Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

CHỈ XOAY ĐẦU THÔI



Chỉ Xoay Đầu Thôi
Hỡi con người, khá cho nhà Y-sơ-ra-ên biết nhà nầy, hầu cho chúng nó xấu hổ về tội lỗi mình. Chúng nó khá đo theo kiểu nó. Khi chúng nó hổ thẹn về mọi điều mình đã làm, ngươi khá giơ hình nhà nầy ra cho chúng nó, là những hình thế, đường ra, lối vào, hết thảy các hình trạng, hết thảy những mạng lịnh nó, hình nó, và hết thảy lệ luật nó. Hãy viết mà tả ra mọi điều đó trước mặt chúng nó, hầu cho chúng nó giữ lấy cả hình nó và cả lệ luật nó để làm theo” — Êxêchiên 43:10–11

Mỗi ngày là cơ hội khác để thay đổi đời sống và bản thân chúng ta sao cho tốt hơn. Tuy nhiên, phần nhiều người trong chúng ta thức giấc vào ban sáng với mọi sự đề ra phải thay đổi, chỉ để được nhắc cho nhớ rằng muốn làm như thế thì thật là khó. Thường thì chúng ta ngã lòng và choáng ngợp rồi kết thúc một ngày y như chúng ta đã bắt đầu.

Trong Thi thiên 103:12, chúng ta đọc: “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu”. Tuy nhiên, sự hiểu biết của người Do thái về câu Kinh thánh nầy không hoàn toàn là lạc quan. Bản dịch của người Do thái về câu Kinh thánh nầy là: “phương đông cách phương tây rất là xa, chúng ta cũng xa cách đối với Đức Chúa Trời y như thế, sự vi phạm của chúng ta được dời đi xa như vậy đấy”. Tội lỗi của chúng ta làm phân cách chúng ta rất xa đối với Đức Chúa Trời. Nhưng cũng đừng ngã lòng đấy nhé. Như một vị rabi đã giải thích, việc khép lại khoảng cách ấy chẳng mất gì nhiều đâu.

“Đông xa đoài tới cở nào ru?” Rabi Menachem Mendel xứ Kotzk thắc mắc như thế. Rồi vị rabi nói tiếp: “Đông và Tây như đứng kề cận nhau. Mọi sự bạn cần phải thay đổi là chiều hướng của cái đầu của mình mà thôi”. Nói về mặt thuộc thể, vị rabi đang nói rằng: hãy đổi cái đầu của bạn từ việc nhìn vào phía Đông sang việc nhìn vào phía Tây, điều nầy chứng minh rằng Đông và Tây ở ngay kề bên nhau – vấn đề là bạn đang nhìn về hướng nào mà thôi. Nói về mặt thuộc linh, sự việc có ý nói, khi chúng ta xoay cái đầu của mình – khi chúng ta thay đổi lý trí của mình – ngay lập tức chúng ta khép cái khoảng trống đang đe doạ sự gần gũi của chúng ta với Đức Chúa Trời.

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, Đức Chúa Trời đã điều khiển tiên tri Êxêchiên phải: mô tả đền thờ của dân Israel, để chúng thấy xấu hổ về tội lỗi của chúng . . . và nếu chúng thấy xấu hổ về những điều chúng đã phạm, hầu cho chúng giữ lấy thiết kế của đền thờ . . .”. Mọi sự Đức Chúa Trời yêu cầu dân sự, ấy là họ phải thấy xấu hổ về tội lỗi của họ. Nếu họ công nhận những gì họ đã phạm là sai lầm, hối tiếc về điều đó, rồi quyết định không bao giờ lặp lại mọi lầm lỗi ấy nữa, từng ấy thôi sẽ phục hồi lại mối quan hệ của họ đối với Đức Chúa Trời.
Quả thực, ở mặt nầy, sự thay đổi rất là khó. Ở mặt kia, xoay cái đầu là việc phải làm; một sự thay đổi nơi chiều hướng; một sự thay đổi của tấm lòng. Chúng ta từng đổi hướng, chúng ta ra khác biệt rồi vì chúng ta đã đổi hoàn toàn số phận của mình.


Tuần nầy, chúng ta hãy dò tìm và hãy công nhận nơi mình đã hướng đến là một hướng không đúng. Khi chùi mọi thói tật không tốt của mình dưới tấm thảm mà ai cũng biết, đấy là một sự thử thách, nhưng chúng ta hãy thử nhìn vào những việc ấy, những thứ mà chúng ta đã dùi mài quá lâu. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và muốn có một mối quan hệ với chúng ta cho dù là thế nào. Mọi sự Ngài yêu cầu, ấy là chúng ta công nhận sự thiếu sót của mình và thành thực hối tiếc chúng. Chỉ khi ấy, chúng ta mới hướng đầu mình về một phương hướng đúng đắn — hướng về Đức Chúa Trời!

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

PHỤC VỤ ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG TỪNG THỜI KỲ



Phục Vụ Đức Chúa Trời Trong Từng Thời Kỳ
 “Đây là các điều ngươi sẽ dâng lên bàn thờ: Hai chiên con một tuổi, mỗi ngày thường thường như vậy. Buổi sớm mai ngươi hãy dâng một trong hai chiên con; con thứ nhì hãy dâng vào buổi chiều tối  Xuất Êdíptô ký 29:38–39

Theo truyền khẫu Do thái, đồng tiền của Ápraham chứa một hình ảnh nói tới đôi thanh niên thanh nữ mặt nầy và bức hình hai cụ già ở mặt kia. Tất nhiên, những hình ảnh nầy không nằm ở đó chỉ để làm đẹp cho tiền tệ của Ápraham. Chúng có một sứ điệp và ý nghĩa mà cả hai Ápraham và Sara mang theo với họ suốt cuộc sống của họ.

Đây là một sự nhắc nhớ các bài học mà chúng ta có thể tiếp thu từ những thời kỳ trong đời sống của chúng ta – thời thanh xuân và những năm tháng tuổi già.

Tuổi trẻ có lợi thế hơn tuổi già. Họ chan chứa tình cảm và tràn trề sức mạnh. Về mặt thuộc thể, họ có nhiều khả năng và thường thì được lèo lái một cách có lý tưởng. Đây là lý do tại sao nhiều phong trào cải cách đã khởi sự trong các chiến dịch của trường đại học – tuổi trẻ có đầy năng lực và sẵn sàng làm hết sức mình để đạt được các mục tiêu của họ.

Tuy nhiên, tuổi trẻ cũng có những hạn chế của nó. Lứa tuổi thanh niên thiếu kinh nghiệm và sự chin chắn của thế hệ cao tuổi hơn. Trong mọi sự họ đang nhìn biết kia, có nhiều thứ họ chưa biết. Có thể họ có các ý tưởng đáng khích lệ, nhưng họ không có kinh nghiệm hướng dẫn họ đạt được các mục tiêu theo cách thức tốt nhứt khả thi. Thêm nữa, tuổi trẻ dễ dàng bị lung lạc bởi tình cảm cùng các ham muốn của họ trong mọi sự theo phần xác. Những việc nầy cũng có thể trì kéo họ lại không đạt được các mục tiêu của họ.

Tuổi già có lợi thế hơn tuổi trẻ trong lãnh vực nầy. Về phần thuộc thể, chắc chắn là mất đi cái sáng láng và lung linh của nó. Chúng ta được khôn ngoan hơn khi chúng ta già dặn hơn. Chúng ta nhận biết sự hư không của của cải vật chất. Chúng ta đã tiếp thu từ các kinh nghiệm và đã luyện lọc phẩm cách của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng đối diện với nhiều thách thức. Không giống như lứa tuổi thanh niên, thân thể của chúng ta đã nếm trãi cuộc sống nhiều hơn. Chúng ta có thể cảm thấy nhiều mệt mỏi và ít lanh lợi hơn thời thanh xuân của mình. Thường thì cũng đã mất đi một số tình cảm dành cho cuộc sống khi chúng ta có tuổi thêm. Khi chúng ta từng khoác lấy năng lực và đầy ngẫu hứng lúc đảm nhận một thách thức mới, thật là đáng nhớ khi nắm lấy sự phấn khích về những vụ việc mà bạn đã từng thực hiện trong 40 năm qua.

Hai mặt đồng tiền của Ápraham dạy cho chúng ta biết rằng một người cần phải rút tỉa mọi lợi ích của cả hai: tuổi già và tuổi trẻ trong mọi thời điểm. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần phải trau giồi tình trạng trưởng thành và làm chủ mọi thứ tình cảm của mình trong khi phục vụ Đức Chúa Trời với sự phấn khích và sự mạnh mẽ tự nhiên. Ở tuổi già, chúng ta cần phải tập trung mọi sức lực và động cơ, trong khi phục vụ Đức Chúa Trời với sự khôn ngoan khó mà kiếm được của chúng ta.

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, chúng ta đọc thấy hai thứ của lễ có cần phải được đem đến từng ngày một – một vào lúc sớm mai và một lúc chiều tối. Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng bài học dành cho chúng ta, ấy là chúng ta cũng phải dâng của lễ cho Đức Chúa Trời vào buổi sớm mai của đời sống chúng ta và vào lúc xế chiều của đời sống chúng ta; khi chúng ta còn trẻ và khi chúng ta đã cao tuổi. Chúng ta cần phải phục vụ Đức Chúa Trời trong thời kỳ đầu tiên và trong thời kỳ cuối rốt của chúng ta – và ngay giữa từng thời kỳ.


NGÔI TRƯỜNG TRONG NIÊN KHOÁ



Ngôi Trường Trong Niên Khoá

Đứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Ê-sau. Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Ê-sau; nên đặt tên là Gia-cốp. Khi sanh hai đứa con nầy thì Y-sác đã được sáu mươi tuổi — Sáng thế ký 25:25–26

Ai là người khôn ngoan?

Điều chi khiến cho người nầy thông minh hơn người kia? Có phải đó là ân tứ được giáo dục kỹ lưỡng không? Có phải đó là sự may mắn được chào đời với ADN của một thiên tài? Bậc thánh hiền Do thái đưa ra câu hỏi nầy rồi cung ứng một câu trả lời đáng kinh ngạc. Ấy chẳng phải là tự nhiên hay là do được trưởng dưỡng đâu. Bậc thánh hiền hỏi: “Ai là người khôn ngoan?” Người nào tiếp thu từ mọi người”.

Sẽ chẳng ăn nhập gì hết một khi bạn là Albert Einstein hoặc một người tốt nghiệp ở đại học đường Harvard. Người khôn ngoan nhất trong mọi người là những người nào không hề thôi tiếp thu.

Trưởng lão Kelm, một vị rabi người Lithuan vào thế kỷ thứ 19, đã chỉ ra rằng trong khi hầu hết loài vật ra đời với khả năng bẩm sinh lo chăm sóc cho mọi nhu cần cơ bản của chính chúng, con người đã được dựng nên với chủ ý dễ bị tổn thương và không có khả năng khi họ chào đời. Những đứa trẻ sơ sinh hoàn toàn nương cậy vào bố mẹ và người giám hộ mình. Vị rabi giải thích rằng Đức Chúa Trời cố ý làm điều nầy hầu cho chúng ta được sửa soạn để học hỏi từ bố mẹ chúng ta và nhiều người khác nữa.

Tuy nhiên, theo truyền khẫu của người Do thái, Êsau, đã không chào đời theo cách ấy. Tên của ông có quan hệ với từ ngữ Hybálai asau, từ nầy có nghĩa là “làm nên”. Bậc thánh hiền bình luận rằng Êsau ra đời đã được dựng nên sẵn rồi. Ông chào đời với nhiều tóc giống như một đứa trẻ lớn tuổi hơn, và một số rabi thậm chí cho rằng Êsau khi sanh ra trông giống như một người lớn được thu nhỏ lại. Dù là cách nào, bậc thánh hiền nhất trí rằng Êsau đã thấy mình là trọn vẹn và hoàn hảo. Không nhất thiết phải học hỏi hay phát triển gì thêm!

Ngược lại, tên của Giacốp có nghĩa là “gót chơn”, giống như nơi gót bàn chơn, một phần nhỏ ở tận cùng cơ thể. Giacốp vốn ý thức rằng ông ra đời là bất toàn – thực vậy, ông đã khởi sự tiến trình lớn lên của mình và chỉ là cái “gót chơn”. Ông đã có một cuộc đời đặt trước mặt ông để phát triển thành một con người hoàn chỉnh. Đối với Giacốp, cuộc sống sẽ phải phát triển và thay đổi suốt theo thời gian. Cuộc sống sẽ trở thành lớp học của ông – trọn vẹn với các vị giáo sư cùng những tư vấn, những lần dong ruỗi và thử nghiệm – và sự học hỏi sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Quí bạn ơi, giống như Giacốp, hết thảy chúng ta đều có nhiều điều phải tiếp thu và ngôi trường đang ở trong niên khoá – dù chúng ta có biết điều đó hay không. Kinh thánh là quyển sách giáo khoa của chúng ta và sẽ luôn luôn có những bài kiểm tra. Sẽ có những câu đố và bài tập cùng các dự án quan trọng để chúng ta có thể cùng nhau làm việc với những người bạn cùng lớp. Các vị giáo sư của chúng ta sẽ thay đổi, và chúng ta sẽ không bao giờ biết ai là vị giáo sư kế đó. Có người chúng ta sẽ rất yêu mến và sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy tốt lành; nhiều vị khác chúng ta sẽ không ưa thích nhiều, song họ sẽ giúp đỡ chúng ta trở nên tốt đẹp.


Ngôi trường đang ở trong niên khoá, vì vậy chúng ta cần phải chú ý cho kỹ, học hành chăm chỉ, và tiếp thu để rồi khi học đường đi đến chỗ bế giảng, chúng ta sẽ thi đậu kỳ thi sau cùng của mình với nhiều sắc màu bay bổng.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHI THỨC XÃ GIAO


Tầm Quan Trọng Của Nghi Thức Xã Giao
"nghĩa là một cái chuông rồi kế một trái lựu, ở vòng khắp chung quanh viền áo. Khi A-rôn hầu việc tế lễ, sẽ mặc áo đó; và khi vào hay ra nơi thánh trước mặt Đức Giê-hô-va, người ta sẽ nghe tiếng chuông vàng nhỏ, và A-rôn khỏi chết vậy” — Xuất Êdíptô ký 28:34–35

Có người nói rằng thường dân chẳng có lịch sự như họ đáng phải có. Có người đỗ thừa việc ấy trên mạng Internet; thật là dễ ẩn núp ở đàng sau màn hình máy tính rồi nói ra đủ thứ mà người ta sẽ chẳng bao giờ nói với ai đó khi mặt đối mặt. Nhiều người khác đỗ thừa cho xã hội với tốc độ nhanh như thế kia – ai có thì giờ để mà lịch sự chứ? Tuy nhiên, như phân đoạn Ngũ Kinh tuần nầy dạy dỗ chúng ta, nghi thức là bắt buộc. bất luận là hoàn cảnh nào, chúng ta cần phải tế nhị, nghiêm trang, và lịch sự.

Trong phần mô tả y phục mà các thầy tế lễ cần phải mặc trong khi thi hành các bổn phận của họ, chúng ta không được truyền cho biết về các mục đích đặc biệt hay ý nghĩa biểu tượng của chúng. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đáng phải chú ý. Khi đến với chiếc áo của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng viền áo buộc phải có một hàng trái lựu được đính vào với những cái chuông. Kinh thánh dạy cho chúng ta biết, mục đích là mấy cái chuông sẽ rung lên khi thầy tế lễ bước vào Nơi Chí Thánh.

Mục đích của mấy cái chuông trên chiếc áo của thầy tế lễ thì tương ứng với việc gõ vào cánh cửa trước khi bước vào ngôi nhà hay gian phòng. Thực vậy, chiếu theo câu Kinh thánh nầy, bậc thánh hiền người Do thái dạy rằng một người phải gõ cửa thậm chí trước khi bước vào nhà của ai đó hầu cho người kia có mặt sẽ nhận biết có người sắp bước vào. Đây là một bài học về nghi thức xã giao. Chúng ta đã trở thành một xã hội rất thoải mái và thân mật – đôi khi quá thoải mái nữa là. Có nhiều khi, thật là quan trọng khi sống theo hình thức để bảo tồn tình trạng riêng tư và trang trọng của người khác.

Tuy nhiên, nếu Đức Chúa Trời muốn dạy cho chúng ta biết về các mối quan hệ giữa các cá nhân, tại sao ở đây, lại là chỗ bàn bạc chủ yếu về mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời? Thêm nữa, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ nhận biết khi nào thì thầy tế lễ sẽ bước vào Nơi Chí Thánh – chắc chắn Ngài không cần bất kỳ một sự cảnh báo nào cả!

Bậc thánh hiền giải thích rằng Đức Chúa Trời đã chọn phân đoạn đặc biệt nầy để dạy dỗ chúng ta về tầm quan trọng của thái độ lịch sự hầu cho chúng ta sẽ hiểu rằng chẳng có một tình huống nào mà tình trạng lịch sự là không cần thiết. Có khi, chúng ta sẽ nghĩ rằng sứ mệnh của mình rất là quan trọng, cắt bỏ một số góc cạnh thì cũng không sao. Chúng ta tìm cách xưng công bình việc lái xe khá nhanh qua giao lộ hay chen lấn qua đám đông với suy nghĩ rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tuy nhiên, chẳng có gì quan trọng hơn việc giao thông với Đức Chúa Trời như Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã thông công trong Nơi Chí Thánh – và thậm chí ở đó, đặc biệt trong khoảnh khắc ấy, nghi thức lịch sự là cần thiết.

Tuần nầy, chúng ta hãy dành thì giờ để sống thật lịch sự. Đây là việc nhỏ, giống như mở dùm cánh cửa ra cho người khác hoặc nhường chỗ ngồi trên phương tiện giao thông cộng cộng cho người lớn tuổi hơn, điều đó làm cho phẩm cách của chúng ta được tinh tế thêm. Là một phần trong sự chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời, chúng ta hãy nhớ rằng đang khi tử tế được xem là đáng trượng, thì quan trọng hơn là biết sống tử tế kìa.


ĐỂ CHO NGƯỜI KHÁC SÁNG LÒE RA



Để Cho Người Khác Sáng Loè Ra
Ngươi hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên đem đến dầu lọc ô-li-ve ép, đặng thắp đèn cho đèn sáng luôn luôn.  Trong hội mạc, ở ngoài màn, trước hòm bảng chứng, A-rôn cùng các con trai người sẽ lo sửa soạn đèn, hầu cho trước mặt Đức Giê-hô-va đèn cháy luôn luôn từ tối cho đến sáng. Ấy là một luật đời đời cho dòng dõi dân Y-sơ-ra-ên phải giữ” — Xuất Êdíptô ký 27:20–21

Phần Ngũ Kinh tuần nầy bắt đầu: “Truyền cho dân Israel đem đến dầu lọc . . .”. Đức Chúa Trời đã ban ra mạng lịnh, nhưng Ngài đang nói cùng ai? Theo văn mạch, câu trả lời rất rõ ràng: Đức Chúa Trời đang phán cùng Môise. Tuy nhiên, sự thực cho thấy rằng Môise không được nhắc tới đích danh làm dấy lên ngọn cờ đỏ. Từ thời điểm ra đời của Môise cho tới khi kết thúc Ngũ Kinh của Môise, Tên của Môise được nhắc tới trong từng phần rất đơn giản – ngoại trừ lần nầy. Tại sao chứ?

Bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng phân đoạn nầy xử lý với sự chỉ định Arôn làm Thầy tế lễ thượng phẩm cùng các phận sự của các dòng dõi của ông. Đây là thời điểm của Arôn. Bậc thánh hiền giải thích rằng Môise, trong chỗ hạ mình xuống thấp, ông hiểu rằng đây là phần của Arôn. Ông vui vẻ bước qua một bên để cho Arôn có thể chiếu sáng.

Ai cũng biết Môise là nhân vật khiêm hoà nhất trong mọi người (Dân số ký 12:3), và tấm gương của ông dạy cho chúng ta biết rằng sự hạ mình chân thật có đủ sự tự trọng, bạn không cần phải là nhân vật trọng tâm. Sự hạ mình chân thật có khả năng bước qua một bên với sự bình an và vui vẻ hầu cho những người khác sẽ có thời khắc của họ. Điều nầy cũng là dấu hiệu cao trọng của bất kỳ nhân vật lãnh đạo nào. Một nhà lãnh đão giỏi có thể dẫn lối đưa đường. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo lỗi lạc có thể mặc lấy quyền lực cho nhiều người khác để họ có thể dẫn đường cho dòng dõi của họ.

Khi Môise bước qua một bên vì cớ Arôn, đây là cách đối xử rất đẹp so với thời điểm Arôn đã dọn đường cho Môise. Hãy trở lại ở Xuất Êdíptô ký 4, khi Môise gặp gỡ Đức Chúa Trời nơi bụi gai cháy, ông đã đưa ra đủ thứ tranh luận vì lý do ông không muốn trở làm người cứu chuộc cho dân Israel. Sau cùng, Môise đã nài xin Đức Chúa Trời: “Chúa muốn sai ai đi thì sai” (câu 13), và bậc thánh hiền giải thích rằng Môise đang luận lẽ để Arôn sẽ được chọn, chớ không phải ông. Arôn, là anh cả, xứng đáng với đặc ân và vinh dự trở thành nhà lãnh đạo của dân Do thái, chớ không phải Môise. Nhưng Đức Chúa Trời đáp: Có phải A-rôn … và kìa, người đang đi đến đón ngươi kìa; khi thấy ngươi, chắc sẽ vui mừng trong lòng (câu 14). Đức Chúa Trời tái bảo đảm với Môise rằng Arôn vốn biết rõ Môise đã được chọn và ông ấy thành thật vui sướng vì Môise. Arôn không cần phải trở thành nhân vật trọng tâm – ông chỉ quá mừng vui không nhìn thấy em mình đang chiếu sáng.


Hết thảy chúng ta có thể học đòi từ Môise và Arôn bằng cách tìm kiếm những phương thức giúp đỡ cho người khác chiếu sáng. Chúng ta hãy bước lùi lại một bước để cho người khác tiến lên, có được không? Về bậc phụ huynh, điều nầy có nghĩa là cung ứng cho đứa con một cơ hội để thực hiện một công việc nào đó xứng đáng với người đã trưởng thành. Ở nơi làm việc, điều nầy có nghĩa là dành cho một công nhân một phần thực hiện điều gì mới mẻ và phi thường. Phải vui vẻ, sung sướng một khi nhiều người khác có được thời khắc của họ – và phải sẵn sàng bước qua một bên để cho người khác sáng loè ra.

TỐC ĐỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI




Tốc Độ Của Đức Chúa Trời
“Tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó” — Sáng thế ký 28:11

Khỗng Tử từng nói: “Kẻ nào di dời một ngọn núi đang bắt đầu dọn đi những hòn đá nhỏ”. Tuy nhiên, có nhiều người thậm chí chưa đi xa tận đó. Nhìn vào một hòn núi lớn, ai có thể tin rằng mình có thể di dời được nó chứ? Cho dù là cố gắng đi nữa? Tuy nhiên, lịch sử thì đầy dẫy với những truyện tích nói tới hạng người có đức tin, họ thực hiện những kỳ công vĩ đại bởi vì họ bằng lòng khởi sự rất nhỏ nhoi và họ đã làm hết sức mình.

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, Giacốp đã khởi sự một chuyến hành trình dài hướng tới Charan. Ông đã đối diện với hàng trăm dặm đường qua nhiều núi non và sa mạc trong bầu khí hậu oi bức của vùng Trung đông. Tuy nhiên, bậc thánh hiền dạy rằng Đức Chúa Trời đã rút ngắn hành trình của Giacốp. Câu Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Giacốp đã rời Bêe Sêba và rồi “tới một chỗ kia”. Từ ngữ Hybálai được sử dụng trong câu nói đến “tới” là một sự chọn lựa khá bất thường. Thực vậy, chữ ấy có ý nói “và ông đã đến chỗ đó”. Nói cách khác, Kinh thánh đang nói cho chúng ta biết rằng Giacốp thình lình đến được nơi ấy. Ông đã tới đó khi ông không mong là mình sẽ đến được nơi ấy đâu. Bậc thánh hiền giải thích: “Đức Chúa Trời đã rút ngắn con đường ở dưới chơn của ông”.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Chúa Trời làm cho hành trình của ai đó được ngắn lại và dễ dàng hơn là hành trình đó có. Truyền khẫu Do thái dạy rằng chính việc ấy đã xảy ra cho tôi tớ của Ápraham khi ông ta đi tìm cho Ysác một người vợ. Sự việc đã xảy ra một lần nữa cho các thám tử, họ đi ra thám thính vùng Đất Hứa. Và điều đó cũng rất thực đối với chúng ta nữa. Khi chúng ta tiếp tục chuyến hành trình phù hợp với ý chỉ của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ vùa giúp chúng ta. Có nhiều việc sẽ thay đổi nhanh hơn, dễ dàng hơn, và hiệu quả hơn chúng ta nghĩ là khả thi.

Xứ sở Israel non trẻ là một điển hình rất trọn vẹn. Chỉ cách đây 66 năm thôi, người Do thái có quyền chính thức trở về quê hương của họ. Chỉ khi ấy, chúng ta khởi sự với lòng sốt sắng nhất lo xây dựng tái thiết lại xứ sở của mình, nó đã ở trong sự đổ nát. Không phải đợi đến 70 năm sau, Israel đã làm cho sa mạc trổ hoa. Vùng đất nhỏ bé của chúng ta chịu trách nhiệm về các đột phá về y học và kỹ thuật hiện đang làm thay đổi phương thức mà con người sinh sống ở khắp nơi nơi. Quân đội của chúng ta là loại quân đội mạnh mẽ và đáng gờm nhất. Israel đã đạt được nhiều thứ trong 66 năm hơn nhiều quốc gia đã đạt được trong nhiều thế kỷ.

Đấy là Đức Chúa Trời đang rút ngắn chuyến hành trình của chúng ta. Chính Đức Chúa Trời đang vùa giúp chúng ta với nhiều phương thức siêu nhiên. Khi chúng ta bước đi trên con đường mà Đức Chúa Trời đã chúc phước cho, thì chỉ có nói được rằng chúng ta sẽ mau đến tại nơi mà chúng ta muốn đến đó lắm.


Đừng bao giờ ngã lòng bởi bất kỳ một phần việc đồ sộ nào mà bạn cảm thấy mình được kêu gọi phải hoàn thành. Với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể dời đi những ngọn núi và trải qua bao khoảng cách xa xôi với một lượng thời gian rất ngắn. Chìa khoá là hãy bước ra với đức tin và thực hiện bước thứ nhứt. Đức Chúa Trời sẽ quan phòng chúng ta qua phần còn lại của chuyến hành trình.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

GIỜ THỨ 11


Giờ Thứ 11

“Vì Ngài giải cứu tôi khỏi mọi mỗi gian truân; Mắt tôi thấy sự báo trả cho kẻ thù nghịch tôi” — Thi thiên 54:7

Đôi khi sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời trước khi chúng ta thậm chí biết mình đang ở trong sự nguy hiểm nữa. Những lần khác, chúng ta ý thức rõ tầm hiểm nguy sắp xảy ra; chúng ta cầu xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời và chúng ta để ý thấy rằng mình được cứu ra khỏi mọi rối rắm đó. Tuy nhiên, cũng có những lúc khi chúng ta nhận biết rằng rắc rối trầm trọng đang hướng vào đường lối chúng ta và chúng ta nài xin Đức Chúa Trời giải cứu cho, tuy nhiên, sự giải cứu không đến – ít nhất là không có liền đâu.

Loại chờ đợi để được cứu như thế nầy là đề tài của Thi thiên 54. Như phần giới thiệu đang chỉ ra, Thi thiên nầy đã được viết ra khi người Xíp muốn giao nộp David cho Vua Saulơ, vị vua nầy thân chinh tìm giết David. Khi chúng ta nhìn vào nội dung của biến cố nầy trong I Samuên 23, sự phản bội của họ ngày càng gắt gao hơn.

David đang trên đường trốn chạy khỏi Saulơ, đi từ chỗ nầy đến chỗ kia, cho tới lúc sau cùng, ông tìm được sự bình tịnh trong sa mạc Xíp. David biết rõ Saulơ vẫn còn tìm kiếm ông, nhưng như Kinh thánh cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời không để cho Saulơ tìm được David. Giônathan, là con ruột của Saulơ, nhưng lại là người hỗ trợ trung thành cho David, thậm chí đãđến với David để thêm sức cho ông trong đức tin, Giônathan hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ cho ông và một ngày kia ông sẽ lên ngôi làm vua. Tấm lòng của David bèn dịu lại và mọi việc trầm hẳn xuống.

Ở thời điểm nầy, Giônathan thực sự bó tay và đã quay trở về nhà. Sau thời gian Saulơ đã để ra truy tìm David, cuối cùng thì mọi việc cũng qua đi. David đã thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Và sự thể rất chính xác khi người Xíp – họ biết rõ rằng David đang ẩn náu giữa vòng họ – họ tìm cách giao nộp ông. Họ đến gặp Saulơ rồi tỏ cho ông ấy chính xác nơi David đang ẩn náu.

Đây là lúc David đã dâng lời cầu nguyện. Ông đã trốn chạy, lại bị làm phản. Song ông không chao đảo, đức tin ông đặt nơi Đức Chúa Trời. Trong câu cuối của Thi thiên nầy, ông đã khẳng định đức tin của ông đặt nơi Đức Chúa Trời, ông nói: “Vì Ngài giải cứu tôi khỏi mọi mỗi gian truân; Mắt tôi thấy sự báo trả cho kẻ thù nghịch tôi”. Thực vậy, David đã nói rằng mọi sự dường chẳng tốt lành chi hết, ông biết rõ Đức Chúa Trời, Ngài đã cứu ông ra khỏi mọi sự khác, sẽ lại đến để cứu ông nữa.

Và Đức Chúa Trời đã giải cứu ông.

Vào phút sau cùng, giống như Saulơ sắp sửa bắt được David, Đức Chúa Trời đã sai một sứ giả báo cho Saulơ biết một cuộc tấn công “đáng kinh ngạc” từ dân Philitin. Saulơ buộc phải để David lại đó một mình để lo bảo vệ cho dân Israel. Đến giờ thứ 11, David đã được giải cứu. 

Tôi muốn khích lệ chúng ta hết thảy đừng bao giờ xao lãng về ơn giải cứu của Đức Chúa Trời. Dầu khi dường như sắp hết giờ và chúng ta chẳng còn biết làm chi nữa, Đức Chúa Trời vẫn cứu vớt chúng ta. Giống như Ngài có hàng triệu lần trước đó, Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền làm ra nhiều phép lạ – thậm chí vào giờ thứ 11.


LẠY CHÚA, XIN NGÀY NAY CHO TÔI GẶP ĐIỀU MÀ TÔI TÌM KIẾM


Lạy Chúa, Xin Ngày Nay Cho Tôi Gặp Điều Mà Tôi Tìm Kiếm

Người nói rằng: Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi ơi! xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm, và hãy làm ơn cho chủ Áp-ra-ham tôi!—  Sáng thế ký 24:12

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, tôi tớ của Ápraham, là người mà bậc thánh hiền xác định là Êliêse từ Sáng thế ký 15, đã được trao cho một công việc rất khó khăn. Ápraham yêu cầu ông phải tìm cho Ysác một người vợ – một phụ nữ nào thích hợp với cả hai việc: là vợ của Ysác và là một nữ chúa cho các dòng dõi của Ápraham. Không những thế, nhưng người nữ nầy còn phải là bà con của Ápraham và đồng ý rời bỏ chính gia đình của nàng và đến sống tại xứ Canaan. Êliêse làm thế nào gặp được điều mà ông ta muốn tìm chứ? Sự thể giống như mò kim đáy bễ vậy!

Tôi thích phản ứng của Êliêse trước thách thức nầy. Ông ấy chỉ xây qua Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Hỡi Giêhôva, Đức Chúa Trời của chủ Ápraham tôi ơi, xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm . . .”. Đây là lần đầu tiên trong Kinh thánh chúng ta thấy một cá nhân cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ liền tay. Chắc chắn, Ađam, Nôê, và Ápraham hết thảy đều có đức tin nơi Đức Chúa Trời và đã đặt lòng tin cậy của họ nơi Ngài, nhưng dây là tấm gương rõ ràng nhất về một con người cầu xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời đã nhậm lời với sự dư dật: “Người đầy tớ chưa dứt lời, nầy, nàng Rê-be-ca vác bình trên vai đi ra (Sáng thế ký 24:15). Rêbeca đi ra – nàng thật xinh đẹp, tử tế, và thoả mãn mọi tiêu chuẩn của Ápraham. Đức Chúa Trời quả thật đã giúp cho Êliêse gặp được  điều ông đang tìm kiếm.

Đừng bao giờ đánh giá thấp năng lực của sự cầu xin Đức Chúa Trời trợ giúp cho. Khi thách thức trông dường khó khăn, hãy cầu xin sự giúp đỡ. Khi sự việc giống như bốn bức tường đang đóng lại ở chung quanh bạn, hãy cầu xin sự giúp đỡ. Khi bạn thấy mình bị áp đảo, ít ỏi, thiếu may mắn, hãy cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.

Đây là điều đã xảy ra khi Vua Giôsaphát xứ Giuđa hay rằng quân đội của ba nước thù nghịch đang may chóng kéo đến gần. Giôsaphát nhận ra rằng ông không có cơ hội chống cự lại những kẻ thù mình. Trong một lời cầu nguyện rất công phu và dài hơn cả lời cầu xin của Êliêse, ông đã cầu xin cùng một việc như sau: Xin Đức Chúa Trời cho ông gặp được điều ông đang tìm kiếm. Ông kết thúc lời cầu xin của mình như sau: Vì nơi chúng tôi chẳng còn sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo này đang đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm; nhưng con mắt chúng tôi ngửa trông Chúa!” (II Sử ký 20:12). Đức Chúa Trời đã nhậm lời Giôsaphát cũng dư dật y như thế. Qua ngày hôm sau, Đức Chúa Trời đã khiến cho quân đội kẻ thù đánh lẫn nhau. Khi dân Do thái ra đón họ, hết thảy kẻ thù đều ngã chết. Không những thế, mà mặt đất tràn đầy của chiến lợi phẩm, nhiều đến nỗi dân Do thái phải để ra cả ba ngày mới thu lượm hết được!

Quí bạn ơi, trong mọi sự chúng ta làm, chúng ta phải nhớ cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta gặp được điều chúng ta đang tìm kiếm. Việc nầy rất là đơn giản mà cũng rất là dễ quên hay bỏ qua. Trên đường đi làm mỗi ngày, hãy nói: “Lạy Chúa, xin giúp con gặp điều mà con đang tìm kiếm hôm nay”. Giống như chúng ta chăm sóc cho con cái của mình, hãy nói: “Lạy Chúa, xin giúp con gặp được điều mà con đang tìm kiếm”. Ở cửa hàng rau quả, hãy nói: “Lạy Chúa, xin giúp con gặp được điều mà con đang tìm kiếm”. Khi chúng ta cầu xin, chúng ta sẽ nhận được.


Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

HÃY GIỐNG NHƯ MACCABEE



Hãy Giống Như Maccabee
Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày, hoặc dịch lệ lây ra trong tối tăm, hay là sự tàn diệt phá hoại đang lúc trưa. Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, Và muôn người sa ngã bên hữu ngươi. Song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi — Thi thiên 91:5–7

Câu chuyện trong Kinh thánh gợi nhớ đến chiến thắng của một nhóm chiến binh Do thái được gọi là anh em Maccabee đối với đội quân tinh nhuệ của Hy lạp. Từ ngữ Maccabee ra từ chữ Hybálai “hammer” (búa). Anh em Maccabee là những chiến binh Do thái, họ đã xông vào quân thù như búa bổ. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng đây là hạng chiến binh hùng mạnh mà bạn nhìn thấy trên điện ảnh đâu đấy. Kỳ thực, đây là một nhóm người yếu ớt, họ thường nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời suốt cả ngày đấy thôi. Sức lực của họ không đến từ năng lực riêng của họ. Maccabee cũng có một ý nghĩa khác nữa. Đây là chữ Hybálai viết tắt của cụm từ: Hỡi Đức Giê-hô-va! trong vòng các thần, ai giống như Ngài? (Xuất Êdíptô ký 15:11). Sức lực của anh em Maccabee đã đến từ Đức Chúa Trời.

Thật là thú vị một khi Đức Chúa Trời lại chú trọng nhiều đến điều nầy như vậy. Ngài đặt chúng ta vào một tình huống khó xử để rồi chúng ta có thể đến gặp Ngài và nhận biết sức lực của chúng ta đến từ đâu. Nếu như anh em Maccabee là một đội quân hào hùng giống như dân Do thái có ở ngày hôm nay, chúng ta sẽ chẳng chú ý nhiều đến bàn tay của Đức Chúa Trời. Các bậc anh hùng Do thái trong thời buổi ấy đều yếu đuối, ít người và hay bị đánh bại. Tuy nhiên, họ đã đắc thắng. Họ đã đánh bại kẻ thù đông đảo nhất trên thế giới thời bấy giờ.

Theo truyền khẫu, anh em Maccabee đã đọc Thi thiên 91 trên đường họ lâm trận và đang khi ở trong chiến trận. Tôi hình dung họ đang nhìn lên trời và đọc lớn tiếng: Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, và muôn người sa ngã bên hữu ngươi. Song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi”. Lời lẽ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong khi chúng ta bị vây quanh bởi hiểm nguy khủng khiếp, dám chắc mình sẽ bị đánh bại bởi các thế lực tự nhiên, Đức Chúa Trời vẫn có quyền bảo hộ chúng ta. Đức Chúa Trời có thể vây quanh chúng ta giống như cái khiên mà chẳng có một người nào – thậm chí đội quân đông đảo tinh nhuệ Hylạp kia – có thể công phá được.

Tôi có thể hình dung ra, thể nào anh em Maccabee lần đầu tiên cảm nhận họ đã nhìn thấy quân Hy lạp đến gần trên bầy voi to lớn, khỗng lồ – trong thế giới cổ đại chúng giống như những chiếc xe tăng trong thời hiện đại nầy vậy. Người Do thái chưa trông thấy một việc như thế trước đây bao giờ. Song họ đã nhắm vào thứ voi giống như xe tăng đang tiến đến gần kia rồi nói: “Ngài là nơi nương náu tôi, và là đồn lũy tôi; Cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài (câu 2).

Trời vào đêm, anh em Maccabee đã đọc lớn tiếng: Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm. . .”. Suốt cả ban ngày họ nhớ họ: “ . . . sẽ chẳng sợ hoặc tên bay ban ngày. Đây là cách để thắng cuộc chiến. Anh em Maccabee đã đặt lòng tin cậy của họ nơi Đức Chúa Trời, và Ngài đã đem lại một ơn giải cứu thật lạ lùng.


Phần đọc Kinh thánh nầy, chúng ta hãy nhớ lại đi, chiến thắng không luôn luôn đến với kẻ mạnh sức và đầy đủ quyền lực. Đức Chúa Trời có thể khiến cho chúng ta chiến thắng bất luận hoàn cảnh của chúng ta hay tình trạng yêu đuối của chúng ta đang ở chừng mực nào. Chúng ta hãy đặt lòng tin cậy của mình thật trọn vẹn vào Đức Chúa Trời. Nếu Ngài có thể dẫn một nhóm nhỏ người Do thái yếu ớt đánh bại đội quân Hy lạp tinh nhuệ kia, chắc chắn Ngài cũng sẽ đem chiến thắng đến cho chúng ta nữa.

HÃY TRAO GÁNH NẶNG NGƯƠI




Hãy Trao Gánh Nặng Ngươi
Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động — Thi thiên 55:22

Hãy hình dung bạn đang mang mấy cái hộp chứa đầy những đồ vật có giá trị. Thực vậy, bạn chưa mạnh đủ để mang lấy mấy cái hộp nầy. Bạn thở hỗn hễn, rồi lo âu nhiều về những thứ chứa trong đó. Thình lình, một kẻ mạnh sức hơn đến gần rồi mong muốn được giúp đỡ. Không những là người ấy chịu như thế mà ông ta còn đem theo mấy người bạn nữa, họ cũng sẵn lòng trợ giúp cho bạn. Bạn đang mang lấy mấy cái hộp nầy và có nhiều người giúp đỡ, san sẻ bạn sẽ hà ra một hơi thoải mái thật dài. Bạn cảm thấy như mình dễ chịu hẳn ra. Đấy là cách mà bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không có gánh nặng và sự bình an.

Đó là phương thức mà chúng ta thường cảm nhận được mỗi ngày khi chúng ta làm theo lời lẽ của Thi thiên 55: Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi”. Chúng ta đang nếm trải cuộc sống, mang lấy nhiều gánh nặng, lo ấu và căng thẳng. Chúng trì nặng trên chúng ta rồi khiến cho chúng ta thấy nhiều bất hạnh. Nhưng tác giả Thi thiên cung ứng cho chúng ta nhiều sự dạy dỗ khác nhau với câu Kinh thánh nầy, nó có khả năng làm thay đổi hoàn toàn phương thức mà chúng ta đang sinh sống – chưa nhắc tới chúng ta sống bao lâu nữa: Hãy trao gánh nặng của bạn cho Đức Chúa Trời, và nếm trải sự sống mình với sự sáng láng và vui mừng.

Kinh Talmud, truyền khẫu của Do thái giáo, nói rằng bậc thánh hiền Do thái không hiểu điều câu Kinh thánh nầy đang nói tới cho tới chừng biến cố sau đây xảy ra. Một ngày kia, một giáo sĩ Do thái đang mang một gánh nặng thì có một lái buôn người Ảrập đi đến rồi nói với vì giáo sĩ kia: “Hãy lấy yahav của ngươi rồi để nó lên lưng con lạc đà của ta”. Từ đó, các bậc thánh hiền liền hiểu ngay rằng chính từ ngữ Hybálai kia trong các Thi thiên có ý nói tới “gánh nặng”. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trao cho Ngài mọi gánh nặng của chúng ta.

Các rabi giải thích rằng ấy chẳng phải các bậc thánh hiền không hiểu về nghĩa đen của chữ yahav đâu. Chỉ là họ không biết chắc phải áp dụng chữ ấy như thế nào mà thôi. TRao gánh nặng ngươi cho Đức Chúa Trời có nghĩa gì chứ? Người lái buôn kia giúp cho họ hiểu rằng chúng ta cần phải đem mọi lo lắng của mình, giống như cái túi đồ kia vậy, rồi đặt chúng trọn vẹn lên hai bờ vai của Đức Chúa Trời. Không những thế, mà chúng ta còn không phải hỏi han Đức Chúa Trời xem coi chất gánh nặng lên Ngài là có được hay không!?! Ngài đang yêu cầu chúng ta. Ngài muốn mọi gánh nặng của chúng ta. Ngài muốn đức tin của chúng ta.


Giờ đây, chúng ta biết rõ trao mọi điều lo lắng cho Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì rồi, học biết đưa sự việc vào hành động là một việc hoàn toàn khác. Hãy thử làm điều nầy xem. Mỗi ngày (hay nhiều hơn một ngày) hãy gõ một danh sách những điều lo toán và gánh nặng xem. Không có gì quá lớn lao hay quá nhỏ nhen cho danh sách nầy. Tiếp đến, hãy đọc hết danh sách đó đi. Việc đầu tiên bạn sẽ chú ý, ấy là bạn chưa thực sự nắm quyền kiểm soát mọi việc nầy – chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thực sự chăm sóc cho sức khoẻ, sự an toàn, tài chánh của chúng ta, v.v…Việc kế tiếp phải làm là xoá đi những khoản mục rồi gửi cho Đức Chúa Trời từng khoản một. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và sẵn sàng phục vụ Đức Chúa Trời giống như Ngài đã dự trù – với sự bình an và vui mừng.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

NHỜ ĐỨC CHÚA TRỜI CHÚNG TÔI SẼ LÀM VIỆC CẢ THỂ


Nhờ Đức Chúa Trời Chúng Tôi Sẽ Làm Việc Cả Thể
“Xin Chúa cứu giúp chúng tôi khỏi sự gian truân; Vì sự cứu giúp của loài người là hư không. Nhờ Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm việc cả thể; Vì chính Ngài sẽ giày đạp các cừu địch chúng tôi” — Thi thiên 60:11–12

Hôm nay là một ngày tuyệt vời khác. Có nhiều phước hạnh chứa trong kho dành cho chúng ta và những khoảnh khắc xinh đẹp cần phải được chia sẻ. Tuy nhiên, giống như mọi ngày, chúng ta cũng sẽ đối diện với những thách thức xảy có cho chúng ta.

Thắc mắc lớn lao, chúng ta xử lý với chúng như thế nào đây?

Bậc thánh hiền Dothái dạy rằng vũ khí có sức mạnh nhiều nhất chống lại mọi thế lực phá diệt là lời lẽ đã được quốc tế hoá có trong Phục truyền luật lệ ký 4:35: “. . . Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài”. Khi chúng ta công nhận rằng Đức Chúa Trời là thế lực năng động nhất trong thế gian đang vận hành, chúng ta có thể dám chắc mình có một chỗ ở dưới bóng cánh bảo hộ của Ngài. Không một thiệt hại nào lâm vào chúng ta và không một người nào có thể gây hại cho chúng ta trừ phi Đức Chúa Trời cho phép điều đó. Khi chúng ta tin trọn vẹn rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị từng việc một, chúng ta xứng đáng với ơn bảo hộ trọn vẹn và toàn năng của Ngài.

Rabi Isaac Soloveitchick, ông sống sót trong Đệ II Thế Chiến, mô tả thể nào câu Kinh thánh nầy thực sự cứu lấy mạng sống ông. Ở tuổi thanh niên, ông được truyền dạy bởi ông nội của ông phải ghi nhớ câu Kinh thánh để nhận lấy sự bảo hộ thiêng liêng. Khi mọi việc trở xấu đi cho người Do thái ở Ba lan, vị rabi quyết định rằng đã đến lúc phái thoát ra khỏi Warsaw đến Vilna, xứ Lithuania. Với việc trốn tránh quân Phát xít khắp nơi, các con đường đều cực kỳ nguy hiểm cho người Do thái, nhưng vị rabi đã giữ lấy câu Kinh thánh nầy trong đầu mình. Có lần, những tư tưởng của vị rabi bị trôi lạc và thình lình có một tên Phát xít đi hướng về phía ông với cái chết trong mắt ông. Ngay lập tức, vị rabi đã nắm lấy tư tưởng của mình rồi nhớ lại: “. . . Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài”. Tức thì và không lý giải được, tên Phát xít kia biến mất và vị rabi đã được cứu.

Trong Thi thiên 60, Vua David đã bày tỏ ra chính ý tưởng nầy như sau: “Vì sự cứu giúp của loài người là hư không. Nhờ Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm việc cả thể”. Khi chúng ta nâng đức tin của mình từ con người lên Đức Chúa Trời, chúng ta có thể kinh nghiệm sự bảo hộ và sự cứu rỗi thật là lạ lùng.

Những vị rabi cung ứng cách loại suy theo kiểu kể chuyện. Hãy hình dung bạn phải đối diện với một con chó dữ xem. Trước tiên là bạn sẽ thấy sợ hãi, nhưng khi ấy bạn để ý thấy rằng con chó bị buộc vào sợi dây và chủ của con chó đang nắm lấy đầu sợi dây ấy. Giờ đây, bạn cảm thấy an ninh, với sự nhìn biết rằng tình huống đang được kiểm soát. Cũng một thể ấy, khi chúng ta công nhận rằng Đức Chúa Trời là chủ sở hữu của muôn vật trên thế gian, chúng ta có thể cảm thấy an toàn ngay. Hơn nữa, khi chúng ta công nhận rằng Đức Chúa Trời “đang cầm lấy đầu dây kia”, có thể nói như vậy – Ngài đang nắm lấy quyền tể trị trên mọi sự trong thế gian – chúng ta biết rõ mình đã được bảo hộ.

Tôi muốn khích lệ chúng ta phải tập trung vào Đức Chúa Trời hôm nay, vô luận điều chi xảy đến trên đường lối của chúng ta. Dù chúng ta đang dối điện với bất kỳ tình huống nguy hiểm hay một nhân vật khó chịu nào ở sở làm, ở tại gia, hay trên đường phố, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và với sự trợ giúp của Ngài “chúng ta sẽ làm việc cả thể”.