Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

NGÔI TRƯỜNG TRONG NIÊN KHOÁ



Ngôi Trường Trong Niên Khoá

Đứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Ê-sau. Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Ê-sau; nên đặt tên là Gia-cốp. Khi sanh hai đứa con nầy thì Y-sác đã được sáu mươi tuổi — Sáng thế ký 25:25–26

Ai là người khôn ngoan?

Điều chi khiến cho người nầy thông minh hơn người kia? Có phải đó là ân tứ được giáo dục kỹ lưỡng không? Có phải đó là sự may mắn được chào đời với ADN của một thiên tài? Bậc thánh hiền Do thái đưa ra câu hỏi nầy rồi cung ứng một câu trả lời đáng kinh ngạc. Ấy chẳng phải là tự nhiên hay là do được trưởng dưỡng đâu. Bậc thánh hiền hỏi: “Ai là người khôn ngoan?” Người nào tiếp thu từ mọi người”.

Sẽ chẳng ăn nhập gì hết một khi bạn là Albert Einstein hoặc một người tốt nghiệp ở đại học đường Harvard. Người khôn ngoan nhất trong mọi người là những người nào không hề thôi tiếp thu.

Trưởng lão Kelm, một vị rabi người Lithuan vào thế kỷ thứ 19, đã chỉ ra rằng trong khi hầu hết loài vật ra đời với khả năng bẩm sinh lo chăm sóc cho mọi nhu cần cơ bản của chính chúng, con người đã được dựng nên với chủ ý dễ bị tổn thương và không có khả năng khi họ chào đời. Những đứa trẻ sơ sinh hoàn toàn nương cậy vào bố mẹ và người giám hộ mình. Vị rabi giải thích rằng Đức Chúa Trời cố ý làm điều nầy hầu cho chúng ta được sửa soạn để học hỏi từ bố mẹ chúng ta và nhiều người khác nữa.

Tuy nhiên, theo truyền khẫu của người Do thái, Êsau, đã không chào đời theo cách ấy. Tên của ông có quan hệ với từ ngữ Hybálai asau, từ nầy có nghĩa là “làm nên”. Bậc thánh hiền bình luận rằng Êsau ra đời đã được dựng nên sẵn rồi. Ông chào đời với nhiều tóc giống như một đứa trẻ lớn tuổi hơn, và một số rabi thậm chí cho rằng Êsau khi sanh ra trông giống như một người lớn được thu nhỏ lại. Dù là cách nào, bậc thánh hiền nhất trí rằng Êsau đã thấy mình là trọn vẹn và hoàn hảo. Không nhất thiết phải học hỏi hay phát triển gì thêm!

Ngược lại, tên của Giacốp có nghĩa là “gót chơn”, giống như nơi gót bàn chơn, một phần nhỏ ở tận cùng cơ thể. Giacốp vốn ý thức rằng ông ra đời là bất toàn – thực vậy, ông đã khởi sự tiến trình lớn lên của mình và chỉ là cái “gót chơn”. Ông đã có một cuộc đời đặt trước mặt ông để phát triển thành một con người hoàn chỉnh. Đối với Giacốp, cuộc sống sẽ phải phát triển và thay đổi suốt theo thời gian. Cuộc sống sẽ trở thành lớp học của ông – trọn vẹn với các vị giáo sư cùng những tư vấn, những lần dong ruỗi và thử nghiệm – và sự học hỏi sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Quí bạn ơi, giống như Giacốp, hết thảy chúng ta đều có nhiều điều phải tiếp thu và ngôi trường đang ở trong niên khoá – dù chúng ta có biết điều đó hay không. Kinh thánh là quyển sách giáo khoa của chúng ta và sẽ luôn luôn có những bài kiểm tra. Sẽ có những câu đố và bài tập cùng các dự án quan trọng để chúng ta có thể cùng nhau làm việc với những người bạn cùng lớp. Các vị giáo sư của chúng ta sẽ thay đổi, và chúng ta sẽ không bao giờ biết ai là vị giáo sư kế đó. Có người chúng ta sẽ rất yêu mến và sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy tốt lành; nhiều vị khác chúng ta sẽ không ưa thích nhiều, song họ sẽ giúp đỡ chúng ta trở nên tốt đẹp.


Ngôi trường đang ở trong niên khoá, vì vậy chúng ta cần phải chú ý cho kỹ, học hành chăm chỉ, và tiếp thu để rồi khi học đường đi đến chỗ bế giảng, chúng ta sẽ thi đậu kỳ thi sau cùng của mình với nhiều sắc màu bay bổng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét