Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

DẤY LÊN


Dấy Lên
Khi nào ngươi điểm số dân Y-sơ-ra-ên đặng kê sổ, mỗi tên phải nộp tiền đền mạng mình cho Đức Giê-hô-va, hầu cho khỏi mắc tai nạn chi trong khi kê sổ — Xuất Êdíptô ký 30:12

Điều tồi tệ nhất trên thế giới có thể xảy ra với con người là gì? Câu trả lời hết mức là phạm tội. Bằng cách phạm tội, chúng ta tự hủy hoại mình cả trong đời này và trong đời hầu đến. Trong phần Ngũ Kinh của tuần này, chúng ta đã đọc về tội lỗi khủng khiếp về con bò con bằng vàng, do con cái Israel phạm phải khi họ sắp sửa nhận lãnh Mười Điều Răn.

Vậy tại sao, trong tất cả các phần Ngũ Kinh, có phải điều nầy gọi Ki Tisa, có nghĩa là "khi Ngài dấy lên", giống như "khi Ngài dấy dân Israel lên"? Nếu có điều chi khác, thì lẽ đạo về sự lựa chọn này đang chìm xuống thấp!
Chúng ta hãy quay lại một phút thôi. Bạn có thể nhận thấy rằng câu này đọc: "Khi nào ngươi điểm số dân Y-sơ-ra-ên…". Và đây là cách mà cả hai: người Do-thái và Cơ đốc nhân đều hiểu câu mở đầu cho phần chọn lọc của tuần này. Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do Thái chỉ ra phần dịch sát nghĩa của câu này là: "Khi ngươi dấy người Do-thái lên…". Dịch như vầy chẳng có gì là sai cả, bậc thánh hiền giải thích. Cách sử dụng thuật ngữ "dấy lên" cung ứng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc quan trọng về phần Ngũ Kinh, nói chung và tội lỗi, nói riêng.

Thật vậy, tội lỗi là điều tệ hại nhất trên thế gian có thể xảy ra cho một người. Nhưng điều tốt nhất trong thế gian có thể xảy ra cho bất kỳ con người nào là ăn năn.

Trong khi hết thảy chúng ta đều muốn tránh né tội lỗi, một khi điều không thể tránh khỏi xảy ra – như trong sách Truyền đạo chép: "Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội" (7:20), chúng ta có thể chọn lấy hậu quả tối hậu. Hoặc là chúng ta có thể bị mắc kẹt trong các con đường tội lỗi của chúng ta và tự hại mình cho đến đời đời, hoặc chúng ta có thể chọn ăn năn rồi đổi sự đi xuống thành đi lên.

Sự ăn năn không những sửa chữa mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời; sự ăn năn còn nâng cấp mối quan hệ ấy nữa!

Bây giờ chúng ta có thể hiểu lý do tại sao phần Ngũ Kinh mô tả một trong những tội lỗi nổi tiếng nhất trong mọi thời đại như là một sự “dấy lên”. Dân Do-thái đã ăn năn, và mối ràng buộc của họ với Chúa hiện mạnh hơn trước. Thực vậy, ngày mà Đức Chúa Trời sau cùng đã chấp nhận sự ăn năn của dân Do-thái rồi tha thứ cho họ đã trở thành một ngày đầy sức mạnh cho mọi thời đại.

Ngày nay, chúng ta gọi đó là ngày Yom Kippur, ngày Lễ Chuộc Tội. Ngày nầy, mỗi năm, là một thời điểm cơ hội để mọi người nhận lãnh ơn tha thứ và tấn tới theo cấp số nhân gần gũi với Đức Chúa Trời hơn.

Nhưng sức mạnh của sự ăn năn luôn sẵn sàng cho chúng ta mỗi ngày và mọi lúc mọi khi. Có điều gì làm cho bạn phải sa lầy không? Hãy trèo ra khỏi chỗ lún đó và hướng thượng với Đức Chúa Trời. Hãy ăn năn và dấy mình lên cao hơn. Mỗi lần vấp ngã có thể làm cho bạn bị dìm xuống. Hoặc nó có thể truyền cảm hứng cho bạn để dấy lên và đứng cao hơn bao giờ hết. Thuộc về chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét