Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

KỶ NIỆM SỰ SÁNG LÁNG CỦA NGŨ KINH


Kỷ Niệm Sự Sáng Láng Của Ngũ Kinh
Vừa sáng sớm, khá gieo giống ngươi, và buổi chiều, chớ nghỉ tay ngươi; vì ngươi chẳng biết giống nào sẽ mọc tốt, hoặc giống nầy, hoặc giống kia, hoặc là cả hai đều sẽ ra tốt — Truyền đạo  11:6

Hàng năm, vào ngày thứ 33 của việc “đếm Ôme”, người Do thái ở khắp nơi trên thế giới kỷ niệm ngày lễ có tên là Lag BaOmer, sát nghĩa, là ngày thứ 33 của Ôme [Omer]. Đặc điểm chính của ngày lễ nầy là tổ chức lửa trại vào đêm trước ngày lễ. Ngày lễ có thể được cảm nhận sâu sắc nhất trong xứ Israel, ở đó, khi khởi sự từ lúc kết thúc Lễ Vượt Qua, người ta thấy học sinh thu thập tất cả các loại gỗ, từ các nhánh cây cho đến những miếng gỗ vỡ từ đồ trang trí nội thất. Vào đêm Lag BaOmer, cả xứ nhóm lên lửa trại, một số trong đó có nhiều câu chuyện rất là hay!

Ý nghĩa của ngày lễ nầy là gì chứ?

Lễ nầy khởi sự với một người có tên là Rabi Akiva, ông sống vào cuối thế kỷ thứ nhất. Rabi Akiva là học giả Ngũ Kinh rất lỗi lạc trong thời của ông và đã có khoảng 24.000 học viên theo học nơi ông. Ông chuyển cho họ những bí quyết sâu kín của Kinh thánh và truyền khẫu Do thái. Nhưng vào năm kia, trong khoảng thời gian gọi là “đếm Ôme”, hết thảy học viên đều ngã chết, cho tới người cuối cùng trong số họ. Cái chết sau cùng đã diễn ra nhằm vào ngày thứ 33 của việc đếm Ôme. Nhưng đấy chẳng phải là lý do tại sao chúng ta làm lễ kỷ niệm. Họ thôi không ngã chết nữa chỉ vì chẳng có ai còn lại!

Akiva đã làm gì chứ? Có phải ông ấy tự nhốt mình trong sự khóc than cái chết của các học trò yêu dấu của mình không? Có phải ông chìm trong thất vọng nơi sự mất mát công việc của cuộc sống ông chăng? Không. Ông đi về phía Nam xứ Do thái rồi tìm 5 học viên mới và bắt đầu công việc dạy dỗ trở lại. Trong sách Truyền đạo, chúng ta đọc: Vừa sáng sớm, khá gieo giống ngươi, và buổi chiều, chớ nghỉ tay ngươi;. . .”. Rabi Akiva đã giải thích câu nầy như sau: một người có thể dạy dỗ các môn đồ trong khi hãy còn trẻ và tiếp tục dạy dỗ dầu trong lúc tuổi già: “ . . . vì ngươi chẳng biết giống nào sẽ mọc tốt, hoặc giống nầy, hoặc giống kia, hoặc là cả hai đều sẽ ra tốt. Trong trường hợp của Akiva, các học viên thời trẻ của ông thảy đều chết ráo, song từ 5 học viên nầy trong lúc ông cao tuổi, thảy đều có các sự dạy và truyền khẫu của ông đang tồn tại cho đến ngày nay.

Người nổi bật nhất trong 5 học viên kia của Akiva là Rabi Shimon Bar Yochai. Ngày cuối của cuộc đời ông là ngày thứ 33 của việc đếm Ôme. Vào ngày ấy, truyền khẫu dạy rằng một ngọn lửa lớn vây quanh ngôi nhà của ông khi ông tỏ ra mọi tri thức và khôn ngoan của mình cho các học viên của ông. Lửa làm biểu tượng cho ánh sáng của Ngũ Kinh và sự tồn tại của ánh sáng nầy là những gì chúng ta đang tưởng niệm hôm nay.

Câu chuyện nói tới ngày lễ nầy dạy cho chúng ta phải bền đỗ dầu ngay cả khi chúng ta gánh chịu những thứ bất tiện. Rabi Akiva có thể đã thối lui sau khi ông gánh chịu nỗi mất mát các học trò của mình. Thế nhưng ông đã bền đổ, rồi vì cớ ấy, kho báu tri thức thiêng liêng đã được cứu.

Đừng bao giờ thối lui khi có những việc trở nên khó khăn và cuộc sống đi vào chỗ ảm đạm. Hãy thắp lên một ngọn lửa mới rồi hãy làm lại từ đầu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét