Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

CẢM XÚC NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC


Cảm Xúc Nỗi Khổ Của Người Khác
 “Vì các ngươi nói rằng: Nếu chúng tôi chẳng gieo, chẳng gặt mùa màng, thì trong năm thứ bảy sẽ lấy chi mà ăn? — Lêvi ký 25:20

Vào thế kỷ thứ 18 Rabi Menachem Nachum ở Chernobyl đã được mọi người biết đến vì một việc lành rất đặc biệt khi ông đã thực hiện sứ mệnh của mình — chỉ thị giải cứu những ai bị bắt cóc đòi tiền chuộc hoặc bị bỏ tù bất công. Không may, đối với người Do thái ở châu Âu lúc bấy giờ, đây chẳng phải là việc xảy ra bất thường đâu. Việc cứu chuộc những người Do thái vô tội nầy đã bị xem là quan trọng vì nó đáp ứng các mạng lịnh của Kinh thánh trong việc trợ giúp cho kẻ nghèo, giải cứu nhiều sinh mạng, và yêu thương anh em mình. Đối với vị rabi ở Chernobyl, sẽ chẳng có một hành động nào tử tế hơn thế.

Rabi Nachum đã dâng đời sống mình vào việc quyên tiền và đi hết thị trấn nầy đến thị trấn khác để chuộc lấy những người Do thái. Ông đã thành công rất lớn và đã cứu sống nhiều sinh mạng. Thế rồi một ngày kia, chính vị rabi bị ném vào nhà tù với một số bản án được dựng lên. Làm sao việc nầy có thể xảy ra được chứ? Người đã dâng mạng sống mình để cứu vớt nhiều người khác ra khỏi ngục tù, bản thân ông đã bị bắt nhốt?

Truyền khẫu Do thái ghi lại rằng một người có nghĩa đã đến thăm vị rabi. Chúng ta không biết người ấy là ai, nhưng chúng ta biết những gì người ấy nói. Người ấy nói cho vị rabi biết rằng Tộc Trưởng Ápraham cũng đã có một việc lành rất độc đáo. Đối với Ápraham, không điều gì quí hơn việc cung ứng sự mến khách. Ápraham, với túp lều và tấm lòng cởi mở luôn luôn, đã sống để tiếp đãi nhiều người và phục vụ họ. Ông luôn luôn tìm kiếm những cách thức để thực thi việc lành sao cho tốt hơn thêm. Đức Chúa Trời đã làm gì chứ? Ngài đã sai phái Ápraham từ quê hương mình ra đi trên một chuyến hành trình thật dài để đến một nơi mà ông không hề biết trước. Dọc đường Ápraham, một ông chủ, đã phải trở thành Ápraham, vị khách. Và vì cớ kinh nghiệm ấy, Ápraham đã trở thành một ông chủ tốt hơn nhiều so với những gì ông đã có.

Cũng một thể ấy, người nầy giải thích, Đức Chúa Trời đã đặt vị rabi ở Chernobyl chỉ tạm thời ở trong hoàn cảnh bấp bênh nầy để rồi ông sẽ trở thành năng động và nhiều ngẫu hứng hơn để làm việc vì ích cho tha nhân một khi ông được thả ra.

Cảm thông sản sinh ra từ kinh nghiệm.

Đây là một lý do tại sao Đức Chúa Trời thực thi luật shmita, đòi hỏi cả nước Israel phải thôi không lao động trên đất đai và lo liệu một cuộc sống trong năm thứ bảy. Trong 6 năm, người nghèo sẽ lo toan và tìm kiếm Đức Chúa Trời mỗi ngày về đồ ăn. Đến năm thứ bảy, kẻ giàu phải làm y như thế. Sau khi kinh nghiệm sự nương cậy và nỗi lo của người nghèo, kẻ giàu sẽ được trang bị với sự cảm thông sâu sắc hơn để bảo đảm sự bố thí rời rộng cho sáu năm tới đây.

Quí bạn ơi, chúng ta hãy nhớ lại và tiếp thu từ những kinh nghiệm khó khăn của chính chúng ta hầu cho chúng ta sẽ bố thí nhiều hơn cho người khác. Có phải bạn đã sống cô độc, nghèo khó, và tật bệnh không? Đừng bận rộn với những ký ức không hay đó. Thay vì thế, hãy nhớ đến chúng và hãy để cho chúng hướng dẫn bạn nhắm vào việc trợ giúp cho nhiều người khác và chữa lành thế giới của Đức Chúa Trời.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét