Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

MỌI SỰ ĐỀU LÀ TỐT NHỨT ĐẤY THÔI


Mọi Sự Đều Là Tốt Nhứt Đấy Thôi!
Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày — Thi thiên 91:5

Bậc thánh hiền Do Thái lỗi lạc nhất từng sống là vị rabi của thế kỷ thứ nhứt tên là Akiva. Có nhiều truyện tích nói về Akiva, nhưng một cống hiến cho thầy của ông là chính mình ông – một người có tên là Nahum Ish Gamzu.

Nahum là tên được đặt cho ông, nhưng có hai từ khác là một phần của cụm từ mà người ta biết ông hay nói: "Tên nầy cũng tốt nhứt đấy thôi". Bất luận điều chi xảy ra trong đời sống của Nahum, ông đã xem nó như là một món quà đến từ Đức Chúa Trời. Mọi tình huống sẽ khiến cho hầu hết mọi người phải thất vọng song không có ảnh hưởng gì trên Nahum. Akiva học được từ tấm gương của ông.

Trong một câu chuyện, Akiva ra đi vào lúc hoàng hôn. Ông cần một nơi để nghỉ qua đêm, và vì vậy, ông bước vào ngôi làng gần nhất rồi gõ cửa ngôi nhà đầu tiên mà ông tìm gặp, hy vọng tìm được nơi trú ẩn và một nơi để gối đầu. Nhưng chủ nhà không tiếp ông. Rồi mấy người chủ nhà kế tiếp đó, và tiếp đó, và tiếp đó. Không một người nào chịu tiếp ông hết! Sau cùng, Akiva bỏ cuộc rồi ra nằm nghỉ ở bìa rừng. Ông nói: "Điều nầy cũng tốt nhứt đấy thôi".

Ở trong rừng, Akiva thắp đèn lên để có thể học tập. Ông cũng có một con lừa để giúp chở đồ đạt và một con gà trống đánh thức ông vào ban sáng. Nhưng ngay sau đó, một con sư tử đến ăn con lừa, động vật ăn thịt khác táp lấy con gà trống, và một cơn gió mạnh thổi tắt ngọn nến của ông. Nhưng rồi Akiva lại nói: "Đây cũng là điều tốt nhứt đấy thôi".

Khi Akiva thức dậy vào buổi sáng, ông phát hiện ra ngôi làng ông đi ngang qua đêm hôm trước đã bị quân Lamã cướp phá. Dân chúng bị bắt đi làm phu tù. Sau cùng, Akiva hiểu được sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Nếu ông ở lại trong làng, ông cũng sẽ bị bắt đi làm phu tù. Nếu không phải vì Đức Chúa Trời, người Lamã đã có thể nghe tiếng con lừa hay con gà trống hoặc nhìn thấy ánh đèn của ông, và họ sẽ bắt ông tại khu rừng đó. Akiva có thể xem mọi sự nầy thực sự là cho điều nhứt đấy thôi.

Trong Thi thiên 91, tác giả Thi thiên viết: Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày. Hãy suy nghĩ về câu nói đó. Không có gì phải lo sợ khi chúng ta biết rằng từng việc duy nhất xảy ra với chúng ta là vì ích cho chúng ta. Chúng ta có thể cho đi, thoải mái, và tận hưởng chuyến hành trình, với sự nhìn biết rằng mọi sự sẽ suông sẻ cho đến cuối cùng. Chúng ta sẽ giữ được sự hao mòn giáng trên linh hồn nhiều là dường nào!

Hãy thử cụm từ của Nahum và xét xem mọi điều cụm từ ấy có thể làm gì cho bạn! Lần tới bạn thấy mình đang ở trong tình huống dường như không mấy thuận lợi, hãy thốt ra câu nói nầy: "Đây cũng là điều tốt nhứt đấy thôi". Một câu nói ngắn gọn có thể làm thay đổi cả ngày của bạn. . . và cả cuộc đời của bạn nữa đấy!


Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

HÃY CHỮA LÀNH TẤM LÒNG CỦA BẠN


Hãy Chữa Lành Tấm Lòng Của Bạn
Vậy, khá giải sầu khỏi lòng ngươi, và cất điều tai hại khỏi xác thịt ngươi; vì lúc thiếu niên và thì xuân xanh là sự hư không mà thôi — Truyền đạo 11:10

Ngũ Kinh, truyền khẩu của Do Thái giáo dạy rằng: "Khi một người nổi giận, người ấy chỉ lãnh lấy cơn giận của mình mà thôi". Nói cách khác, khi chúng ta giận, chẳng có điều chi tốt ra từ cơn giận ấy. Chúng ta không đạt được mục tiêu của mình, chúng ta phạm sai lầm, và thường xuyên không có gì hơn là chúng ta bị mất mát. Việc duy nhất chúng ta thực sự lãnh hội là chính cơn giận đó. Và giận là thứ độc hại rất tồi tệ cho chúng ta – và cho thân thể của chúng ta nữa.

Lâu lắm trước khi khoa học khẳng định mối quan hệ giữa tâm thần và thân thể, Vua Solomon đã viết trong sách Truyền Đạo: Vậy, khá giải sầu khỏi lòng ngươi, và cất điều tai hại khỏi xác thịt ngươi”. Từ ngữ Hybálai được dùng trong câu nói tới "sầu" theo nghĩa đen có nghĩa là "giận". Hàng ngàn năm trước, Solomon dạy rằng giận trong tâm trí của chúng ta tạo ra đau đớn trong thân thể chúng ta.

Dưới đây là một minh họa tuyệt vời cho thấy điều đó đúng như thế nào: Có lần kia, một người thức dậy quá sớm vào ban sáng bởi tiếng động như có ai đang sửa chữa nồi hơi trên mái nhà của mình. Ông nầy lấy làm khó chịu với lấy chiếc áo choàng rồi chạy ra ngoài mà không hề tra giày vào chân. Khi ông tìm ra thủ phạm, thì đích thị đấy chỉ là chú chim gõ kiến ​​trên cột ăngten TV bằng kim loại.

Giận dữ nơi chim gõ kiến, ông nầy đã ném một hòn đá lớn nhắm vào nó. Tuy nhiên, thay vì trúng con chim, hòn đá rơi thẳng vào nhà và âm thanh của một vụ đổ bễ gì đó được nghe thấy. Khi ông nầy nhận ra hòn đá đã va đập vào kính chắn gió chiếc xe hơi của mình, ông ta đá vào một hòn đá khác trên mặt đất chỉ để nhớ -- quá trễ -- rằng ông ta đang đi chân trần.

Đây là hậu quả của sự tức giận - chúng ta tự làm tổn thương mình hơn bất cứ ai khác.

Giận là điều rất tự nhiên. Thậm chí Môise nổi giận khi người Do Thái bị mất đức tin và đòi hỏi một lần nữa nước uống trong sa mạc. Trong Dân số ký 20:10-11, chúng ta đọc thấy rằng Môise nói với dân sự: "Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao? Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình”. Đức Chúa Trời đã dặn Môise phải nói với hòn đá, nhưng thay vì thế, Môise đập nó từ chỗ giận dữ của mình. Như một kết quả, Môise không được phép lãnh đạo dân sự vào trong Đất Hứa.

Sứ điệp của Kinh Thánh rất là rõ ràng. Giận rất có hại trong rất nhiều cách thức, và như Solomon đã nhấn mạnh, nó cũng có thể có một chái chạm tiêu cực đến thân thể chúng ta. Vì vậy, lần tới, chúng ta bị cám dỗ phải phản ứng trong sự tức giận, chỉ mất có hai giây đồng hồ thôi  (nếu bạn không thể dừng lại thì hãy đếm đến 10) rồi hãy nhớ giận làm cho tổn thương. Thay vì lãnh lấy sự khó chịu, hãy để cho cơn giận qua đi. Hãy chữa lành tấm lòng của bạn, hãy giúp cho thân thể của bạn, và sống trong sự hài hòa với chính mình và người khác.


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

THƯỞNG THỨC SỰ BAN CHO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Thưởng Thức Sự Ban Cho Của Đức Chúa Trời
Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời — Truyền đạo 5:19

Trong phần việc của tôi, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người sống rất khổ sở. Có những người bị mồ côi khi còn nhỏ; người già không có ai chăm sóc cho họ; nhiều người với bệnh tình trầm trọng vì họ không có chăm sóc thích ứng về y tế. Tôi đã nhìn thấy những đứa trẻ đói khát và nhiều gia đình rơi vào chỗ không thể chỉnh đốn được nữa.

Tại Hội Thông Công, chúng ta nhắm vào việc giúp đỡ cho người nghèo, cô đơn, thiếu thốn, và ốm yếu. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm giúp đỡ cho các anh chị em trong lúc có cần, tôi có một nhận định quan trọng khác về cuộc sống.

Với mọi khó khăn mà người ta đang kinh nghiệm trong cuộc sống, tôi nhận ra đáng buồn dường bao chính những người trong chúng ta – bởi ân điển của Đức Chúa Trời – không khổ sở bao nhiêu, thường thất bại không đánh giá đầy đủ các ơn phước mà chúng ta đã được ban cho. Thay vì thế, quá nhiều người trong chúng ta, quá nhiều lần, không nhận ra những món quà mà chúng ta đã được ban cho. Còn tệ hơn thế, đôi khi chúng ta lãng phí chúng.

Trong khi rất nhiều người sẽ làm bất cứ điều gì để có cha mẹ ở xung quanh, những người khác thất bại không giữ được liên lạc với họ hoặc tranh chiến với những người đã cho họ sự sống. Trong khi có nhiều người thiếu mất gia đình dù là loại nào, những người khác đang bỏ bê gia đình mà họ được phước với, không bao giờ để thì giờ đặng ở với họ. Trong khi có người phấn đấu để mua những thứ cơ bản như đồ ăn và thuốc men, những người khác trong chúng ta được phước có được các kỳ nghỉ, nhưng rồi lại than phiền rằng chuyến bay bị trì hoãn, hay đồ ăn quá lạnh tại nhà hàng, hoặc giường ngủ trong khách sạn không được thoải mái lắm.

Chúng ta có thể có nhà ở, song không hài lòng với kích thước của chúng hoặc chúng không hay cho lắm trong khi nhiều người khác đang phấn đấu để trú ngụ trên cơ sở từng ngày một. Chúng ta bực bội phần chăm sóc y tế quá đắt đỏ, nhưng có rất nhiều người đã không có sự giúp đỡ y tế nào cả. Danh sách nầy còn dài, dài lắm.

Không công nhận nhiều sự ban cho của chúng ta đến từ Đức Chúa Trời là một việc, song lãng phí chúng do không thưởng thức chúng với sự đầy đủ nhất là một việc khác nữa.

Trong sách Truyền đạo, chúng ta đọc Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời”.  Khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một món quà, chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta thưởng thức nó. Chúng ta sẽ là vô ơn và dại dột nếu chúng ta làm kém hơn thế.

Nếu bạn sẽ không ném ra một triệu đô la, không bỏ đi các mối quan hệ vô giá trị với gia đình của mình. Nếu bạn không vứt bỏ một thứ trang sức đắt tiền, không để cho những món quà về sức khoẻ, những sự tiếp trợ, và khả năng đi đến chỗ phung phí. Hãy thưởng thức từng phút một và từng thứ ơn phước. Có đủ đau khổ trong thế gian; chúng ta không cần phải thêm vào bằng cách quăng đi những món quà kỳ diệu mà chúng ta đã được ban cho.