Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

DÂNG HIẾN VỚI LÒNG SỐT SẮNG



Dâng Hiến Với Lòng Sốt Sắng
Kẻ nào có tên trong sổ phải nộp nửa siếc-lơ, tùy siếc-lơ của nơi thánh, cân nặng hai mươi ghê-ra; vậy, nửa siếc-lơ, tức là của dâng cho Đức Giê-hô-va — Xuất Êdíptô ký 30:13

Tôi từng nghe một diễn giả nói về việc đến dự một sự kiện từ thiện nhắm vào ích cho các Lực lượng Quốc Phòng của người Do thái. Diễn giả nầy giải thích rằng ông đã đến dự vì em của ông đã khuyên ông nên đi dự, song sau khi nghe các binh lính chia sẻ những mẫu chuyện và nhu cần của riêng họ, diễn giả nầy bị tình cảm áp đảo và quyết định dâng một lượng đáng kể cho tổ chức từ thiện.

Trong suốt sự kiện, em của diễn giả khuyên ông ta xem coi sự kiện đã diễn ra như thế nào!?! Diễn giả ấy nói cho em mình biết mình đã đúng là dường nào, lý tưởng thực sự rất xứng đáng dường bao, và ông sẽ đóng góp cho lý tưởng đó. Khi ấy em ông lên tiếng hỏi: “Có phải đó là số lượng dễ dâng hiến đối với anh không?” Người kia đáp: “Phải, chẳng là vấn đề gì hết”. Em ông ta nói: “Như vậy thì anh chưa dâng hiến đủ”.

Cũng thực sự như thế khi dâng hiến cho các mục đích của Đức Chúa Trời, món quà của chúng ta thì lớn lao hơn khi nó đến từ bên kia khu vực an nhàn của chúng ta. Món quà ấy đối với Đức Chúa Trời thì phải nhiều sự hy sinh hơn nữa. Tuy nhiên, như phân đoạn Ngũ Kinh tuần nầy dạy dỗ chúng ta, sự dâng hiến sẽ chẳng là một kinh nghiệm đớn đau đâu. Dâng hiến theo cách hy sinh sẽ giúp chúng ta có động cơ và được cảm thúc; sự dâng hiến ấy sẽ đặt chúng ta lên trên ngọn lửa.

Trong phần đọc Kinh thánh tuần nầy, Đức Chúa Trời đã ban ra những huấn thị mà mỗi người nam Do thái phải đóng góp một nửa siếclơ làm của dâng của Đức Giêhôva. Bậc thánh hiền Do thái dạy rằng khi Đức Chúa Trời trao cho Môise mạng lịnh nầy, Ngài đã tỏ ra cho Môise thấy một “đồng tiền bằng lửa”. Hình ảnh nầy làm biểu tượng cho điều gì chứ?

Có một câu chuyện nói tới một cộng đồng Do thái ở nước Đức rất nổi tiếng vì tình cảm lớn lao của nó đối với việc dâng hiến cho quỹ từ thiện. Trong sự kiện cấp bách của địa phương, cộng đồng sẽ chẳng yên nghỉ cho tới chừng cá nhân đang trong cảnh có cần đã đứng trở lại trên chân của mình [nam hay nữ]. Có lần, vì rabi trong cộng đồng nầy đã phát ra một bài giảng nói tới tầm quan trọng của việc dâng quỹ từ thiện và ông đưa ra câu Kinh thánh nầy. Đồng tiền bằng lửa, ông giải thích, cần phải được dạy dỗ cho chúng ta biết khi chúng ta dâng vào quỹ từ thiện, chúng ta phải dâng nó với thái độ sốt sắng kìa. Như cộng đồng nầy đã chứng tỏ, chúng ta phải “sống trên ngọn lửa”, đầy dẫy tình cảm, sự phấn khích, và sức mạnh khi đến với sự dâng hiến của chúng ta.
Khi dâng hiến cho quỹ từ thiện, chúng ta có thể tập trung vào một trong hai việc; một, chúng ta tập trung vào những gì sẽ khiến cho chúng ta phải trả giá, hoặc chúng ta có thể chọn nhìn vào mọi lợi ích. Nếu chúng ta nhìn vào giá phải trả, cái nhìn đó sẽ gây tổn thương đấy. Nếu chúng ta nhìn vào các đóng góp của chúng ta là khả thi, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ nhiều lắm.

Khi tôi nghĩ đến những đóng góp giúp đưa người Do thái đang ở trong mối nguy hiểm trên khắp thế giới về lại quê hương xa xưa của họ tại xứ Israel, tôi đầy dẫy với sự vui mừng. Khi tôi nghĩ đến sự ấm áp cung ứng cho người già cả nào không thể có được chăn mền, tôi thấy phấn khích hẳn lên. Khi tôi nghĩ đến người Do thái và Cơ đốc nhân cùng nhau đến để hỗ trợ cho dân Israel, tôi đang đứng trên ngọn lửa! Tôi mời bạn hãy tham gia cùng chúng tôi trong việc dâng hiền cho các mục đích của Đức Chúa Trời với sự vui mừng và, trên hết mọi sự, với lòng sốt sắng và sự thương xót nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét