Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

DÂN SỰ CỦA QUYỂN SÁCH


Dân Sự Của Quyển Sách
Gia-cốp sai Giu-đa đi đến trước đặng xin Giô-sép đưa mình vào bờ cõi Gô-sen. Vậy, họ đều vào xứ Gô-sen — Sáng thế ký 46:28

Có một câu chuyện đùa đưa ra thắc mắc: Tại sao Môi-se và dân Do-thái phiêu bạt trong sa mạc trong 40 năm đang khi khoảng cách thực tế giữa Ai Cập và Đất Hứa là rất ngắn? Câu trả lời: Bởi vì con người từ chối không nài xin hướng đi! Mặc dù điều này có thể là đúng với một số người, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng khi Giacốp và gia đình ông đến gần xứ Ai-cập, ông đã sai Giuđa đi trước "đưa mình vào bờ cõi xứ Gô-sen".

Vậy, đây là sự thật — hạng người khôn ngoan cần phải hỏi hướng đi!

Nhưng khác với việc chứng minh luận điểm này, tại sao chi tiết này lại được gộp vào trong Kinh Thánh? Chúng ta biết rằng không một chi tiết nào được nhắc tới trong Kinh Thánh là không cần thiết đâu. Mỗi câu và từng mẫu tự đều có ý nghĩa và có một sứ điệp cho chúng ta. Sứ điệp ấy là gì trong câu nầy?

Bậc thánh hiền Do-thái chỉ ra rằng từ Hy-bá-lai nói tới việc "định hướng", l'horot, có liên quan đến chữ Torah [Ngũ Kinh] (kim chỉ nam của chúng ta trong cuộc sống). Vì lẽ đó, bậc thánh hiền nói, không những Giacốp sai Giuđa lên trước để định hướng; Giacốp đã sai Giu-đa đi trước đặng sửa soạn một chỗ để nghiên cứu Torah. Đấy là tầm quan trọng của việc học biết về "dân sự của Quyển Sách". Không một chỗ nào được gọi là quê hương trừ phi đó là chỗ mà mọi người sẽ nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời.

Mỗi buổi sáng, người Do-thái chọn đọc từ kinh Talmud, ở đó liệt kê những gì một người có thể làm để kiếm được phần thưởng trong đời nầy và đời sau. Giữa vòng chúng là việc hiếu kính cha mẹ, thực thi những việc làm của sự tử tế, thăm viếng kẻ đau, sốt sắng cầu nguyện, và một số hành động đáng khen khác. Tuy nhiên, câu nói kết thúc với phần này: " . . . và nghiên cứu Torah thì tương đương với hết thảy mọi sự ấy".

Làm sao như thế được chứ? Có phải đang ngồi trong một phòng nghiên cứu các văn bản cổ xưa thực sự tốt hơn là thăm viếng kẻ đau ư?

Câu trả lời là “đúng”. Bởi vì chúng ta càng nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta sẽ càng dấn thân vào tất cả những việc làm đạo đức đó. Kinh Torah thường được sánh với nước uống. Giống như nước làm cho mọi thứ phát triển, nghiên cứu kinh Torah làm cho chúng ta lớn lên. Nó khiến chúng ta trở thành hạng người biết quan tâm, nhân ái, tin kính hơn. Như tác giả Thi thiên đã viết: "Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan" (Thi Thiên 19:7). Kinh Thánh soi sáng chúng ta và dạy dỗ cách thức sống cho chúng ta.

Câu này nhắc cho chúng ta nhớ đến tầm quan trọng thể nào của việc biến nghiên cứu Kinh Thánh thành một phần nhất quán và không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể đã biết việc này rồi, nhưng thực hiện nó là một việc khác. Cuộc sống bận rộn với nhiều việc phải làm. Nhưng như câu này dạy, chúng ta càng nghiên cứu, chúng ta sẽ càng bận rộn với “những thứ” thuộc loại đúng đắn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét