Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

CUNG ỨNG HY VỌNG VÀ SỰ CHỮA LÀNH


Cung Ứng Hy Vọng và Sự Chữa Lành

Khi hai người đánh lộn nhau, người nầy đánh người kia bằng đá hay là đấm cú, không đến đỗi phải chết, nhưng phải nằm liệt giường, nếu đứng dậy chống gậy đi ra ngoài được, người đánh đó sẽ được tha tội. Nhưng chỉ phải đền tiền thiệt hại trong mấy ngày nghỉ và nuôi cho đến khi lành mạnh — Xuất Êdíptô ký 21:18–19

Phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy dẫn đến câu chuyện trong phần đọc Kinh thánh tuần qua, bao gồm sự khải thị của Đức Chúa Trời tại Núi Sinai và việc ban ra 10 Điều Răn, thêm một bước nữa. Trong phần đọc nầy, chúng ta được cung ứng một danh sách rõ ràng về các luật lệ cần thiết dành cho một xã hội lành mạnh, lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm, kính sợ Đức Chúa Trời, công bình và bình đẳng. Kính mến Đức Chúa Trời là chưa đủ theo một phương thức trừu tượng; chúng ta phải nắm lấy tình yêu thương đó rồi đổi nó thành lối sống trung tín.

Một trong những luật lệ được đưa ra thảo luận trong phần đọc đặc biệt nầy nói tới những gì đang xảy ra nếu người nầy đánh trọng thương người kia. Như chúng ta sẽ thấy, Kinh thánh mô tả: Khi hai người đánh lộn nhau, người nầy đánh người kia bằng đá hay là đấm cú, …. người đánh đó sẽ được tha tội. Nhưng chỉ phải đền tiền thiệt hại trong mấy ngày nghỉ và nuôi cho đến khi lành mạnhCác rabi giải thích rằng bên có lỗi phải bồi thường hoàn toàn cho bên bị thương tích, bao gồm trả hết mọi chi phí thuốc men. Bậc thánh hiền Do thái cũng chỉ ra rằng chính từ câu nầy mà chúng ta học biết rằng một người có phép được chăm sóc về mặt y tế. Chúng ta được phép đi bác sĩ để được chữa lành.

Trong tiếng Hybálai, hai từ sau cùng của câu Kinh thánh là rapoh yirapehsát nghĩa có ý nói “chữa lành và được chữa lành”. Đấng tiên kiến Lublin, một vị rabi nổi tiếng vào thế kỷ thứ 18, đã bình luận về cụm từ nầy, nói rằng một vị bác sĩ được phép chữa trị, song ông không được phép làm cho người được chữa trị phải thất vọng. Mặc dù theo mọi sự học hỏi và kinh nghiệm của ông, ông tin rằng dù một bịnh nhân không có được cơ hội, vị y sĩ không được phép bỏ cuộc. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có tiếng nói sau cùng về người đó có được chữa lành hay không!?! Công việc của vị y bác sĩ là thực hiện sự chữa lành bất luận người ta có nói gì đi nữa. Ngoài ra, ông được phép cung ứng cho bịnh nhân niềm hy vọng, song ông không được phép gác bỏ hy vọng đi. Một vị y sĩ không bao giờ nói cho bệnh nhân biết là chẳng còn có hy vọng nữa.

Các rabi nắm lấy ý tưởng nầy, đưa nó đi một bước xa hơn và giải thích rằng chính nguyên tắc đó đang nắm giữ mọi phương diện của sự sinh tồn của chúng ta – về thuộc thể, về tình cảm, và về mặt thuộc linh nữa. Chúng ta có thể sống trong hy vọng, và khi chúng ta hy vọng, chúng ta sẽ không hề từ bỏ hy vọng. Chúng ta sẽ không bao giờ nói rằng người nầy hay người kia không có cơ hội để mà ăn năn. Chúng ta đừng bao giờ quyết định mình không có cơ hội để cải thiện cách xử sự của chính mình. Chúng ta đừng bao giờ quyết rằng bất kỳ tình huống nào là vô vọng hết. Trong thế giới lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm, bất cứ điều gì cũng luôn luôn là khả thi cả. Công việc của chúng ta là chữa lành và được chữa lành; đó là hy vọng và cung ứng hy vọng.

Lần tới, bạn hay một người bạn kinh nghiệm một tình huống ảm đạm, hãy nhớ những việc duy nhứt mà bạn được phép làm là cung ứng hy vọng, cung ứng sự giúp đỡ, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chữa lành – và khi ấy hãy để cho Đức Chúa Trời làm phần việc của Ngài.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét