Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

ĐÁP TRẢ VỚI DỬNG DƯNG


Đáp Trả Với Dửng Dưng
Hãy chọn lấy những người Lê-vi thế cho hết thảy con trưởng nam của dân Y-sơ-ra-ên, và súc vật của người Lê-vi thế cho súc vật của dân Y-sơ-ra-ên; vậy, các người Lê-vi sẽ thuộc về ta. Ta là ĐỨC GIÊ-HÔ-VA — Dân số ký 3:45

Khi con trai đầu lòng của một gia đình Do Thái được hơn 30 ngày tuổi, người Do Thái trên khắp thế giới thực hiện một nghi thức cổ xưa gọi là "pidyon haben", có nghĩa là chuộc con đầu lòng.

Buổi lễ, có gốc rễ của nó từ phần Ngũ Kinh tuần này [Dân số ký 1:1 – 4:20; Ôsê 2:1 - 22], thường bao gồm một mâm bạc, đứa trẻ được đặt trên đó và được dâng cho một Kohen, một dòng dõi đích thực của A-rôn. Sau một loạt các phần đọc, chúc phước, và cho các đồng tiền bằng bạc, đứa trẻ được tuyên bố là đã được chuộc. Một bữa ăn được tổ chức để tôn vinh buổi lễ.

Tại sao con đầu lòng cần được chuộc chứ?

Câu trả lời, ấy là nguyên mỗi đứa trẻ nam đầu lòng bị định sẽ được dâng cho sự hầu việc trong Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Đó sẽ là con đầu lòng của từng gia đình từ mỗi chi phái, không chỉ những người ra từ chi phái Lê-vi, họ sẽ phục vụ Đức Chúa Trời trong tiết mục đáng trượng này. Song khi tội lỗi của việc lập con bò con diễn ra, mọi thứ đà thay đổi. Chi phái Lê-vi đã từ chối không tham gia và lên tiếng chống lại việc làm sai trái. Để làm như vậy, họ được ban cho vinh dự và đặc ân là tôi tớ ưu việt của Đức Chúa Trời trong chỗ của con đầu lòng từ mỗi chi phái.

Đây là lý do tại sao hết thảy con đầu lòng, đáng lẽ chúng phải được dâng cho Đức Chúa Trời, phải được chuộc và họ chẳng có đòi hỏi gì nguyên thuỷ. Việc chuyển đổi chính thức cho phép những thầy tế lễ giữ lấy các tôi tớ duy nhất ở trong nhà của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, sự thật cho thấy rằng, có những người từ mỗi chi phái họ từ chối không dự phần vào tội lỗi con bò con bằng vàng kia. Tại sao họ không được khen thưởng? Hơn nữa, tại sao họ bị loại ra khỏi vinh dự phục vụ trong Đền Thờ?

Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng trong khi nhiều người Do Thái từ chối không dự phần vào tội lỗi, chỉ có chi phái Lê-vi đã lên tiếng chống lại việc ấy. Đây là phản ứng bằng lời lẽ của họ trước sự bất kính đối với Đức Chúa Trời khiến họ ra xứng đáng với việc sử dụng kỷ năng giọng nói của họ trong dàn hợp xướng của Đền Thờ và thực hiện sự thờ phượng trong Đền Thờ.

Nhà văn nổi tiếng và là người sống sót sau lần diệt chủng của Phát-xít Đức Eli Wiesel đã từng nói: “Trái với yêu không phải là ghét, mà là sự dửng dưng”. Đấy là lời tuyên bố rất mạnh mẽ khiến cho người ta không thể chỗi dậy vì điều chi là phải, vì người vô tội và vì Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta không thể đứng yên trong khi những người khác bất kính đối với Ngài hoặc đe dọa các phép tắc mà Ngài đã thiết lập. Kính mến Đức Chúa Trời có nghĩa là đứng vững cho Đức Chúa Trời ngay cả khi chúng ta đứng có một mình.

Eli Wiesel đưa ra lời bình đáng nhớ khác. Ông nói: "Vì cớ sự dửng dưng, người ta chết trước khi người ta thực sự chết". Sống là cảm nhận, nắm lấy hành động, và tạo ra sự khác biệt. Nguyện chúng ta hãy sống sao cho trọn vẹn nhất, và thay vì dửng dưng, hãy đối mặt với những thách thức của ngày hôm nay với tình cảm, hành động và yêu thương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét