Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

TRONG TINH THẦN ANH EM


Trong Tinh Thần Anh Em
“Khi ngươi đã vào trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, khi nhận được và ở tại đó rồi, thì phải lấy hoa quả đầu mùa của thổ sản mình thâu-hoạch trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, để trong một cái giỏ, rồi đi đến chỗ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở” — Phục truyền luật lệ ký 26:1–2

Mùa hè năm 2014 là thời điểm khó khăn đối với Israel. Bị oanh tạc bởi tên lửa không ngừng, Lực lượng Phòng Vệ Do thái không có sự lựa chọn nào khác trừ ra phải đặt dấu chấm hết cho khả năng pháo của Hamas. Những gì binh sĩ tìm thấy ở Gaza còn tồi tệ hơn so với họ tưởng tượng. Những kẻ khủng bố đã xây dựng một tập hợp đường hầm phức tạp kéo dài vài dặm giữa Gaza và Israel. Các đường hầm nầy là một phần của âm mưu rất tinh vi, họ muốn lẻn vào Israel và giết thường dân càng nhiều càng tốt.

Trong chiến dịch, hỗn loạn nổ ra vào sáng thứ Sáu khi bọn khủng bố đã nổ súng vào các binh sĩ IDF trong thời gian ngừng bắn chính thức, giết chết hai binh sĩ ngay lập tức và kéo binh sĩ khác, Hadar Goldin, vào một đường hầm khủng bố. Ngay sau khi binh sĩ xác nhận những gì đã xảy ra, Trung tá Eitan 23 tuổi quay sang đồng đội của mình và nói: "Tôi sẽ theo sau Goldin. Nếu tôi không trở lại trong năm phút, xem như tôi đã chết". Trong khi Eitan đã không thành công trong việc đưa đồng đội trở về, anh đã tìm thấy đủ bằng chứng giúp cho cấp chỉ huy xác định rằng Goldin đã bị giết, để thông báo cho gia đình anh ta. Thêm nữa, cách biểu lộ tinh thần dũng cảm tình đồng đội của Eitan đã góp phần như một sự khích lệ cho mọi người.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, chúng ta đọc về mạng lịnh Bikkurim, đem hoa quả đầu mùa dâng cho Đức Chúa Trời, một khi dân Do thái đã vào ở trong xứ Israel. Tuy nhiên, con cái Israel đã không tuân giữ chỉ thị này ngay lập tức. Tại sao? Bởi vì toàn bộ cuộc chinh phục đất đai tốn những 14 năm, và cho tới khi ai nấy trong dân Do thái đã định cư trong xứ, phần còn lại của xứ sở cũng chưa ổn định được, dù có người đã xây nhà cửa và thu hoạch thổ sản rồi nữa. Nếu một phần xứ sở vẫn còn chiến đấu cho sự an ninh của họ, cả nước đều dự phần trong hoàn cảnh của họ. Niềm vui của họ không thể được trọn vẹn cho đến khi hết thảy anh em của họ đều an toàn ra khỏi con đường nguy hiểm.

Tinh thần đồng đội nầy và tình anh em đã có mặt từ những buổi đầu của xứ sở Do thái và vẫn còn giữ như thế cho đến ngày nay. Tình cảm ấy cho thấy "Tôi chưa OK nếu bạn chưa OK" là một sức mạnh tinh thần hàng đầu sẽ luôn luôn cai quản xứ sở của chúng ta.

Ở một cấp độ lớn hơn, chúng ta sẽ có một thế giới khả quan hơn nhiều nếu mọi người suy nghĩ theo những dòng chữ nầy. Làm thế nào chúng ta có thể OK được nếu có hàng triệu người khác chưa OK chứ? Lo liệu cho chính cuộc sống của mình rồi quên phứt sự nghèo khó, nguy hiểm, và kinh khủng đang nắm bắt nhiều phần khác trên thế giới là điều rất dễ dàng. Không ai có thể cứu được ai, nhưng nếu chúng ta mỗi người lo liệu phần của mình rồi xem tất cả đồng loại là anh em, chúng ta có thể làm thay đổi thế giới ra tốt đẹp hơn một cách khả quan. Như bậc thánh hiền Do thái dạy dỗ: “Hoàn thành công việc chẳng phải là việc của bạn đâu, mà bạn không được tự do rút ra khỏi đó”. Hết thảy chúng ta đều cần phải lo liệu phần của mình hôm nay!



Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI GIỮ SỔ BỘ CỦA CHÍNH NGÀI


Đức Chúa Trời Giữ Sổ Bộ Của Chính Ngài
“Khi Đức Giê-hô-va biên các dân vào sổ, thì Ngài sẽ kể rằng: Kẻ nầy đã sanh tại Si-ôn — Thi thiên 87:6

Đối với nhiều người Do Thái, thực hiện Aliyah - di cư đến xứ Israel - là biến giấc mơ trở thành sự thật. Rồi có con cái và nuôi dạy chúng trong xứ Israel có nghĩa là người Do thái đã đi thêm một bước xa hơn nữa trong hơn 2.000 năm khi nắm lấy ước mơ đó. Vì vậy, như bạn có thể hình dung, nhiều người Mỹ Olim (nhập cư) họ thất vọng không biết sống ra sao sau khi sinh con tại thành Jerusalem, là thủ đô của chúng tôi, hộ chiếu Mỹ của những trẻ em này sẽ chỉ cần liệt kê "Jerusalem" vào là nơi sinh của họ, nhưng không phải "Israel" là quốc gia nơi họ ra đời.

Theo như các hộ chiếu nầy đã nhắm tới, Jerusalem đã không được công nhận như là một phần của xứ Israel.
Cách đây một thập niên, một số phụ huynh người Mỹ của trẻ em sinh ra tại Israel quyết định theo đuổi vấn đề này về mặt luật pháp. Năm 2002, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu rằng Israel sẽ được liệt kê trên tấm hộ chiếu là quốc gia nơi ra đời. Nhưng chính quyền tổng thống tiếp theo sau đó hết thảy đều gọi hành động của quốc hội này là vi hiến. Trong năm 2015, vấn đề này lên đến đỉnh điểm khi Tòa Án Tối Cao phán quyết rằng "Israel" sẽ bị loại bỏ khỏi hộ chiếu của những người Mỹ sinh ra tại thành Jerusalem.

Sự việc xảy đến như là một cú đấm đáng kinh ngạc cho nhiều người Mỹ gốc Do Thái, họ vốn yêu mến xứ sở nơi họ chào đời, nhưng họ đã đến với xứ Israel như là một phần của ơn kêu gọi thiêng liêng của họ. Đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi sao lại không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel chứ? Thị trưởng Jerusalem Nir Barkat trả lời bằng câu nói: "Cũng như Washington là thủ đô của nước Mỹ, Luân đôn là thủ đô của nước Anh, và Paris là thủ đô của nước Pháp, Jerusalem đã và sẽ luôn luôn là thủ đô của Israel – mà còn hơn thế nữa, Jerusalem là trái tim và linh hồn của dân tộc Do Thái".

Thi thiên 87 có thể được ghi ra hôm nay để giải quyết chính vấn đề nầy. Tác giả Thi thiên đã viết: “Khi Đức Giê-hô-va biên các dân vào sổ, thì Ngài sẽ kể rằng: Kẻ nầy đã sanh tại Si-ôn.

Nói cách khác, sau cùng thì thế giới nói gì về con trẻ sanh tại thành Jerusalem không quan trọng đâu. Đức Chúa Trời có sổ bộ đăng ký của chính Ngài. Ngài sẽ giữ sổ bộ ghi chép những trẻ em nào chào đời tại Siôn, một từ ngữ khác nói tới Nhà Nước Do thái.

Đây là một lời nhắc nhớ rất tuyệt vời, thế giới hay người ta trong cuộc sống sẽ nói gì về chúng ta không lấy làm quan trọng đâu, sau cùng thì việc thực sự là vấn đề nằm ở chỗ Đức Chúa Trời phán chi về chúng ta. Chúng ta sẽ không đặt quá nhiều quan trọng trên những gì người khác nói hay nghĩ về chúng ta. Chúng ta chỉ nên phấn đấu sao cho đẹp lòng Chúa chúng ta và tự lo liệu sao cho chúng ta sẽ có tên trong sổ bộ của Ngài mà thôi. Liệu Đức Chúa Trời có in dấu chúng ta là tử tế hay gian ác? Là trung tín hay đáng sợ? Là vâng phục hay ngoan cố? Đức Chúa Trời ghi thành tích cuối cùng - và đó là người duy nhất đáng kể đến.



TỬ TẾ ĐỐI VỚI KẺ THÙ


Tử Tế Đối Với Kẻ Thù
“lột áo tù, và ở trong nhà ngươi khóc cha mẹ mình trong một tháng; kế ấy, ngươi sẽ đến cùng nàng, làm chồng nàng, và nàng sẽ làm vợ ngươi. Nếu ngày sau ngươi không ưa nàng nữa, nàng muốn đi đâu, thì phải cho nàng đi mặc ý, và vì ngươi đã lấy nàng làm vợ, nên chẳng khá bán nàng lấy tiền, hay đãi nàng như nô lệ” — Phục truyền luật lệ ký 21:13–14

Nhà lãnh đạo Hamas, Ismail Haniyeh, thường xuyên kêu gọi tiêu diệt Israel. Tuy nhiên, khi cháu gái một tuổi của ông ta cần sự chăm sóc y tế, ông ta đưa nó đến Israel để điều trị. Và Israel nồng nhiệt tiếp đón kẻ thù rồi điều trị cho cô bé với sự tử tế và quan tâm.

Không phải chỉ có gia đình Haniyeh trong việc tìm đến Israel để được trợ giúp về mặt y tế. Mỗi năm, hàng trăm trẻ em từ Gaza chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Schneider ở gần Tel Aviv, thậm chí khi bệnh viện buộc phải củng cố những cánh cửa sổ và xây dựng hầm trú bom vì tên lửa của Hamas khai hoả từ Gaza. Ngay cả khi họ tấn công chúng tôi, chúng tôi lo liệu sự đau ốm của họ.

Thêm nữa, mặc dù Israel đã chính thức có chiến tranh với Syria, Israel đã âm thầm điều trị những người bị thương trong cuộc nội chiến của nước này cả bên trong Syria và Israel, nơi các quan chức Syria đã bí mật chuyển đến những người có cần sự chăm sóc ngay lập tức. Israel đối xử với người bị thương với phí tổn của mình. Một nhân viên quản trị bệnh viện Israel cho biết: "Đối với chúng tôi họ là bệnh nhân, họ cần sự giúp đỡ ngay lập tức hoặc họ sẽ chết. Và không phân biệt họ đến từ đâu, dù họ là binh lính hoặc dân sự"

Làm sao Israel có thể đối xử với kẻ cực kỳ tàn ác trong số kẻ thù của chúng tôi với sự tử tế nhất trong mọi sự tử tế chứ? Đó là một phần của truyền thống và hệ thống giá trị của chúng tôi dựa trên Kinh Thánh.

Phần Ngũ Kinh tuần nầy chứa nhiều luật lệ hơn bất kỳ phần đọc nào khác. Giữa vòng những điều luât đầu tiên được ghi chép kia là mạng lịnh phải đối xử với một người nữ tù binh chiến tranh với sự trân trọng. Cô ta được dành ra 30 ngày than khóc về gia đình mình, rồi duy nhứt sau thời gian ấy, nếu có binh sĩ Do thái nào muốn lấy người làm vợ mình, binh sĩ đó sẽ kết hôn với cô ta. Bằng không, cô ta sẽ được trả tự do.

Một vài câu sau đó, chúng ta biết rằng người Israel bị kết về một tội chắc chắn phải bị xử tử. Bậc thánh hiền người Do Thái bình luận: tính cách gần gũi của hai điều luật này dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải đối xử công bằng với tất cả mọi người. Không có sự thiên vị cho người nào thuộc phe ta, và chúng ta cũng không xây lưng lại với kẻ thù của mình. Chúng ta phải đối xử với mọi người bằng công lý và với lòng thương xót.

Nếu Israel có thể mở rộng lòng tốt đó cho kẻ thù của họ, chắc chắn chúng ta phải có lòng thương xót đối với người ta trong cuộc sống, những kẻ từng đối xử nghèo nàn đối với chúng ta. Chúng ta cần phải tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng ta, nhưng Kinh Thánh khuyến khích chúng ta đi xa hơn thế nữa. Chúng ta cần phải vùa giúp, hỗ trợ, điều trị cho cựu "kẻ thù" của chúng ta bằng sự tử tế và trân trọng.

Tuần này, chúng ta hãy nghĩ đến một người nào đó trong chính đời sống của mình, là những kẻ từng làm tổn thương chúng ta trong quá khứ. Hãy xem xét làm sao chúng ta có thể buông bỏ cái ký ức đau thương ấy và ôm chầm lấy người kia với đầy tình cảm.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương mọi người giống như Ngài yêu thương.