Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

KHI BÁNH XE ĐỔI CHIỀU


Khi Bánh Xe Đổi Chiều
“Bèn là Đức Chúa Trời đoán xét: Ngài hạ kẻ nầy xuống, nhắc kẻ kia lên”  — Thi thiên 75:7

Câu chuyện dân gian của người Do thái thuật lại về một đôi vợ chồng trẻ đã sống vào khoảng thế kỷ thứ 12. Hai vợ chồng mới vừa kết hôn và vẫn còn tìm hiểu nhau. Người vợ biết chồng mình trước đây cực kỳ nghèo khó tới chỗ phải đi ăn xin. Người chồng biết vợ mình trước khi kết hôn đã bị người bạn đời bỏ rơi. Bây giờ, người chồng mới đã là một doanh nhân cực kỳ thành công, và cả hai đã sống rất hạnh phúc.

Người vợ có một truyền thống. Mỗi ngày nàng sẽ dọn bữa tiệc vào buổi trưa và chồng nàng sẽ kết thúc công việc làm ăn trở về nhà rồi thưởng thức bữa ăn với vợ mình. Một ngày kia, khi họ mới ngồi vào bàn, thì có tiếng gõ cửa. Người chồng mở cửa ra thì thấy một gã ăn mày đang xin thức ăn. Người chồng mới nhớ lại mình đã sống trong những cảnh ngộ đó, nên nói cho gã kia biết gã có thể thưởng thức toàn bộ bữa ăn do vợ mình dọn; khi ấy gã nghèo nàn kia đã ăn xong món sau cùng, hai vợ chồng còn biếu cho gã một túi đầy những đồng tiền để gã ra về.

Sau khi gã ăn mày đi rồi, người chồng để ý thấy vợ mình có nét mặt hơi lạ thì lên tiếng hỏi nàng có gì không phải chăng? Nàng đáp: “Trong cuộc hôn nhân đầu tiên của em, em cũng dọn một bữa ăn vào ban trưa như em đang làm cho chúng ta. Một ngày kia, có gã ăn xin đến trước cửa nhà mình khi em ngồi dùng bữa với chồng em. Tuy nhiên, chồng em quát đuổi gã nghèo ấy đi mà chẳng có bố thí thứ gì hết. Sau đó, chúng em mất hết tiền bạc và chồng em đã bỏ em”.

Người vợ nói tiếp: “Gã ăn xin mới đến hôm nay là người chồng trước của em”. Chồng nàng đáp: “Anh biết”. Vợ hỏi: “Nhưng làm sao biết?” Chồng nàng đáp: “Anh là gã ăn xin đã đứng trước cửa”.

Trong Thi thiên 75, chúng ta đọc: “Bèn là Đức Chúa Trời đoán xét: Ngài hạ kẻ nầy xuống, nhắc kẻ kia lên”. Bậc thánh hiền Do thái bình luận rằng giàu và nghèo đều đến từ Đức Chúa Trời. Thường thì người giàu hay lạm dụng mọi tài nguyên của mình, Đức Chúa Trời bần cùng hoá người ấy rồi làm cho ai đó xứng đáng được giàu lên.

Đối với người nào trong chúng ta đã được chúc phước với việc có nhiều của cải, sứ điệp cho chúng ta thấy của cải và sự giàu có vật chất và của chúng ta hết thảy có thể bị dời đi trong phút chốc. Vì vậy, sử dụng những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một cách thích ứng là bổn phận của chúng ta. Còn đối với kẻ kém may mắn hơn, sứ điệp cơ bản cho biết rằng Đức Chúa Trời có thể thay đổi hoàn cảnh của chúng ta chỉ trong phút chốc mà thôi. Cuộc sống không phải là thế mãi đâu; hãy suy nghĩ về cuộc sống ấy giống như cái bánh xe đổi chiều vậy. Những gì trên cao hôm nay có thể bị hạ thấp xuống ngày mai.


Tốt nhứt là luôn luôn in trong trí rằng hoàn cảnh hiện tại của chúng ta không nhất thiết là số phận vĩnh viễn cho chúng ta đâu — bất luận hoàn cảnh của chúng ta hôn nay có thế nào đi nữa. Công việc của chúng ta là hết sức phục vụ Đức Chúa Trời khi chúng ta có thể trong những hoàn cảnh mà chúng ta đang nhìn thấy mình trong đó hôm nay – với lòng nhận biết rằng mọi sự sẽ khác đi hoàn toàn vào ngày mai.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

CÔNG VIỆC CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG


Công Việc Của Tình Yêu Thương
“Người giao cho con cháu Ghẹt-sôn hai xe cộ và bốn con bò đực, tùy theo chức phận của họ. Người giao cho con cháu Mê-ra-ri bốn xe cộ và tám con bò đực, tùy theo chức phận của họ, có Y-tha-ma, con trai thầy tế lễ A-rôn, làm quản lý. Nhưng người không có giao chi cho con cháu Kê-hát, vì họ mắc phần công việc về những vật thánh, và gánh vác những vật đó trên vai mình” — Dân số ký 7:7–9

Thời buổi nầy các tiệm bánh có thể làm ra đủ loại bánh ngọt thật lạ mắt. Nhưng tôi đoán rằng sau khi đưa ra sự lựa chọn, hầu hết mọi người đều sẽ ưa thích thứ bánh làm ở nhà cho ngày sinh nhật của họ hơn thứ bánh chất trong ngăn kệ kia, mà họ phải đi mua. Sở dĩ như thế là vì không có gì sánh được với cái chạm riêng tư. Cái bánh làm ngoài tiệm có thể chứa nhiều thành phần hảo hạng nhất, song chỉ có thứ bánh ở nhà làm, nó chứa đựng một lượng tình yêu thương.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta học biết rằng Môise đã cung cấp bò đực và xe cộ cho hai trong số ba gia đình họ Lêvi chịu trách nhiệm gánh vác Đền Tạm khi dân Israel sẽ rời đi. Đối với các gia đình Ghẹt-sôn và Mêrari, họ vận chuyển các tấm màn, những cây xà dành cho Đền Tạm, Môise đã cung cấp phương tiện vận chuyển. Còn đối với gia tộc của Kê-hát, công việc của họ là phải vận chuyển những cái bình thánh như Hòm Giao Ước, Ngọn Đèn, và Bàn để bánh trần thiết, không có bò đực cũng không có xe cộ nào được cung ứng cho. Gia tộc Kê-hát phải tự mình khiêng vác mọi thứ đó.

Sao lại có điều khác biệt như thế chứ?

Hàng trăm năm trước, Giô-sép đã sai người đón rước Gia-cốp cha mình cùng các gia đình của anh em người. Ông đã truyền lịnh rằng: “Hãy đem xe cộ từ xứ Ê-díp-tô về cho con nhỏ và vợ mình, cùng dời cha các ngươi xuống đây (Sáng thế ký 45:19). Nếu bạn xem kỹ câu Kinh thánh nầy, ở đó chép rằng xe cộ thì dành cho vợ và các con nhỏ trong gia đình. Tuy nhiên, Gia-cốp cần phải dời đi theo cách riêng biệt. Bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng Gia-cốp cần phải được khiêng trên vai của các con trai ông với một tư thế thật vương giả và tôn kính. Nếu đem ông đặt vào toa xe cùng với người khác, thì kém vinh dự đi. Được khiêng bằng tay và vai của các con trai là dấu hiệu của yêu thương, tôn trọng và cung hiến.

Tương tự, theo truyền khẫu Do thái, khi có người thân qua đời, có một hành động yêu thương và tôn trọng sau cùng mà chúng ta phải thực thi trong sự tôn kính người quá cố. Khi người thân của chúng ta phải đem chôn cất, chúng ta cần phải là những người bỏ nắm đất lên chiếc quan tài. Mỗi một người bạn và thành viên trong gia đình phải thay phiên nhau gánh vác lấy công việc khó khăn. Mồ hôi và việc làm của chúng ta là dấu hiệu của tình yêu thương.

Đấy là lý do tại sao gia tộc Kê-hát phải khiêng hầu hết các đồ vật thánh và yêu quí trên chính lưng của họ. Đây là sự bày tỏ ra tình yêu thương, vinh dự, và cung hiến cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà các vật thánh nầy đã tiêu biểu cho. Đấy là công việc của tình cảm dành cho Đức Chúa Trời.


Bài học cho chúng ta là cũng phải phục vụ Đức Chúa Trời bằng chính tay mình. Thật lấy làm tốt khi viết ngân phiếu cho một tổ chức từ thiện, nhưng còn tốt hơn thế khi lao động nấu cháo trong nhà bếp. Khi chúng ta làm việc cho Đức Chúa Trời về phần thuộc thể, chúng ta đang tỏ ra sự cung hiến mình có cho Ngài. Bạn bày tỏ ra tình cảm dành cho Đức Chúa Trời hôm nay như thế nào vậy?

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TỪNG KẾT THÚC LÀ MỘT KHỞI ĐẦU MỚI



Từng Kết Thúc Là Một Khởi Đầu Mới
“Khi Môi-se đã dựng xong đền tạm, và đã xức dầu cùng biệt riêng ra thánh hết thảy đồ đạc của đền tạm, xức dầu và biệt riêng ra thánh bàn thờ và hết thảy đồ đạc của bàn thờ rồi” — Dân số ký 7:1

Đấy là tháng Năm, và trong nhiều quốc gia trên khắp thế giới có nghĩa là thời điểm của lễ tốt nghiệp. Hàng triệu sinh viên sẽ hoàn tất các chương trình học tập từ phổ thông cơ sở cho đến học vị tiến sĩ rồi bắt đầu chặng kế tiếp của đời sống họ. Không một điều gì nắm bắt tầm quan trọng của thời điểm nầy cho bằng giây phút các sinh viên ném mũ tốt nghiệp của họ lên khoảng không. Đó là phần kỷ niệm một sự kết thúc mà cũng là một khởi đầu mới nữa.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta đọc về một đỉnh cao khác. Chúng ta biết được rằng “Khi Môi-se đã dựng xong đền tạm, …”. Bậc thánh hiền Do thái chỉ ra trong tiếng Hybálai, từ ngữ mà Kinh thánh chọn là “xongkalot, cũng có nghĩa là “cô dâu”. Một lý do cho sự ám chỉ đến cô dâu ở chỗ nầy là vì con cái Israel là cô dâu và Đức Chúa Trời là Chàng Rễ; Đền Tạm đã hoàn tất sẽ là ngôi nhà chung của họ. Tuy nhiên, có ý nghĩa khác nữa cho từ ngữ nầy với hai ý. Trong khi kalot mô tả một sự kết thúc, nó cũng chỉ ra một sự khởi đầu. Cô dâu là biểu tượng của một khởi đầu mới khi người nữ bắt đầu đời mới với cuộc hôn nhân của họ.

Từ ngữ kalot, với ý đảo của nó, dạy cho chúng ta biết rằng mỗi sự kết thúc cũng là một sự khởi đầu. Vào thời điểm được mô tả trong Kinh thánh, bậc thánh hiền giải thích rằng mọi sự xảy ra trong lịch sử đã diễn ra chỉ vì cớ thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ ngự giữa vòng dân sự Ngài. Đây là phần kết của mảng ấy trong lịch sử và là phần dẫn đưa vào một kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từng ngày một đánh dấu phần kết của một kỷ nguyên và là phần đầu của một kỷ nguyên mới. Mặc dù ở một cấp độ nhỏ, từng ngày trong chính đời sống của chúng ta là một kết thúc cho quá khứ của chúng ta và là phần khởi sự cho tương lai của chúng ta. Từng ngày một là ngày của “lễ tốt nghiệp”. Chúng ta đã hoàn tất công việc khó nhọc dẫn chúng ta đến với ngày nầy, và tương lai đang chiếu rạng trước mặt chúng ta với mọi khả năng vô hạn.

Vẻ đẹp của một sự kết thúc, ấy là chúng ta có thể bỏ đi những việc trong quá khứ không còn phục vụ chúng ta nữa, nó kềm giữ chúng ta trì trệ trong cuộc sống, hoặc khiến cho chúng ta đau đớn không cần thiết. Tuy nhiên, việc kỷ niệm một sự kết thúc cũng là điều giúp cho chúng ta nắm lấy mọi khoảnh khắc tích cực, đã tiếp thu được, và rất vui vẻ từ quá khứ rồi đem chúng theo với chúng ta mà bước vào cuộc tương lai. Mọi sự đã xảy ra trong cuộc sống chúng ta cho tới chính ngày nầy là những gì hướng chúng ta trở thành hạng người như chúng ta vốn có ngày hôm nay. Và tuy nhiên, chúng ta được tự do để tạo ra một tương lai khác và tốt hơn.


Hôm nay, chúng ta hãy tôn vinh quá khứ của mình, mường tượng về tương lai của chúng ta, rồi hãy kỷ niệm hôm nay. Nầy là ngày Đức Giê-hô-va làm nên, chúng tôi sẽ mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy (Thi thiên 118:24).

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

XƯNG TỘI LÀ TỐT CHO LINH HỒN


Xưng Tội Là Tốt Cho Linh Hồn
Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Khi một người nam hay nữ phạm một trong những tội người ta thường phạm, cho đến can phạm cùng Đức Giê-hô-va, và vì cớ đó phải mắc tội, thì người ấy phải xưng tội mình đã phạm ra, và trả tang vật lại đủ, và thêm một phần năm giá vật mà giao cho người mình đã mắc tội cùng — Dân số ký 5:6–7

Hãy tưởng tượng xem, một doanh nhân đã phạm tội về tài chính rất trầm trọng. Nhiều năm về sau, ông hối hận về mọi điều mà mình đã làm, nên hồi lại số tiền đã lấy cắp rồi quyết định rằng không bao giờ lấy như thế nữa. Có phải ông ta đã hỉ xã tội lỗi của mình không?

Trong Do thái giáo, có ba bước trong sự ăn năn. Bước thứ nhứt là hối hận về việc làm, thứ hai miệng xưng ra tội lỗi đó, và thứ ba là quyết định không bao giờ lặp lại việc làm sai trái ấy nữa. Thêm nữa, nếu có bất kỳ tổn hại nào đã được làm ra qua tội lỗi của mình, người ấy phải làm bất cứ việc gì có cần để sửa chữa phần thiệt hại. Nhưng sẽ ra sao nếu một người hoàn tất các bước một và ba, rồi thậm chí đã thực hiện phần sửa chữa nữa, nhưng lại giữ lấy phần xưng tội ra? Có phải người [nam hay nữ] ấy vẫn còn bị xem là phạm tội không?

Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng người nào nắm lấy từng phần ăn năn, song giữ lấy không thực hiện phần xưng tội bằng miệng mình, đã được xem là công bình. Tuy nhiên, người [nam hay nữ] ấy vẫn cần phải “trả giá” cho tội lỗi của mình trong đời nầy hay trong đời sau. Chỉ có xưng tội bằng môi miệng của mình mới thực sự chữa lành cho linh hồn.

Tôi được nhắc nhớ về lời lẽ của Vua David trong Thi thiên 32:Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình!  . . . Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, Và tôi rên siếc trọn ngày;  . . . Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi. Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi (các câu 1–5).

Như David đã chỉ ra cách sâu sắc, xưng tội là cửa ngỏ cho sự tự do và ơn tha thứ. Giờ đây, cần phải chú ý là Do thái giáo không chủ trương lời xưng tội phải được thực hiện chỗ công khai hoặc thậm chí trong chỗ tư riêng với bất kỳ một cá nhân nào khác. Thay vì thế, lời xưng ra mọi tội lỗi của mình chỉ ở trong sự hiện diện của Đấng duy nhứt — sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Đây là trường hợp, một người có thể tự hỏi lý do tại sao sự xưng tội bằng lời nói đã bị bắt buộc như thế. Tại sao chúng ta không thể suy nghĩ đến sự xưng tội của chúng ta? Rốt lại, Đức Chúa Trời biết rõ mọi suy tưởng của chúng ta!

Câu trả lời, ấy là chúng ta không xưng ra mọi tội lỗi của mình để Đức Chúa Trời nghe thấy chúng. Chúng ta xưng chúng ra để  chúng ta nghe thấy chúng. Nói ra thì có quyền lực hơn là chỉ có suy nghĩ. Đức Chúa Trời không suy nghĩ thì thế gian bước vào hiện thực đâu; Ngài đã phán thì thế gian mới trở thành hiện thực. Cũng vậy, lời nói của chúng ta cũng có quyền phép đấy. Khi chúng ta xưng ra tội lỗi của mình, chúng ta đang phá vỡ những hàng rào đang nhốt kín linh hồn chúng ta. Chúng ta bỏ nhiều độc tố đầu độc linh hồn chúng ta. Quan trọng nhất, chúng ta đòi hỏi Đức Chúa Trời trong tiến trình thanh tẩy, và chỉ có Ngài là Đấng có thể thực sự làm cho linh hồn chúng ta được thanh sạch.


Lần tới bạn gặp rối rắm, như hết thảy chúng ta thường gặp, hãy kháng cự sự cám dỗ cứ lo bao che rồi bất chấp nó. Như David đã kinh nghiệm, việc bất chấp hết mọi tội lỗi của chúng ta chỉ làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi. Thay vì thế, hãy dốc đổ tấm lòng mình ra trước mặt Đức Chúa Trời. Khi chúng ta xưng ra mọi tội lỗi mình trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chữa lành linh hồn của chúng ta.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

SỨ ĐIỆP NÓI TỚI HOA QUẢ ĐẦU TIÊN


Sứ Điệp Nói Tới Hoa Quả Đầu Tiên
Ngươi hãy giữ lễ mùa màng, tức là mùa hoa quả đầu tiên của công lao ngươi về các giống ngươi đã gieo ngoài đồng” — Xuất Êdíptô ký 23:16

Chúa nhật vừa qua, người Do thái trên khắp thế giới đã kỷ niệm ngày lễ Shavuot, Lễ của các tuần lễ, trong tiếng Hylạp được biết là Lễ Ngũ Tuần. Đây là một ngày lễ được tưởng niệm với sự nghiên cứu Kinh thánh, thường thì suốt cả đêm, lên tới đỉnh cao là một sự nhóm lại đông đảo bên Bức Tường Phía Tây. Shavuotcó nghĩa là “các tuần lễ” trong tiếng Hybálai, đánh dấu 7 tuần lễ kể từ ngày Lễ Vượt Qua. Nó cũng đánh dấu ngày mà Kinh Torah đã được ban cho con cái Israel trên Núi Sinai. Vào ngày lễ nầy, chúng ta tưởng niệm sự thực Đức Chúa Trời không những đã buông tha chúng ta về mặt thuộc thể ra khỏi Aicập, mà Ngài còn buông tha chúng ta về mặt thuộc linh bằng cách ban cho chúng ta bánh sống hàng ngày — là Kinh thánh.

Mọi sự nầy đều rất tốt và tốt lành, trừ phi có một việc đã bỏ sót. Khi Shavuot được nhắc tới trong Kinh Torah, lễ nầy không được nhắc tới trong sự kết nối với sự khải thị của Đức Chúa Trời trên Núi Sinai. Thay vì thế, chúng ta thấy rằng ngày lễ nầy đã được ấn định như một thời điểm cho việc đem bikkurim, hay hoa quả đầu tiên, dâng cho Đức Chúa Trời tại Đền Thờ. Shavuot là một ngày lễ thuộc về nông nghiệp, cũng được Kinh thánh đề cập đến là “Lễ Mùa Gặt”. Vì vậy, chúng ta đi từ chỗ đánh dấu ngày lễ nầy bằng cách đem dâng hoa quả đầu tiên của mùa gặt cho Đức Chúa Trời tới chỗ kết nối ngày lễ với việc nghiên cứu Lời của Ngài như thế nào?

Câu trả lời rất đơn giãn, Đền Thờ bị hủy diệt và người Do thái bị lưu đày cách đây gần 2.000 năm ra khỏi Đất Thánh. Việc đem dâng hoa quả đầu tiên không làm sao khả thi được. Tuy nhiên, ngày lễ nầy đã không rơi vào chỗ bị lãng quên. Đây là một trong ba ngày lễ được nhắc tới theo Kinh thánh đòi hỏi phải lữ hành về thành Jerusalem. Chúng ta phải làm gì trong ngày lễ nầy và đặc điểm trung tâm của nó đã trở nên lỗi thời rồi, có phải không? Các rabi đã tuân giữ sự thánh hoá của ngày lễ bằng cách thực hiện sự kết nối với việc ban ra Lời Đức Chúa Trời vào chính ngày ấy. Đặc điểm phụ nầy có đầy đủ trong sự kiện chính đang khi chẳng còn có một sự lựa chọn nào nữa, và cứ thế cho tới ngày hôm nay.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bị mất đi ý nghĩa đích thực của ngày lễ nầy nếu chúng ta không xem xét việc dâng hoa quả đầu tiên. Khi Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Aicập, mục tiêu không những là ưng ban cho họ sự tự do về mặt thuộc thể. Với việc ban cho Kinh thánh không phải là ban cho họ sự tự do về mặt thuộc linh đâu. Mục tiêu là khi cả dân tộc Israel bước vào xứ, ở đó họ có thể tích hợp Lời của Đức Chúa Trời vào trong đời sống hàng ngày của họ, như đã được biểu tượng hoá bởi hoa quả đầu tiên của họ và công nhận Đức Chúa Trời ngay cả trong các yếu tố phàm tục nhất nơi đời sống của họ.

Tuần nầy, chúng ta hãy xem xét sứ điệp của hoa quả đầu tiên. Chúng ta hãy nhớ rằng nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời chưa phải là đủ đâu; thay vì thế, chúng ta phải sống theo Lời của Ngài bằng cách dâng cho Đức Chúa Trời từng phương diện của đời sống chúng ta, cho dù có nhàm chán dường nào. Chính xác thì phần lớn các lãnh vực thuộc thể của đời sống chúng ta cần phải được dầm thấm với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

HỠI ĐỨC CHÚA TRỜI, VÌ CỚ NGÀI



Hỡi Đức Chúa Trời, Vì Cớ Ngài
Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, binh vực duyên cớ Chúa. Hãy nhớ lại thể nào kẻ ngu dại hằng ngày sỉ nhục Chúa — Thi thiên 74:22

Thi thiên 74 là một Thi thiên của kẻ ngã lòng. Tác giả Thi thiên nầy là Asáp, đã lường trước cuộc lưu đày trong tương lai của dân Israel. Ông thấy trước sự hủy diệt và sự ô uế của Đền Thờ Thánh của Đức Chúa Trời. Ông đã nói tiên tri về hàng ngàn năm bắt bớ sẽ giáng xuống cho dân Do thái. Vì vậy, ông đã hỏi Đức Chúa Trời:Đức Chúa Trời ôi! kẻ cừu địch sẽ nói sỉ nhục cho đến chừng nào? và Sao Chúa rứt tay lại, tức là tay hữu Chúa? (các câu 10–11). Asáp đã nói tới cuộc lưu đày dường như là đời đời vậy. Liệu nó sẽ chẳng bao giờ kết thúc sao?

Tôi nghĩ đa phần trong chúng ta đã hỏi chính câu ấy suốt cả đời sống chúng ta. Nó có quan hệ đến tình huống toàn cầu của thế giới bị phá vỡ của chúng ta đang sống trong nhu cần tuyệt vọng về sự chữa lành, hay chúng ta có thể đưa ra thắc mắc liên quan đến những thách thức trong cuộc sống riêng tư của chúng ta. Liệu chúng sẽ chẳng hề kết thúc sao?

Tác giả Thi thiên khi ấy tiếp tục mô tả mọi khả năng của Đức Chúa Trời đáng kính sợ của chúng ta. Trong lời lẽ của ông, Đức Chúa Trời chúng ta không thiếu quyền phép hay khả năng. Vì vậy tại sao Ngài không giải cứu chúng ta?

Phần kết luận bất thành văn, ấy là chúng ta không xứng đáng để cho Đức Chúa Trời can thiệp lạ lùng vào đời sống chúng ta. Là một cộng đồng đức tin chọn lọc, chúng ta có nhiều việc phải làm để cải thiện. Là một xã hội, chúng ta có nhiều điều phải trả lời với Đức Chúa Trời. Là gia đình và cá nhân, ai có thể nói rằng họ đã đạt tới sự trọn lành, về mặt thuộc linh hay điều chi khác?

Rõ ràng, chúng ta không thể buộc bàn tay của Đức Chúa Trời bằng cách chỉ vào chính bổn tánh của chúng ta. Như vậy, chúng ta đã bị định đoạt rồi sao? Có phải chúng ta bị định cho phải tiếp tục nếm trải những lần vật vã và thách thức chăng? Có phải thế gian buộc phải sống trong bàn tay giết chóc như của ISIS và al-Qaeda? Liệu nghèo khổ có là chuẩn mực đời đời trên hành tinh nầy chăng? Liệu chúng ta có xứng đáng với sự đến của kỷ nguyên Đấng Mêsi không?

Tác giả Thi thiên khi ấy mới rút ra “quân bài chủ cao nhất”. Ông viết: Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, binh vực duyên cớ Chúa”. Bạn có nắm được chưa? “Duyên Cớ Chúa”. Hay như đã được nói trong Thi thiên 31:3: Xin dẫn dắt tôi nhân danh Chúa. Nói cách khác, chúng ta xin Đức Chúa Trời cho dù chúng ta không xứng đáng, Ngài sẽ giải cứu chúng ta vì cớ Ngài, chớ không phải vì cớ chúng ta.


Bạn thấy đấy, Đức Chúa Trời có phần trong sự cứu rỗi chính cá nhân chúng ta. Ngài đã đầu tư vào cuộc chữa lành cho thế giới của chúng ta, và cách cầu nguyện có năng quyền là hãy xin Đức Chúa Trời hành động vì cớ Ngài. Chúng ta có thể có được sự yên ủi khi nhận biết rằng mặc dù chúng ta là bất toàn, Đức Chúa Trời vẫn mong muốn giúp đỡ cho chúng ta hầu cho chúng ta sẽ ngợi khen Ngài và thêm lên sự vinh hiển Ngài. Chúng ta cảm thấy được mặc lấy quyền phép do nhận biết rằng Ngài sẽ chuộc lấy cả thế gian, mặc dù chúng ta xa rời đối với ý tưởng ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện với lòng tin tưởng rằng Đức Chúa Trời muốn những thứ tốt lành cho hết thảy chúng ta – có lẽ chúng ta còn muốn chúng rất nhiều hơn cho chính mình nữa là!

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DỬNG DƯNG



Câu Trả Lời Của Chúng Ta Đối Với Tình Trạng Dửng Dưng
Hãy chọn lấy những người Lê-vi thế cho hết thảy con trưởng nam của dân Y-sơ-ra-ên, và súc vật của người Lê-vi thế cho súc vật của dân Y-sơ-ra-ên; vậy, các người Lê-vi sẽ thuộc về ta. Ta là Đức Giê-hô-va — Dân số ký 3:45

Khi con trai đầu lòng của một gia đình người Do thái được hơn 30 ngày tuổi, người Do thái trên khắp thế giới thực hiện một nghi thức xưa gọi là pidyon haben”ý nói chuộc lấy con đầu lòng. Nghi thức, có gốc rễ của nó trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, thường bao gồm cái mâm bạc đứa trẻ được đặt nằm trên đó rồi trình cho Kohen, một dòng dõi của Arôn. Sau một loạt đọc Kinh thánh, chúc phước, và dâng hiến những đồng tiền bằng bạc, đứa trẻ được tuyên bố là đã được chuộc. Một bữa ăn thịnh soạn được dọn lên đặng tôn vinh kỷ niệm.

Tại sao con trai đầu lòng cần phải được chuộc chứ?

Câu trả lời, ấy là nguyên mỗi con trai đầu lòng đã được dự trù phải đem dâng vào phục vụ trong Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Phải là con đầu lòng của mỗi gia đình trong từng chi phái, không chỉ là con của chi phái Lêvi là chi phái đang phục vụ Đức Chúa Trời trong vấn đề được coi trọng nầy. Nhưng khi tội lỗi của việc đúc con bò con bằng vàng diễn ra, mọi sự đà thay đổi. Chi phái Lêvi đã từ chối không tham dự và đã thốt ra lời lẽ nghịch cùng việc làm sai trái. Trong việc làm nầy, họ đã được trao cho vinh dự và đặc ân là tôi tớ nổi bật của Đức Chúa Trời trong địa vị con trai đầu lòng tính từ từng chi phái.

Đây là lý do tại sao tất cả con trẻ nam đầu lòng, chúng sẽ được đem dâng cho Đức Chúa Trời, cần phải được chuộc và được buông tha đối với những đòi hỏi nguyên thủy của chúng. Công việc chính cho phép các thầy tế lễ giữ lại các tôi tớ duy nhứt trong nhà của Đức Chúa Trời mà thôi.

Tuy nhiên, thành thực mà nói, đã có nhiều người từ từng chi phái họ đã từ chối không dự phần vào tội lỗi con bò con bằng vàng. Tại sao họ không được ban thưởng cho? Hơn nữa, tại sao họ lại bị loại ra khỏi vinh dự phục vụ trong Đền Thờ?

Bậc thánh hiền người Do thái giải thích rằng trong khi nhiều người Do thái từ chối không dự phần vào tội lỗi đó, chỉ có chi phái Lêvi nói nghịch lại điều đó mà thôi. Chính phản ứng bằng lời lẽ của họ đối với sự bất kính Đức Chúa Trời khiến cho họ xứng đáng sử dụng ta-lâng bằng lời nói của họ trong ca đoàn Đền Thờ và thi hành các phần việc trong Đền Thờ.

Nhà văn nổi tiếng và là kẻ sống sót trong cuộc tàn sát diệt chủng người Do thái của quân Phátxít là Elie Wiesel đã từng phát biểu: “Ngược lại với yêu thương không phải là hận thù, mà là sự dửng dưng”. Đấy là lời phát biểu mạnh mẽ nhất, khiến cho người ta không chịu nổi phải đứng lên vì điều chi là phải, vì người vô tội và vì Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thực sự kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta không thể đứng yên đó trong khi nhiều người khác bất kính đối với Ngài hay đe doạ các nguyên tắc mà Ngài đã thiết lập. Kính sợ Đức Chúa Trời có nghĩa là đứng vững cho Đức Chúa Trời cho dù chúng ta có đứng một mình đi nữa.


Elie Wiesel đã đưa ra lời bình đáng nhớ khác. Ngài phán: “Vì cớ sự dửng dưng, người nầy ngã chết trước khi người kia thực sự chết”. Sống thì phải cảm nhận, nắm lấy hành động, và tạo ra một sự khác biệt. Chúng ta hãy sống với sự đầy dẫy nhất, và thay vì dửng dưng, hãy đối mặt với những thách thức của hôm nay với tình cảm, việc làm, và tình yêu thương.

GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CỦA BẠN



Giương Cao Ngọn Cờ Của Bạn
 “Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng trại gần bên ngọn cờ mình, ở dưới bảng hiệu của tông tộc mình, đối ngang nhau vây chung quanh hội mạc — Dân số ký 2:2

Trong phân đoạn Kinh thánh Ngũ Kinh tuần nầy, chúng ta học biết rằng dân Israel đã được phân công vào những vị trí đặc biệt trong trại quân của họ vây quanh Đền Tạm là phần nằm ở trung tâm. Chúng ta có thể hiểu rõ ý tưởng mỗi chi phái cần khoảng không gian cho chính họ, và Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan cả thể của Ngài, đã đặt để mỗi một chi phái trong khoảng không gian thích ứng với địa điểm và vai trò thuộc linh của họ trong cả dân tộc. Kinh thánh cho chúng ta cũng biết rằng mỗi chi phái đều có ngọn cờ hay bảng hiệu của mình. Mục đích của ngọn cờ là gì và tại sao Đức Chúa Trời đã truyền cho mỗi chi phái phải có một ngọn cờ?

Đối với hầu hết mọi thời kỳ đã được ghi chép lại, chúng ta khám phá ra rằng ngọn cờ là một phần của lịch sử. Chúng đã diễu hành với quân đội qua nhiều cuộc chiến, và chúng đã được giương cao lên trong nhiều lãnh thổ đã đánh chiếm được. Chúng đã góp phần như một biểu tượng của lòng tự hào và quyền làm chủ của các nước đã giương cao chúng lên. Thậm chí có ngọn cờ đã xuất hiện trên mặt trăng nữa!

Nhưng đâu là nguồn gốc của việc dân Israel sử dụng các ngọn cờ ấy? Dân Do thái sử dụng ngọn cờ của họ không giống như bao dân tộc khác. Bậc thánh hiền dạy rằng khi Đức Chúa Trời ban Ngũ Kinh cho dân Israel tại Núi Sinai, 22.000 thiên sứ phục vụ đã có mặt, và mỗi thiên sứ đều có mang một ngọn cờ.

Trong khi chúng ta thừa nhận chẳng biết gì nhiều về các thiên sứ, có một vài việc mà Kinh thánh cho chúng ta biết. Một, ấy là chẳng có thiên sứ nào có nhiều hơn một sứ mệnh. Các ngọn cờ mà những thiên sứ mang tiêu biểu cho mục đích hay sứ mệnh đặc biệt của họ. Đây là những gì dân tộc Israel đã nhìn thấy và những gì họ mong ước. Họ muốn một ngọn cờ cho từng chi phái, ngọn cờ ấy xác định bản chất của từng chi phái và mô tả vai trò cùng sứ mệnh của chi phái ấy giữa vòng cả dân tộc.

Mục đích rõ ràng như thế nầy là điều mà hết thảy chúng ta đều có liên quan đến. Một trong những lời cầu nguyện đầy năng quyền nhất mà một người có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời để tỏ ra sứ mệnh riêng của họ [nam hay nữ]. Vào thời điểm nào đi nữa, nhiều người trong chúng ta đã cầu xin Đức Chúa Trời sẽ tác động qua chúng ta và sử dụng chúng ta vì các ý định của Ngài; nghĩa là chúng ta sẽ có khả năng thực hiện một sự đóng góp có ý nghĩa cho thế gian theo cách duy nhứt chúng ta có thể.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta, Ngài đã có một mục đích cho chúng ta. Một khi chúng ta hiểu rõ các ta-lâng và khả năng đặc biệt của mình, thì cuộc sống sẽ đơn giãn hơn. Những quyết định thì dễ dàng hơn và chúng ta đưa ra những sự lựa chọn sống động hơn. Chúng ta hoàn toàn sống cuộc sống ngày càng hiệu quả hơn, thay vì phung phí thì giờ vào những cuộc theo đuổi không có ý nghĩa. Chúng ta có lối sống thoả lòng và đầy trọn, với sự nhìn biết rằng chúng ta đang làm chính xác những gì chúng ta được đặt để ở đây để lo làm.


Hãy tìm kiếm kinh nghiệm ngắn ngũi nầy: Nếu bạn có một ngọn cờ riêng, thì ngọn cờ đó giống với cái gì vậy? Phần nhiều các ngọn cờ của từng dân tộc chứa nhiều màu sắc, các con thú, đồ vật, hay cây cối chẳng hạn. Điều gì làm biểu tượng cho sự mệnh cuộc sống của bạn vậy? Việc tạo ra một hình ảnh gói gọn mục tiêu của cuộc sống có thể giúp chúng ta định hướng và sống có mục đích.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

ĐÚNG CHỖ



Đúng Chỗ
Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng ở trong trại quân mình, và mỗi trại quân, từng đội ngũ, phải đóng gần bên ngọn cờ mình — Dân số ký 1:52

Albert Einstein từng nói: “Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn xét một con cá theo khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống toàn bộ cuộc đời nó với niềm tin việc ấy là dại dột”. Câu nầy do một thiên tài nói ra – một thiên tài không biết nói cho đến chừng ông lên 4 tuổi hoặc biết đọc cho tới lúc ông lên 7 tuổi. Các giáo sư của Einstein đã gắn cho ông cái nhãn “chậm chạp”“khuyết tật não”. Ông là người sau cùng trong lớp khi phải làm bất cứ việc gì ở đó, song chắc chắn Einstein chẳng kém hơn những người đồng thời với mình. Ông chỉ có cách suy nghĩ riêng của mình — cách suy nghĩ sẽ kiếm cho ông Giải Nobel và thay đổi phương thức chúng ta hiểu về thế giới của chúng ta.

Trong phần khởi sự sách Dân số ký, Đức Chúa Trời đã giải thích cho Môise biết cách thức mà dân Do thái sẽ cư ngụ trong trại quân của họ. Truyền khẫu Do thái dạy rằng sau phần mô tả thật dài các chi phái nào sẽ đóng ở chỗ nào, chi phái nào sẽ đi trước hết, và chi phái nào sẽ đi sau cùng, Môise rất lo lắng. Ông trình với Đức Chúa Trời rằng nếu ông phải kê ra các vị trí nầy cho 12 chi phái, họ sẽ bắt đầu đánh lộn với nhau ngay. Chi phái nầy sẽ ganh ghẻ với vị trí của chi phái kia. Họ sẽ lằm bằm rằng sao chi phái nầy phải đi trước hết, trong khi chi phái kia lại đi sau cùng; chi phái nầy phải ở về phía Đông, trong khi chi phái kia lại ở về phía Tây, rồi cứ thế.

Đức Chúa Trời bảo Môise đừng có lo. Nhiều năm về trước, nơi đám tang của Giacốp, 12 chi phái đang vác quan tài của Giacốp. Cách thức mà mấy người con được đặt để quanh quan tài đó sẽ trở thành cách thức mà họ sẽ được sắp đặt trong trại quân. Về mặt cơ bản, Đức Chúa Trời bảo Môise: “Đừng lo lắng mà chi – vì khi người nào nhìn biết vị trí của họ, có sự bình an”.

Cách giải thích của Đức Chúa Trời khiến cho Môise an lòng, nhưng điều đó có nghĩa gì chứ? Nhận biết vị trí của một người và lý do tại sao sự nhận biết ấy đem lại sự bình an, điều đó có nghĩa gì chứ?

Nhận biết vị trí của một người có nghĩa là nhận biết chỗ mà chúng ta thuộc về và nhận biết chỗ chúng ta đang thuộc về là chỗ tốt nhứt dành cho chúng ta. Người nầy ganh tỵ với người kia khi họ nghĩ rằng chỗ của người kia là thích hợp cho họ. Song Einstein sẽ ở chỗ nào nếu ông nghĩ ông sẽ là người đầu tiên biết đọc thay vì là người sau cùng? Ông sẽ ở chỗ nào nếu ông dành cả đời mình để sống khác biệt với mọi người khác chứ? Nếu Einstein tìm cách trở thành một người nào khác, ông sẽ không còn là chính mình nữa!


Hãy dành chút thì giờ rồi tìm cách hình dung ra chỗ của mình trong thế gian nầy. Bạn đang phục vụ Đức Chúa Trời trong chỗ tốt nhứt như thế nào vậy? Khi bạn nhận biết chỗ của mình, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và bình an – và việc sau cùng bạn sẽ mong muốn là đứng trong chỗ của ai đó hay trở thành một con người khác. Chỗ đầu tiên hay chỗ cuối rốt chẳng phải là vấn đề đâu — mà là ở đúng chỗ kìa.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

CHIA SẺ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Chia Sẻ Lời của Đức Chúa Trời
Ngày mồng một tháng hai, năm thứ hai, sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se ở trong hội mạc, tại đồng vắng Si-na-i, mà rằng — Dân số ký 1:1

Tuần nầy chúng ta bắt đầu sách Dân số ký, theo tiếng Hybálai là Bamidbar, nghĩa là “đồng vắng”. Sở dĩ như vậy là vì câu thứ nhứt chép: Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se ở trong hội mạc, tại đồng vắng Sinaivà vì đồng vắng là một lẽ đạo hay được nhắc lại suốt cả sách.

Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do thái thắc mắc lý do tại sao chúng ta cần phải nhắc tới đồng vắng suốt như thế. Rõ ràng là từ các phân đoạn Ngũ Kinh trước đó cho thấy dân Do thái đã có mặt trong đồng vắng — và họ đã có mặt ở đó kể từ phần đầu của sách Xuất Êdíptô ký! Tại sao chúng ta cần sự nhắc nhở như thế vào thời điểm này?

Bậc thánh hiền giải thích rằng câu Kinh thánh dạy cho chúng ta biết khi một người nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, giống như Môise đã học biết Lời của Đức Chúa Trời, người ấy [nam hay nữ] phải khiến bản thân mình ra “giống như đồng vắng”.

Nói như vậy có nghĩa gì?

Đồng vắng không có người cư ngụ ở đó. Không một ai đòi hỏi hay nắm lấy quyền làm chủ đồng vắng được. Đồng vắng luôn rộng mở và tiếp nhận hết thảy những ai chịu bước vào. Vì vậy, người nào may mắn đủ có được tri thức của Ngũ Kinh đều xem đấy là tài sản của mọi người. Lời của Đức Chúa Trời chẳng thuộc về người nào, và không một cá nhân nào có thể đòi hỏi Lời ấy là của riêng mình bao giờ. Người [nam hay nữ] ấy phải chia sẻ Lời ấy cách rời rộng, sẵn lòng, và với một tấm lòng rộng mở.

Có khi, người ta muốn trở thành chủ nhân các ta-lâng, tài khéo, và thậm chí tri thức của họ nữa. Họ cảm thấy tự hào về mọi thành tựu của họ và cảm xúc quyền làm chủ đối với các thành tựu của họ. Tuy nhiên, bài học cho chúng ta từ câu Kinh thánh nầy là khi đến với Lời của Đức Chúa Trời – cả học đòi và làm theo Lời ấy – chúng ta phải nên giống như đồng vắng — cởi mở và rời rộng chia sẻ mọi sự chúng ta có.

Chúng ta phải dạy cho hết thảy những ai muốn học hỏi và chia sẻ các ơn phước của chúng ta với bất kỳ ai có cần. Bậc thánh hiền kết luận: “Bất cứ người nào tự xem mình là đồng vắng mà mọi người phải tiếp cận với, người ấy sẽ dấy lên đến chỗ cao trọng”. Núi Sinai, một ngọn núi trơ trọi trong đồng vắng, trở nên đầy cây xanh và có nhiều thứ hoa đẹp khi nó trở thành chỗ mà Lời của Đức Chúa Trời sẽ được ban ra cho thế gian.

Tôi được nhắc nhớ về câu chuyện của sách Rutơ, câu chuyện mà chúng ta sẽ đọc kể từ bây giờ trở đi khi chúng ta tưởng niệm ngày lễ Shavuot nhớ tới sự ban bố sách Ngũ Kinh. Theo truyền khẫu của người Do thái, ngay chỗ bắt đầu sách Rutơ, Êlimêléc, đã quan tâm đến nỗi ông không muốn chia sẻ sự giàu có của mình với vùng đất Bếtlêhem đang bị nạn đói bao trùm lấy, rời khỏi Đất Thánh mà đi qua xứ Môáp. Kết quả là, ông mất hết tài sản của mình, mạng sống của hai người con trai, và chính mạng sống của ông nữa.


Tôi muốn khích lệ hết thảy chúng ta sống cách cung hiến khi chúng ta có thể. Có thể cách sống ấy đi ngược lại với trực giác, nhưng chúng ta càng nắm chặt lấy tài sản và sự giàu có của mình chừng nào, chúng ta càng sẽ mất mát chừng nấy. Nhưng khi chúng ta chia sẻ cách rời rộng, chúng ta sẽ nhận lãnh cách rời rộng và thật là dư dật.