Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

PHƯỚC HẠNH TRONG SỰ CẦU THAY


Phước Hạnh Trong Sự Cầu Thay
Áp-ra-ham cầu xin Đức Chúa Trời, thì Ngài chữa bịnh cho vua A-bi-mê-léc, vợ cùng các con đòi người; vậy, họ đều có con— Sáng thế ký 20:17

Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng câu chuyện nói tới sự ra đời của Ysác theo ngay sau lời cầu nguyện của Ápraham cho Abimêléc dạy cho chúng ta biết rằng khi chúng ta cầu thay cho người khác, chúng ta thường được ban thưởng với cùng một lời cầu xin đó.

Trong trường hợp này, Vua Abimêléc, vợ ông ta, và các con đòi người không thể có con. Ápraham đã cầu thay cho họ, và họ có thể thụ thai. Việc kế tiếp chúng ta nghe nói đến là phép lạ sự ra đời của Ysác. Bằng cách cầu thay cho người khác, Ápraham cũng đã có lời cầu nguyện sâu sắc nhất của ông được nhậm.

Một học trò khi tiếp cận với vị rabi của mình với thắc mắc về phương thức này – một thắc mắc mà chúng ta có thể đưa ra: Có phải điều nầy tác động thậm chí chỉ cầu thay cho người bạn thì chính mình sẽ nhận được phước như nhau không? Những lời cầu nguyện của Ápraham là vô kỷ và chân thành. Có phải sự cầu nguyện ấy có hiệu quả khi sự cầu nguyện phục vụ cho những điều ích kỷ không?

Đâu là câu trả lời của bạn?

Câu trả lời của vị rabi Do Thái có thể làm cho bạn phải ngạc nhiên! Ông đáp: "Có chứ". Thế rồi ông giải thích vấn đề đó theo cách này: Đức Chúa Trời là nguồn gốc của mọi ơn phước. Nhưng cần phải có một ống dẫn sẽ chuyển ơn phước của Đức Chúa Trời vào trong thế gian. Một ống dẫn như thế là sự cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta kết nối mình với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu thay cho một người bạn, chúng ta trở thành ống dẫn nối người bạn của chúng ta với Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời ban các ơn phước theo sự cầu xin, chúng ta cũng được đầy dẫy với cùng các ơn phước đó nữa.

Sau đó, vị rabi Do Thái cung ứng phần loại suy khác để giúp chúng ta hiểu rõ khái niệm này: Cỏ cần nước, nhưng để nhận được nước, nước phải đi qua một đường ống. Một khi vòi là ống dẫn để nước đến với cỏ, nó không làm chi khác trừ ra nó cũng bị ướt. Tương tự như vậy, khi chúng ta cầu xin ơn phước cho người khác, chúng ta cũng bị ơn phước chạm đến nữa.

Ban cho và nhận lãnh đúng là một phương thức đầy năng quyền! Chúng ta thường nghĩ về việc ban cho và nhận lãnh giống như hai kinh nghiệm riêng biệt: bố thí làm lợi cho kẻ khác, trong khi nhận lãnh là lợi cho chúng ta. Nhưng ở đây chúng ta học biết rằng hai hành động có thể trở nên một. Bằng cách cầu thay cho những người khác, họ đang cần những gì chúng ta có cần, chúng ta có thể cho và nhận cùng một thời điểm! Nhưng đừng nắm lấy lời nói của tôi về việc ấy. Hãy tự mình thử điều đó nhé!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét