một sự nương cậy tự nhiên và hoàn toàn vào Đức Chúa Trời là điều rất dễ dàng. Song khi chúng ta mập mạp lên và đầy đủ rồi, quên Đức Chúa Trời đi là điều rất hay có.


Trên chiếc áo choàng của Montefiore là mấy từ nầy được gắn lên đó giống như phương châm của ông vậy: “Suy Nghĩ Và Cảm Tạ”. Nguyện câu nói ngắn gọn đó cũng là phương châm của chúng ta nữa. Mỗi ngày, chúng ta phải “xông mỡ” của ngày hôm qua, hãy suy nghĩ về sự nương cậy của chúng ta vào Đức Chúa Trời mỗi ngày, rồi hãy cảm tạ Ngài vì các ơn phước dư dật của Ngài hôm nay. Theo phương thức nầy, Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục chúc phước cho chúng ta và làm thoả mãn chúng ta trong khi chúng ta trụ lại trên đường chạy và sử dụng mọi phước hành của chúng ta để làm lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét