Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

THẮNG HƠN BỔN TÁNH



Thắng Hơn Bổn Tánh
Song dân Y-sơ-ra-ên đi giữa biển như trên đất cạn; nước làm thành vách ngăn bên hữu và bên tả — Xuất Êdíptô ký 14:29
Hết thảy chúng ta chào đời với một bổn tánh thật là độc đáo. Muốn tốt hơn hay xấu đi, chúng ta phải có những khuynh hướng nhất định, cả về điểm mạnh và yếu điểm nữa. Thường thì chúng ta đạt được thành công nhất khi chúng ta hoạt động trong các lãnh vực mạnh của mình. Nhưng cũng có những lúc, khi chúng ta được kêu gọi phải thắng hơn những yếu điểm tự nhiên của mình là những thứ trì kéo chúng ta lại đối với cuộc sống mà chúng ta muốn sống. Đôi khi, chúng ta cần mạnh mẽ một chút thôi để chúng ta phải đi ngược lại với bổn tánh của mình hầu cho chúng ta cứ tấn tới trong đời sống của chúng ta.

Trong bầu không khí của câu chuyện Xuất Aicập, biển chia ra làm hai và dân Do thái đi qua biển như đi trên đất khô. Biển cả, theo bản chất thì gắn kết, tuôn chảy, và không có đường biên giới, đột nhiên cứng rắn giống như các bức tường: “Song dân Y-sơ-ra-ên đi giữa biển như trên đất cạn; nước làm thành vách ngăn bên hữu và bên tả”.

Bậc thánh hiền người Do thái đưa ra lời bình rất hay, là biển phải đi ngược lại với bản chất của nó vì cớ  hài cốt của Giôsép vốn hiện diện ở đó đang khi biển chia ra làm hai. Nếu bạn còn nhớ, Giôsép đã khiến dân Do thái phải hứa đưa hài cốt của ông ra khỏi Aicập khi họ rời khỏi đó, và họ đã thực hiện tốt phần hứa hẹn của mình. Trong Thi thiên 114:3, chúng ta đọc: Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn…”. Thế nhưng, biển thấy sự gì mới được chứ?

Theo truyền khẫu, đấy là hài cốt của Giôsép, và đó là một sự nhắc nhớ đầy năng quyền về một người đi ngược lại với chính bổn tánh của mình. Khi Giôsép còn là một thanh niên, người vợ xinh đẹp và nhiều quyền lực của chủ ông là Phôtipha, đã tìm cách quyến dụ ông. Tuy nhiên, Giôsép đã đi ngược lại với các khuynh hướng con người của mình, ông đã kháng cự sự cám dỗ, rồi bỏ chạy tránh vợ của Phôtipha. Trong chỗ tôn trọng ông, biển cả đã đi ngược lại với bản chất của nó rồi cũng chạy trốn nữa, tạo ra một con đường cho dân Do thái đến với sự tự do và được cứu chuộc.

Tôi đã nhìn xem câu chuyện nầy ở một mặt khác. Chúng ta biết rõ điều chi đã cảm thúc đại dương kia, còn ai đã cảm thúc Giôsép chứ? Có một câu trả lời, ấy là ông đã nhận câu trả lời đó từ mẹ ông là Rachên, bà đã đi ngược lại với bổn tánh riêng của mình đối với những gì xảy có trong đêm tân hôn của bà. Mặc dù Rachên vốn yêu mến sâu sắc đối với Giacốp và đã chờ đợi ròng rã 7 năm trời để thành hôn với ông, bà đã đi ngược lại với bổn tánh của mình và đã chịu để cho chị mình là Lêa đội lốt mình là Rachên và đã trở thành cô dâu của Giacốp. Rachên đã sống vô kỷ và đã chạy trốn đối với những ham muốn của riêng mình vì cớ hạnh phúc và sự đáng yêu của chị mình.


Trong mọi cảnh ngộ như thế nầy – Giôsép, Rachên, và biển cả – đi ngược lại với bản chất tạm thời, song cần thiết cách hoàn toàn. Tương tự, chúng ta được kêu gọi vào những thời điểm phải đi ngược lại với bản chất của mình vì một mục đích cao kỳ hơn. Chúng ta được khích lệ nhiều khi gom góp sức lực rồi chia tay với bản chất mình dù chỉ trong một phút thôi. Một phút tự hy sinh có thể dẫn tới ơn cứu rỗi trọn cả đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét