Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

TRẢ LỜI ƠN KÊU GỌI


Trả Lời Ơn Kêu Gọi
Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá chờ dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi — Giôna 3:1‑2

Yom Kippur, Ngày Lễ Chuộc Tội, là một ngày mà chúng ta nuối tiếc mọi việc làm sai trái của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi của chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc sách Giôna vào trưa Yom Kippur, chúng ta công nhận rằng ngày này không những nói tới việc hối tiếc những điều xấu mà chúng ta đã làm; ngày này cũng nói về sự công nhận những việc lành mà chúng ta đã làm, nhưng chẳng phải như vậy đâu. Đối với những việc ấy, chúng ta cũng phải cầu xin sự tha thứ nữa.

Sách Giôna, ở tận cốt lõi của nó là một câu chuyện nói tới sự ăn năn. Câu chuyện bắt đầu với Đức Chúa Trời kêu gọi Giôna và bảo ông đi đến thành phố Ninive gian ác kia để cảnh cáo họ về sự hủy diệt hầu đến nếu họ không thay đổi lối sống của họ. Câu chuyện kết thúc với toàn bộ thành phố, một trong những nơi gian ác nhất trên trái đất, đã dấn thân vào sự ăn năn. Bài học ở phần đầu và phần cuối của câu chuyện, là nếu những kẻ gian ác ở thành Nineve chịu ăn năn, thì cũng một thể ấy với chúng ta.

Tuy nhiên, ở phần giữa đầu và cuối ấy của quyển sách là một câu chuyện khác – một câu chuyện tập trung chủ yếu vào Giôna và những gì hình thành phần lớn dung lượng của quyển sách. Đây là một phần của câu chuyện không nói về hạng người gian ác xây lưng lại đối với Đức Chúa Trời. Thay vì thế, phần ấy nói tới hạng người công bình đang tránh né Đức Chúa Trời và tìm cách tránh né sứ mệnh của họ cho đến cuối cùng họ nắm bắt lấy sứ mệnh ấy.

Bạn thấy đấy, trong ngày lễ Yom Kippur, ngày ấy không đủ để than vãn sai lầm trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta nắm bắt mọi cơ hội mà chúng ta đánh mất. Đó là thời điểm để tự hỏi lòng mình đâu là sự kêu gọi của chúng ta trong cuộc sống và quả thực nếu chúng ta đang từ bỏ nó. Đến cuối ngày lễ trọng thể này, chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ cho những sai lầm của chúng ta. Chúng ta đã giũ bỏ công việc; chúng ta bắt đầu cuộc sống theo cách mới. Thắc mắc là: chúng ta sẽ làm gì với nó?

Mọi người đều có một loại kêu gọi, một sứ mệnh Đức Chúa Trời ban cho tuỳ theo loại. Nhưng chúng ta không luôn luôn chu toàn nó. Chúng ta có đủ loại thứ để chữa mình: Tôi già quá, trẻ quá, quá tiếng tăm, quá nghèo, quá mệt mỏi, quá bận rộn. Giô-na đã có một sự chữa mình rất là hay. Đức Chúa Trời đã yêu cầu ông giúp đỡ cho kẻ thù không đội trời chung của dân Israel – chính xứ sở đã lưu đày 10 trong 12 chi phái.

Giô-na, từ chỗ tình cảm của ông dành cho dân sự Chúa, đã từ chối không thực hiện sứ mệnh của ông. Tuy nhiên, cái điều Giôna thất bại không thực thi nhiệm vụ, ấy là khi Chúa trao cho chúng ta một sứ mệnh, bổn phận của chúng ta không phải là xét đoán. Công việc của chúng ta là chu toàn sứ mệnh ấy. Tin tức tốt lành, ấy là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cơ hội thứ hai, và sẽ chẳng bao giờ là quá trễ không thực thi được.

Có người biết rõ sứ mệnh của họ là gì từ chỗ sâu thẳm ở trong lòng. Những người khác phải nhìn quanh vào những gì đang bị phá vỡ trong thế gian rồi sau đó xem xét các loại công cụ mà họ có để giúp sửa chữa nó. Tuần lễ này, hãy dành thời gian để khám phá ra ơn kêu gọi mà Đức Chúa Trời đã ban cho – rồi khi ấy hãy trả lời ơn kêu gọi đó!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét