Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

KÊU CẦU KHI NGÀI Ở GẦN



Kêu Cầu Khi Ngài Ở Gần

Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành thực cầu khẩn Ngài — Thi thiên 145:18

Khi dân Y-sơ-ra-ên đứng ở ngay biên giới của vùng đất được hứa cho họ qua Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, Môi-se đã khích lệ dân Y-sơ-ra-ên phải tuân theo luật pháp và mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Trong khi khích lệ như thế, ông nói với họ, các nước khác ở xung quanh họ sẽ nhìn thấy và ngạc nhiên trước sự khôn ngoan và sự thông sáng của họ. Vì, Môi-se hỏi họ: Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời gần chúng ta, mọi khi chúng ta cầu khẩn Ngài chăng? (Phục truyền luật lệ ký 4:7).

Cầu Nguyện — là khả năng trò chuyện với Đức Chúa Trời và bảo đảm rằng Ngài lắng nghe chúng ta — là một sự bảo đảm của đức tin chúng ta, đối với người Do thái và Cơ đốc nhân đều y như nhau. Cầu nguyện kết nối chúng ta với Đức Chúa Trời. Qua lời cầu nguyện, cả hai: Cơ đốc nhân và người Do Thái đều đến gần với Đức Chúa Trời yêu thương, vô hạn, và riêng tư của Y-sơ-ra-ên, một Đức Chúa Cha Ngài lắng nghe tiếng kêu cầu của chúng ta và quan tâm đến chúng ta. 

Cầu nguyện nâng lên chúng ta, nó thanh tẩy chúng ta. Lời cầu nguyện cho thấy sự khao khát tự nhiên về điều huyền nhiệm của người Do thái được mô tả là "liên minh với thần thánh", và là điều mà Cơ đốc nhân sẽ xác định là "mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Trời".

Niềm tin Cơ đốc-Do thái bao trùm việc chuyển lời cầu nguyện như một phần cầu hỏi của chúng ta đến mặt đối mặt với Đức Chúa Trời hằng sống của Vũ trụ. Vua Đa-vít đã bày tỏ điều này trong Thi-thiên 145:18, “Đức GIÊ-HÔ-VA ở gần mọi người cầu khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành thực cầu khẩn Ngài.

Đối với một người Do thái sùng đạo, cầu nguyện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Những lời cầu nguyện của chúng ta có thể mang lấy nhiều hình thức – cầu xin các nhu cần của chúng ta, tìm kiếm ơn tha thứ, dâng lời cảm tạ hay khen ngợi – nhưng bất chấp hình thức, hai yếu tố phải luôn có mặt. Thứ nhất, trong Do-thái giáo, lời cầu nguyện chân thật phải luôn luôn có một thời gian hướng nội — một yếu tố xem xét nội tâm và tự đánh giá. Chính chữ “cầu nguyện” trong tiếng Hy-bá-lai – tefilah – được rút ra từ một chữ có nghĩa là “tự xét mình”.

Yếu tố quan trọng thứ hai là một tấm lòng thành thực. Người Do thái tin kính luôn có một tư duy đúng đắn để tìm kiếm Đức Chúa Trời và một tấm lòng ngay thẳng trước mặt Ngài khi chúng ta bước vào sự cầu nguyện. Theo lời lẽ của những các ra-bi: “Đấng hay thương xót ưa thích tấm lòng”. David phản ánh ý niệm này trong Thi thiên 51, khi ông kêu la với Chúa để xin tha thứ: Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong (câu 6).

Quả thực, Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe chúng ta nếu chúng ta đến trước mặt Ngài bằng sự thành thật, trong sự mẫn cảm, và với tấm lòng ngay thẳng. Giờ đây, hãy đến, Ngài đang ở gần bạn đấy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét