Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

THÊM MỘT LỜI CẦU XIN NỮA



Thêm Một Lời Cầu Xin Nữa

Trong lúc nầy, ta cầu khẩn cùng Đức Giê-hô-va mà rằng:…” — Phục truyền luật lệ ký 3:23

Lời cầu nguyện năng động ra sao chứ?

Hầu hết chúng ta đều hình dung ra câu trả lời cho thắc mắc ấy là rất. Cầu nguyện có sức mạnh để cứu nhiều sinh mạng, đảo ngược số phận và đạt được sự tha thứ. Nhưng một lời cầu nguyện duy nhứt năng động ra sao chứ? Hai lời cầu nguyện? Một trăm lời cầu nguyện? Chỉ thêm một lời cầu nguyện mà chúng ta đã thốt ra thì sẽ ra sao chứ? Về câu trả lời đó, chúng ta sẽ quay sang đọc Ngũ Kinh từ Phục truyền luật lệ ký 3:23–7:11 gọi là Va'etchanan, có nghĩa là: “Ta cầu khẩn”.

Câu mở đầu bắt đầu với Môi-se trong sự cầu nguyện. Ông nài xin với Đức Chúa Trời cho phép ông bước vào Israel. (Còn nhớ không? Trong Dân số ký 20:1–13, Môi-se đã bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời và được truyền cho biết ông sẽ không phải là người dẫn dắt dân sự vào trong Đất Hứa). Môi-se nài xin Đức Chúa Trời nhiều lần lắm. Thực vậy, truyền khẩu Do thái dạy rằng Môi-se cầu xin cùng một lời cầu nguyện đó hơn 500 lần!

Tại sao ông dừng lại chứ?

Một vài câu sau đó, chúng ta đọc thấy Đức GIÊ-HÔ-VA phán cùng Môi-se: Thôi; chớ còn nói về việc nầy cùng ta nữa (câu 26). Khi Đức Chúa Trời bảo Môi-se thôi đừng cầu nguyện nữa, ám chỉ rằng nếu ông tiếp tục, thì Đức Chúa Trời sẽ mũi lòng.

Đức Chúa Trời có những lý do chính đáng – mặc dù có những lý do chúng ta không thể hiểu được – vì không cho phép Môi-se bước vào xứ sở Israel, thế nên Ngài đặt dấu chấm hết cho lời cầu nguyện của Môi-se. Bậc thánh hiền dạy rằng nếu Đức Chúa Trời cứ để cho Môi-se tiếp tục, thì quyền phép của sự cầu nguyện sẽ “buộc” bàn tay của Đức Chúa Trời và làm xáo trộn kế hoạch vĩ đại của Ngài dành cho nhân loại.

Bài học đáng kinh ngạc mà chúng ta có thể tiếp lấy từ những câu này là sức mạnh của chỉ một lời cầu nguyện. Thường thì chúng ta cầu xin cho một điều gì đó và bất cứ điều gì chúng ta cầu xin chưa biểu hiện ra. Đôi khi chúng ta bỏ cuộc ngay khi đó. Các lần khác, chúng ta tiếp tục và có thể chúng ta cầu xin lần thứ hai hoặc là lần thứ ba. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta đã cầu nguyện hơn 500 lần cho một việc gì đó chứ?

Bậc thánh hiền dạy rằng khi nói đến cầu nguyện, chúng ta cần phải giống như những đứa trẻ cứ liên tục nhè với cha mẹ của chúng. Chúng ta phải xin và xin và xin hoài. Cuối cùng, nếu chúng ta xin đủ, và lời cầu nguyện của chúng ta là vì lợi ích tốt nhất của chúng ta, Cha chúng ta trên trời sẽ trả lời cho chúng ta. Khái niệm này chắc chắn được nhấn mạnh trong Kinh Thánh Cơ đốc trong lời dạy của Chúa Jêsus về sự cầu nguyện trong Lu-ca 18:1-8.

Nhưng liệu điều này muốn nói rằng Đức Chúa Trời giống như một người làm cha làm mẹ dễ bị thuyết phục, Ngài cho phép rên rỉ và dai dẳng chăng?

Chắc chắn là không! Ấy chẳng phải là chúng ta muốn Đức Chúa Trời đổi ý của Ngài bằng những lời cầu nguyện lặp đi lặp lại của chúng ta. Ấy là chúng ta tự thay đổi qua nhiều lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta trở nên gần gũi hơn với Đức Chúa Trời và chúng ta học biết trân trọng những gì chúng ta cầu xin – có thể là sức khỏe, sự bình an, hay vật chất. Chúng ta thay đổi, và vì vậy Đức Chúa Trời thay đổi hoàn cảnh của chúng ta.

Quí bạn ơi, nếu lời cầu nguyện của bạn chưa được nhậm, hãy vững lòng đi. Hãy cầu nguyện, cầu xin và nài xin nữa đi. Bạn không hề biết – lời cầu nguyện kế tiếp bạn thốt ra có thể là lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời nhậm đấy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét