Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

THẦN HỌC VỀ SỰ CẢM TẠ


Thần Học Về Sự Cảm Tạ
Tại trong xứ của chúng, giữa điều ơn lành dư dật mà Chúa đã ban cho chúng, tại trong đất rộng rãi và màu mỡ mà Chúa đã đặt trước mặt chúng, chúng không phục sự Chúa, chẳng trở bỏ các công việc ác của họ — Nê-hê-mi 9:35

Trong Endymion, quyển tiểu thuyết sau cùng mà Thủ tướng Anh quốc Benjamin Disraeli đã cho xuất bản, nhân vật ông St. Barbe, có lúc kêu lên: “Tôi công nhận khi tôi đang ăn loại nấm đó, tôi cảm thấy âm ấm trong lòng mình, nếu nó không tiêu hoá, tôi nghĩ phải có lòng biết ơn”.

Phần mô tả rất thực của Disraeli, St. Barbe là một người rất bi quan, vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên trước sự để ý đáng ghét đó. Đồng thời, tuy nhiên, thái độ của St. Barbe nhấn mạnh cho chúng ta một nghịch lý về tình trạng con người mà chúng ta thường gặp phải.

Hoàn toàn về mặt văn minh và phép tắc thông thường, chúng ta mong rằng lòng biết ơn của một người phải tương xứng, ít nhất là gần sát với độ lớn sự tử tế đã được làm ra cho người ấy. Khi cho mượn một cây bút chì, một tiếng "cảm ơn" lịch sự là đủ rồi. Tuy nhiên, khi một người mẹ nuôi dưỡng một đứa con bệnh hoạn được lành mạnh trở lại, một tiếng cảm tạ rất nhiều tất phải có.

Tuy nhiên, khi nói đến lòng biết ơn, hay thậm chí là sự công nhận Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa của chúng ta, thường là khi chúng ta thành công nhất, được chúc phước bởi sự bình an và thịnh vượng, rằng chúng ta rất có thể quên Nguồn của mọi sự nhân từ. Khi ấy, thái độ biết ơn thường là điều xa xôi nhất ra từ ​​tâm trí của chúng ta.

Ngũ Kinh liên tục nhấn mạnh sự nguy hiểm của cạm bẫy thần học này. Thí dụ, về tường trình lại lịch sử Do Thái trong sách Nê-hê-mi, chúng ta được biết nhiều lần người Do Thái đã thử tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho họ, và vô số trường hợp sự nhân từ đời đời của Ngài đối với họ nữa. Đỉnh cao của chu trình tường thuật này xuất hiện trong phần mô tả, ở câu 35, về sự thiếu lòng biết ơn của dân sự đối với Đức Chúa Trời ngay cả khi họ an toàn và thịnh vượng đang tễ trị trên Israel. Thậm chí khi ấy, người Do Thái than vãn rằng họ đã không hầu việc Đức Chúa Trời tốt nhứt mà họ có thể.

Ở đây, chúng ta nhìn thấy một dân được chúc phước cho với sự nhân từ của Đức Chúa Trời lại thất bại không dâng lời cảm tạ ở chỗ cảm tạ là xứng đáng. Tuy nhiên, trong ơn thương xót vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời liên tục chờ đợi dân sự Ngài ăn năn – theo tiếng Hy-bá-lai, thực thi teshuvah. Khi chúng ta trải nghiệm sự may mắn, chúng ta phải nhận lấy đúng trách nhiệm và đặc ân để công nhận mọi việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời nhơn vì ích của chúng ta. Một khi chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ thấy rằng mối quan hệ của chúng ta với Ngài đã được đào sâu hơn bằng những phương thức quan trọng và đáng ngạc nhiên.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét