Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CỦA BẠN



Giương Cao Ngọn Cờ Của Bạn
 “Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng trại gần bên ngọn cờ mình, ở dưới bảng hiệu của tông tộc mình, đối ngang nhau vây chung quanh hội mạc — Dân số ký 2:2

Trong phân đoạn Kinh thánh Ngũ Kinh tuần nầy, chúng ta học biết rằng dân Israel đã được phân công vào những vị trí đặc biệt trong trại quân của họ vây quanh Đền Tạm là phần nằm ở trung tâm. Chúng ta có thể hiểu rõ ý tưởng mỗi chi phái cần khoảng không gian cho chính họ, và Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan cả thể của Ngài, đã đặt để mỗi một chi phái trong khoảng không gian thích ứng với địa điểm và vai trò thuộc linh của họ trong cả dân tộc. Kinh thánh cho chúng ta cũng biết rằng mỗi chi phái đều có ngọn cờ hay bảng hiệu của mình. Mục đích của ngọn cờ là gì và tại sao Đức Chúa Trời đã truyền cho mỗi chi phái phải có một ngọn cờ?

Đối với hầu hết mọi thời kỳ đã được ghi chép lại, chúng ta khám phá ra rằng ngọn cờ là một phần của lịch sử. Chúng đã diễu hành với quân đội qua nhiều cuộc chiến, và chúng đã được giương cao lên trong nhiều lãnh thổ đã đánh chiếm được. Chúng đã góp phần như một biểu tượng của lòng tự hào và quyền làm chủ của các nước đã giương cao chúng lên. Thậm chí có ngọn cờ đã xuất hiện trên mặt trăng nữa!

Nhưng đâu là nguồn gốc của việc dân Israel sử dụng các ngọn cờ ấy? Dân Do thái sử dụng ngọn cờ của họ không giống như bao dân tộc khác. Bậc thánh hiền dạy rằng khi Đức Chúa Trời ban Ngũ Kinh cho dân Israel tại Núi Sinai, 22.000 thiên sứ phục vụ đã có mặt, và mỗi thiên sứ đều có mang một ngọn cờ.

Trong khi chúng ta thừa nhận chẳng biết gì nhiều về các thiên sứ, có một vài việc mà Kinh thánh cho chúng ta biết. Một, ấy là chẳng có thiên sứ nào có nhiều hơn một sứ mệnh. Các ngọn cờ mà những thiên sứ mang tiêu biểu cho mục đích hay sứ mệnh đặc biệt của họ. Đây là những gì dân tộc Israel đã nhìn thấy và những gì họ mong ước. Họ muốn một ngọn cờ cho từng chi phái, ngọn cờ ấy xác định bản chất của từng chi phái và mô tả vai trò cùng sứ mệnh của chi phái ấy giữa vòng cả dân tộc.

Mục đích rõ ràng như thế nầy là điều mà hết thảy chúng ta đều có liên quan đến. Một trong những lời cầu nguyện đầy năng quyền nhất mà một người có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời để tỏ ra sứ mệnh riêng của họ [nam hay nữ]. Vào thời điểm nào đi nữa, nhiều người trong chúng ta đã cầu xin Đức Chúa Trời sẽ tác động qua chúng ta và sử dụng chúng ta vì các ý định của Ngài; nghĩa là chúng ta sẽ có khả năng thực hiện một sự đóng góp có ý nghĩa cho thế gian theo cách duy nhứt chúng ta có thể.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta, Ngài đã có một mục đích cho chúng ta. Một khi chúng ta hiểu rõ các ta-lâng và khả năng đặc biệt của mình, thì cuộc sống sẽ đơn giãn hơn. Những quyết định thì dễ dàng hơn và chúng ta đưa ra những sự lựa chọn sống động hơn. Chúng ta hoàn toàn sống cuộc sống ngày càng hiệu quả hơn, thay vì phung phí thì giờ vào những cuộc theo đuổi không có ý nghĩa. Chúng ta có lối sống thoả lòng và đầy trọn, với sự nhìn biết rằng chúng ta đang làm chính xác những gì chúng ta được đặt để ở đây để lo làm.


Hãy tìm kiếm kinh nghiệm ngắn ngũi nầy: Nếu bạn có một ngọn cờ riêng, thì ngọn cờ đó giống với cái gì vậy? Phần nhiều các ngọn cờ của từng dân tộc chứa nhiều màu sắc, các con thú, đồ vật, hay cây cối chẳng hạn. Điều gì làm biểu tượng cho sự mệnh cuộc sống của bạn vậy? Việc tạo ra một hình ảnh gói gọn mục tiêu của cuộc sống có thể giúp chúng ta định hướng và sống có mục đích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét