Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

TRỞ THÀNH CÂY KẾT QUẢ




Trở Thành Cây Kết Quả
“Khi ngươi vây một thành nào lâu đặng hãm chiếm, chớ lấy rìu chặt những cây của thành đó, vì ngươi có thể ăn được trái nó. Vậy, chớ chặt nó; vì cây ngoại đồng há là một người để bị ngươi vây sao?” — Phục truyền luật lệ ký 20:19

Khi dân Do Thái sắp sửa chinh phục xứ Canaan, Môise đã dạy cho họ luật lệ để lâm chiến. Một điều luật cấm họ đốn bỏ cây ăn trái. Tuy nhiên, cây không phải là cây ăn trái thì được phép đốn hạ. Tại sao Ngũ kinh có sự phân biệt giữa hai loại cây, và tại sao Kinh Thánh lại quan tâm đến cây cối trong thời kỳ chiến tranh ở chỗ thứ nhứt?

Trong câu này, chúng ta đọc: "Vì cây ngoài đồng há là một người. . .". Tuy nhiên, dịch sát nghĩa từ tiếng Hêbơrơ gốc, câu nầy phải ghi là: "Con người là một cây…". Cây cối là một biểu tượng nói tới con người, và giống như có cây sinh trái và cây không sinh trái, thì cũng một thể ấy, có người kết quả và có người không kết quả.

Mới đây, tôi có xem một video clip ngắn về việc bố thí. Đoạn video mô tả người kia nếm trải cuộc sống hàng ngày của mình, thường gieo ra những hành động tử tế nho nhỏ. Ông thấy có chỗ dột từ một tòa nhà rồi đặt một cây sắp chết ở dưới chỗ đó. Ông đi ngang qua một người mẹ và đứa con gái nhỏ đang ngồi xin bố thí và ông cung cấp cho họ những gì ông có. Ông giúp cho một người nữ tuổi trung niên đẩy một chiếc xe bán đồ ăn ra khỏi lề đường và đưa vào chỗ mà bà ta hay đứng bán.

Đây chỉ là một vài trong số những việc tốt mà người nầy làm mỗi ngày. Có khán giả lên tiếng hỏi: "Ông ấy nhận được gì từ mọi sự nầy?"

Đáp: Không nhận được gì cả. Ông ta sẽ không giàu hơn, không nổi tiếng hơn, hoặc nhận được bất kỳ tiếng vỗ tay nào. Tuy nhiên, đoạn video trên tiếp tục chiếu người ấy cứ nếm trải thói quen hàng ngày của mình, chỉ có lần nầy, cái cây chết đặt dưới chỗ dột kia lại đơm lá ra. Đứa con gái hay ngồi ăn xin với mẹ nó đã có đồng phục học sinh và hay mĩm cười biết ơn đối với ông. Người phụ nữ bán đồ ăn kia rõ là vui vẻ hơn và hay cho khách hàng thêm đồ ăn, nếm trải cảm xúc thân ái mà bà ta chắc chắn đã nhận được từ người hay giúp đỡ cho bà ta.

Người nầy là một "cây kết quả". Ông đóng góp cho thế giới với phí tổn của chính  mình, và kết quả là, khiến cho thế giới thành ra một nơi tốt đẹp hơn. Cây nào không sinh trái có thể cung ứng cho chúng ta bóng mát, nhưng bóng mát ấy không trả cho cây kia một chút gì, và vì vậy nó không có giá trị bao nhiêu.

Thông qua điều răn xem trọng loại cây sinh trái, Ngũ kinh dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải coi trọng "người kết quả" và hãy phấn đấu để trở thành một người kết quả.

Hãy xem xét làm thế nào chúng ta có thể kết quả trong tuần này. Chúng ta có thể giúp đỡ một người lạ, bố thì một chút lòng từ ái, hoặc là thêm một chút nữa với ai đó. Một chút lòng tốt gieo ra hạt giống có thể mang về nhiều quả hơn trong tương lai.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét