Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

NGÀI YÊU CHÚNG TA DƯỜNG BAO!



Ngài Yêu Chúng Ta Dường Bao!
“Ấy là tiếng của lương nhân tôi! Kìa, người đến, nhảy qua các núi, vượt qua các gò” — Nhã ca 2:8

Vào ngày Lễ Vượt Qua, truyền thống của người Do thái là phải đọc sách Nhã ca. Tại sao chứ? Một chỗ nối kết với Bài Ca của Biển mà dân Israel đã hát sau khi kinh nghiệm việc chia biển ra làm hai. Nhã ca gắn với sự vui mừng không dứt mà dân Israel đã cảm nhận nhơn cơ hội đặc biệt ấy, đã khiến cho họ phải bật thành bài ca. Tuy nhiên, có một chỗ kết nối khác giữa việc đọc và ngày lễ. Nhã ca là một quyển sách nói tới tình yêu, rồi ở tận cốt lõi của tình yêu ấy, câu chuyện Lễ Vượt Qua là một truyện tích nói tới tình yêu. Đây là truyện tình của Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài.

Ngay cả danh xưng của ngày lễ đang chỉ ra yếu tố tình yêu trong truyện tích Lễ Vượt Qua. Theo tiếng Hybálai, ngày lễ được gọi là Pesach, được rút ra từ câu nói nhắc đến chỗ Đức Chúa Trời vượt qua các gia đình của người Do thái khi Ngài ban ra dịch lệ giết chết con trưởng của từng người Aicập: thì sẽ vượt qua” (Xuất Êdíptô ký 12:13). Tuy nhiên, đang khi Pesach thường được xác định là “vượt qua”, một cách dịch chính xác hơn, ấy là Đức Chúa Trời sẽ “bỏ qua” hay “nhảy qua” các gia đình của người Do thái. Bậc thánh hiền của người Do thái nối kết việc nầy với câu nói trong Nhã ca: “Ấy là tiếng của lương nhân tôi! Kìa, người đến, nhảy qua các núi, vượt qua các gò”.

Bậc thánh hiền đưa ra lời giải thích như sau: Khi Môise đến với dân Do thái, ông nói: “Tháng nầy các ngươi sẽ được chuộc”, họ đáp: “Làm sao chúng tôi có thể rời đi khi trong xứ Ai cập đầy dẫy với sự thờ lạy hình tượng của chúng tôi?” Môise trả lời: “Một khi Đức Chúa Trời muốn chuộc lấy các ngươi, Ngài sẽ chẳng nhìn vào sự thờ lạy hình tượng của các ngươi. Thay vì thế, Ngài sẽ nhảy qua các núi". Dân Israel nói cùng ông: “Làm sao được chuộc khi mới có 210 năm trôi qua trong số 400 năm của chiếu chỉ tình trạng nô lệ chứ?” Môise đáp: “Một khi Đức Chúa Trời muốn chuộc các ngươi, Ngài sẽ chẳng nhìn vào phần tính toán của các ngươi. Thay vì thế, Ngài sẽ nhảy qua các núi”.

Quí bạn ơi, kỷ niệm Lễ Vượt Qua cũng là kỷ niệm tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Tình yêu của Ngài lớn lao đến nỗi Ngài bỏ qua những thiếu sót của chúng ta và vượt qua sự phán xét nghiêm ngặt. Nền tảng mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là tình yêu vô điều kiện.


Vì vậy, có nhiều người chùn bước của họ trong sự họ bước đi với Đức Chúa Trời, vì họ cảm thấy không xứng đáng hay nghĩ rằng Đức Chúa Trời vốn cưu giận với họ vì cớ tội lỗi của họ. Nhưng sự thật, ấy là tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là tình yêu không dời đổi. Có nhiều khi, lúc chúng ta phải trình sổ về mọi hành động của chúng ta, nhưng điều đó không làm cho tình yêu của Ngài phải giảm sút đối với chúng ta. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta khi chúng ta hành động không xứng đáng. Ngài mong muốn chúng ta khi chúng ta không làm theo những gì Ngài mong muốn. Đức Chúa Trời yêu chúng ta dầu khi chúng ta xây khỏi Ngài. Đức Chúa Trời yêu chúng ta theo cách vô điều kiện. Trong suốt mùa lễ thánh nầy, đối với Cơ đốc nhân và người Do thái, chúng ta hãy kỷ niệm sự thực ấy và đổi lại phải kính sợ Ngài.

PHỤC VỤ HY SINH THÀNH CÔNG



Service [Phục Vụ], Sacrifice [Hy Sinh], và Success [Thành Công].
. . . Vua Sa-lô-môn và cả hội chúng Y-sơ-ra-ên đã hiệp với người, và đứng trước hòm, giết bò và chiên làm của lễ rất nhiều, không thế đếm được — I Các Vua 8:5

Mới đây tôi thấy hứng thú bởi câu chuyện mới nói tới Jason Brown cựu huấn luyện viên ở NFL. Ở một điểm, là một trong những trung tâm điểm khá nhất ở NFL và đã nhận một hợp đồng $37 triệu đôla, trong 5 năm để chơi cho cho đội St. Louis Rams. Tuy nhiên, Brown đã xây khỏi đó để trở thành một nhà nông đơn sơ.

Brown nhớ lại khi ông đưa ra quyết định để sự nghiệp nhiều triệu đôla ra sau lưng, đại diện của ông nói cho ông biết rằng ông đã phạm một sai lầm to lớn nhất trong cuộc đời của mình. Brown chỉ đáp: “Không, tôi chẳng sai đâu”. Tại sao? Vì Brown nhận ra rằng có nhiều thứ cho cuộc sống hơn là kiếm tiền. Ông chuyển sang Bắc Carolina, ở đó ông lao động trên cánh đồng 5 mẫu Tây, ông gọi đây là “Nông Trại Hoa Quả Đầu Tiên” của mình, và  ông đã hiến mọi thứ từ mùa thu hoạch đầu tiên mỗi năm cho người khó nghèo. Năm nay, mùa thu hoạch có tới 100.000 cân khoai tây. Brown cho biết rằng ông cảm thấy thành công hơn bao giờ hết trong đời sống của ông ngay lúc nầy, ông nói thêm: “Không phải theo tiêu chuẩn của con người, mà theo con mắt của Đức Chúa Trời”. Ông cũng nói rằng đối với ông, sự cao trọng có nghĩa là phục vụ.

Vì vậy, có nhiều người đang nhắm vào sự cao trọng trong các chỗ sai lầm. Jason Brown đã nói đúng. Cuộc sống được làm cho có ý nghĩa và cao trọng qua mọi hành động phục vụ, đóng góp, và hy sinh cho các mục đích của Đức Chúa Trời.

Phần đọc Kinh thánh tuần nầy là việc đọc lớn tiếng sách Ngũ Kinh, chúng ta đọc về sự hoàn tất của Đền Tạm, nơi ngự tạm thời của Đức Chúa Trời. Phần đọc Kinh thánh nhắm thẳng vào mấy trăm năm cho đến sự hoàn tất của Đền Thờ, nơi ngự thường trực của Đức Chúa Trời. Trong phần đọc Ngũ Kinh, Môise chúc phước cho nơi thánh mới. Trong phần đọc Kinh thánh hôm nay, Solomon đang làm y theo như vậy.

Trong hai phần đọc nầy, chúng ta cũng gặp gỡ các tình huống mà ở đó dân sự đã cung hiến và hy sinh cách rời rộng dâng lên Đức Chúa Trời. Trong phần đọc Ngũ Kinh, Môise đã phải nói cho dân sự phải thôi đừng dâng hiến nữa (Xuất Êdíptô ký 36:5). Trong phần đọc Kinh thánh hôm nay, chúng ta đọc thấy cả hội chúng Y-sơ-ra-ên đã hiệp với người, giết bò và chiên rất nhiều đến nỗi họ không thể ghi chép lại và đứng trước hòm, giết bò và chiên làm của lễ rất nhiều, không thế đếm được 

Có hai lần trong lịch sử khi tinh thần đóng góp lôi cuốn hết cả dân tộc. Đúng là một bối cảnh thật đẹp phải nắm bắt! Nhưng tôi tin đấy chẳng phải là lần sau cùng đâu. Jason Brown đang nhắm vào một việc mà tôi nghĩ có rất nhiều người đang khám phá cho chính mình — tình trạng phước hạnh không tìm đặng ở chỗ nhận, mà ở chỗ cho. Như Brown đã nói: “Sự cao trọng là sự sự phục vụ”, và tôi muốn nói thêm rằng sự thoả lòng đến từ sự đóng góp.


Với tinh thần của những người Israel nào đóng góp với tấm lòng rời rộng phủ lút, nguyện hết thảy chúng ta đều tìm được những phương thức đế phục vụ và thực hiện nhiều sự hy sinh vì các mục đích của Đức Chúa Trời trong tuần lễ nầy. Chúng ta hãy làm như vậy với sự vui mừng, thoả lòng, và với cảm xúc thành công đích thực.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

THẤY ĐẤNG KHÔNG THẤY ĐƯỢC



Thấy Đấng Không Thấy Được
Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi người nào trong vòng các ngươi dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va, thì phải dâng súc vật, hoặc bò, hoặc chiên’” — Lêvi ký 1:2

Khi chúng ta bắt đầu sách Lêvi ký tuần nầy, tôi phải đối diện với chính thắc mắc mà tôi gặp phải hàng năm khi chúng ta khởi sự học hỏi về các nghi thức dâng tế lễ đã diễn ra trong Đền Tạm: Các nghi thức cổ xưa nầy dường như đã bị cất bỏ khỏi xã hội hiện đại, vẫn còn có liên quan với chúng ta như thế nào hôm nay?

Mỗi năm, câu trả lời của tôi bắt đầu bằng cách ghi nhớ rằng từ Hybálai nói tới các thứ của lễ là karbanot, và một từ Hybálai rút ngắn karov, có nghĩa là “gần”. Tầm quan trọng của các nghi thức là đưa chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời hơn.

Chúng ta nói chúng ta sống trong một thế giới mà ở đó mỗi lần chúng ta phạm một tội, một tia sét sẽ giáng xuống từ trời đánh vào chúng ta. Chúng ta sẽ chẳng thường xuyên phạm tội, có phải không? Và chúng ta nói mỗi lần chúng ta vâng theo Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta kiếm được $US1.000. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ càng sống vâng phục nhiều hơn! Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không điều hành thế giới theo cách đó vì Ngài muốn chúng ta có sự tự do lựa chọn. Những hậu quả tức thì cho mọi hành động của chúng ta về mặt cơ bản tước khỏi chúng ta sự thử thách và sự chọn lựa sống vâng phục hay phạm tội.

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta thứ tốt nhứt kế đó để giữ chúng ta trên đường chạy — các thứ của lễ. Trong thời kỳ Đền Thờ, khi ai đó phạm tội, phần kinh nghiệm công phu, phức tạp, ý thức việc đem đến một của lễ đã tác động mạnh vào người đem của lễ đó đến. “Lẽ ra chẳng phải là tôi” là nghĩ suy mà người ấy cần phải cảm thấy khi con vật được dâng làm của lễ. Nó nhắc cho một người nhớ tới những hiệu quả gian ác của tội lỗi và tai vạ thực sự xảy có là thể nào. Người đến thờ phượng ra về với một quyết tâm mới và một sự cam kết sâu sắc hơn muốn vâng theo Đức Chúa Trời.

Hôm nay, chúng ta không có các thứ của lễ. Chúng ta không có một kinh nghiệm nào thấy được bằng mắt thường tội lỗi thể nào gây hại cho chúng ta, vì vậy chúng ta có thể làm gì để giúp cho chúng ta cứ mãi ở trên đường chạy?

Một câu chuyện thuật lại về một vị rabi kia, dân sự tiếp cận ông trong khi ở trong nhà hội vì ông có một cú điện thoại quan trọng gọi đến. Tuy nhiên, vị rabi vẫn đứng trong nhà hội không cử động để trả lời cú điện thoại vì người khác đã ở trong sự cầu nguyện ngay bên ngoài cánh cửa của nhà hội. Theo luật pháp của người Do thái, một người không thể bước vào chỗ gần người khác đang cầu nguyện vì sự hiện diện của Đức Chúa Trời đang ngự ở đó. Đối với vị rabi, sự thể giống như một bức tường đứng chặn cánh cửa ấy. Đối với vị rabi, luật pháp thuộc linh là đích thực y như sự hiện diện theo phần thuộc thể.


Chúng ta cần phải sửa soạn tâm trí mình để sống y như thế. Chúng ta hãy xem sự ngồi lê đôi mách giống như rác rến vậy. Chúng ta hãy xem tội lỗi như là chất độc vậy. Chúng ta hãy xem sự bất tuân như thở trong khói độc. Cũng một dấu hiệu ấy, chúng ta hãy xem các việc lành như đem lại sự ấm áp và ánh sáng. Chúng ta hãy xem sự vâng lời như thứ thuốc đem lại sự chữa lành. Chúng ta thấy Đấng không thấy được như là đích thực hầu cho chúng ta có thể nhìn thấy rõ con đường dẫn tới Đức Chúa Trời.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

TAN VỠ





Tan Vỡ
“‘Nồi đất dùng nấu thịt đó sẽ đập bể đi, nếu nồi nấu bằng đồng thì sẽ cạo và rửa nước cho sạch’” — Lêvi ký 6:28

Khi các nhà khảo cổ trong xứ Israel đến tìm kiếm bối cảnh của Đền Tạm xưa kia, họ dõi theo Kinh thánh rồi tìm kiếm bằng chứng có cần. Theo câu chuyện của Ngũ kinh, họ đến tìm trong thành Silô, ở đó Đền Tạm đã được dựng lên trong nhiều năm trời. Họ biết rằng họ đang đến gần khi họ bắt đầu khám phá những mảnh gốm vỡ.

Khi họ đến gần bối cảnh được tin là vị trí Đền Tạm được dựng lên, họ dám chắc rằng họ đã tìm ra bối cảnh đích thực. Tại sao chứ? Một trong những manh mối, ấy là lượng bình gốm vỡ rất nhiều được tìm thấy bên dưới mặt đất. Chẳng thể nào mà một gia đình hay nhóm nhiều gia đình có thể bỏ lại đàng sau quá nhiều mảnh gốm như thế. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy hàng ngàn người đã có mặt ở vị trí đó để dâng các thứ của lễ cho Đức Chúa Trời và đã để lại nhiều mảnh gốm của họ như là minh chứng vậy.

Tại sao gốm bị đập bễ như thế là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Đền Tạm đã trụ lại ở đúng địa điểm đó chứ? Câu trả lời nằm trong phần Ngũ kinh tuần nầy, ở đây dân Israel được truyền dặn: “Nồi đất dùng nấu thịt đó sẽ đập bễ đi . . .”Bậc thánh hiền Do thái luận rằng đây là sự thực về các thứ của lễ. Bình gốm thường chứa con sinh phải bị đập bễ sau đó. Tuy nhiên, phần hướng dẫn đặc biệt nầy đã xuất hiện trong phạm trù duy nhứt cho của lễ chuộc tội mà thôi. Bậc thánh hiền giải thích rằng trong khi mạng lịnh đập bễ nồi gốm áp dụng cho mọi thứ của lễ, mạng lịnh ấy bị đặt vào sự bàn bạc về của lễ thuộc tội để dạy cho chúng ta biết rằng giống như cái nồi bằng đất chứa con sinh phải bị đập bễ đi, cũng một thể ấy, tấm lòng của tội nhân cũng phải bị đập bễ ra trong khi dâng một con sinh.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta phải bễ ra để tan vỡ. Đây là trường hợp của tội nhân nào đem một của lễ dâng cho Đức Chúa Trời. Nếm trải tình huống là chưa đủ; người ấy [nam hay nữ] phải cảm thấy hối tiếc, và tan vỡ. Giống như Vua đã viết trong Thi thiên 51:17: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu”. Đôi khi, chúng ta phải vỡ tan ra hầu cho chúng ta có thể trở nên lành lặn trở lại. Trong Thi thiên 51:10, David đã cầu nguyện: Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng”. Có khi chúng ta phải đâp bễ cái gì đó xưa cũ để nhận lấy thứ mới mẻ và tốt đẹp hơn.


Chúng ta hãy nhìn vào chính đời sống của chúng ta và tự hỏi mình chúng ta cần phải đập bễ hay tan vỡ ở chỗ nào!?! Có phải đó là một thói xấu hay tật nghiện ngập gì đó chăng? Một tật xấu hay một thái độ tiêu cực nào đó chẳng hạn? Chúng ta hãy đập bễ thứ không còn giúp ích gì cho chúng ta và tái tập trung vào sự phục vụ Đức Chúa Trời sao cho thật tươi mới. Chính trong sự tan vỡ của chúng ta để rồi chúng ta sẽ trở nên lành lặn trở lại.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

KẾT QUẢ CÔNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Kết Quả Công Lao Động Của Đức Chúa Trời
Ta đã làm nên dân nầy cho ta, nó sẽ hát khen ngợi ta. Song, hỡi Gia-cốp, ngươi chẳng từng kêu cầu ta! Hỡi Y-sơ-ra-ên, ngươi đã chán ta!’” — Êsai 43:21–22

Trong mọi lứa tuổi, người ta thường hay thắc mắc một câu về thần học như thế nầy: Nếu Đức Chúa Trời có mọi sự và chẳng thiếu chi hết, thế thì tại sao Đức Chúa Trời lại chọn dựng nên con người?

Thường thì có câu trả lời như vầy: từ tình yêu thương Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta và mong muốn có một mối quan hệ với chúng ta. Tuy nhiên, để cho sự việc ấy xảy ra, Đức Chúa Trời trước tiên ban cho chúng ta được tự do lựa chọn. Quan hệ bắt buộc không phải là một mối quan hệ bắt nguồn từ chỗ yêu thương đích thực. Đấy chẳng phải là tình yêu thương. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta, cùng với linh hồn tin kính của chúng ta, phải có những khát khao và cảm xúc, chúng có thể dẫn chúng ta đi lạc lối.

Đức Chúa Trời cũng đưa chúng ta vào mọi loại thách thức, đặt chúng ta vào một vị trí mà ở đó chúng ta phải chọn giữa đúng và sai, giữa thiện và ác, giữa đức tin và thất vọng, giữa Đức Chúa Trời và cái chi đó khác hơn Ngài. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ý chí tự do hầu cho chúng ta sẽ chọn lấy Ngài.

Vấn đề, ấy là đôi khi chúng ta không chọn Ngài. Có khi chúng ta không đương cự lại nổi với sự cám dỗ. Trong các trường hợp thể ấy, chúng ta phủ nhận mục đích của Đức Chúa Trời cho sự tồn tại của chúng ta và làm yếu đi mối quan hệ của chúng ta với Ngài.

Trong phần đọc Kinh Cựu Ước tuần nầy, Đức Chúa Trời đã than phiền về dân Israel, họ đã làm đúng như thế. Theo lời lẽ của tiên tri Êsai: Ta đã làm nên dân nầy cho ta, nó sẽ hát khen ngợi ta. Song, hỡi Gia-cốp, ngươi chẳng từng kêu cầu ta! Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta cho chính mình Ngài để chúng ta sẽ kêu cầu Ngài và có một mối quan hệ với Ngài. Nhưng vào thời điểm nầy, Israel đã chọn lựa thật nghèo nàn và đã không chọn mối quan hệ với Đức Chúa Trời.

Bậc thánh hiền người Do thái giải thích tình huống nầy với thí dụ sau đây. Người kia đi ra chợ rồi hình dung những thứ mình sẽ mua. Người ấy để ý thấy gian hàng kia, ở đó người ta trả 4 hào (tiền Anh) để mua một cân quả hạch. Đối với ông ta, rõ ràng là quả hạch còn có cái vỏ, người ta đã trả hai hào để lấy nửa cân vỏ quả hạch. Vì vậy ông ta mới quyết định bán đi thứ vỏ hạch đã vứt đi để lấy 4 hào cho một cân, điều nầy rất lý thú đối với đám đông. Người ta đã cười nhạo ông ta, họ nói: “Đồ điên, người ta mua mấy cái vỏ chỉ để lấy quả hạch ở trong chúng. Còn mấy cái vỏ không thì mua làm gì?”


Tương tự, Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta với bản chất có đầy nhược điểm, mà cũng là kết quả công lao động của Ngài nữa. Nếu chúng ta chọn các xu hướng tiêu cực của mình, khi ấy chúng ta hết thảy trở thành cái vỏ – trống rỗng, và chẳng có mục đích gì hết. Mục tiêu của chúng ta trong cuộc sống là phải ít “vỏ” và nhiều “hạt”, bằng cách chọn Đức Chúa Trời và sự nhân từ mỗi ngày trong đời sống của chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta lo toan cuộc sống của mình, chúng ta hãy tìm kiếm những cách thức để trở nên nhiều cho Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên chúng ta bằng cách chọn lấy sự tử tế, sự tốt lành và sự tin kính.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ LUYỆN LỌC TẤM LÒNG CỦA CHÚNG TA



Đức Chúa Trời Sẽ Luyện Lọc Tấm Lòng Của Chúng Ta
Chúa khiến người ta cỡi trên đầu chúng tôi; Chúng tôi đi qua lửa qua nước; Nhưng Chúa đem chúng tôi ra nơi giàu có — Thi thiên 66:12

Theo luật pháp của người Do thái, những cái chén chúng ta dùng để ăn phải rất là sạch sẽ. Thực ra, nói như vầy có nghĩa là bất cứ cái chi mới mẻ đều được làm từ thủy tinh, kim loại, và theo một số ý kiến, làm bằng đồ gốm, trước tiên phải được nhúng vào mikveh, một bộ phận nghi thức đặc biệt bằng nước có chứa gần như là nước mưa. Thêm nữa, một khi luật pháp của người Do thái cho rằng sửa và thịt không được ăn chung hay nấu chung với nhau trong cùng một cái nồi, để đổi nồi thịt thành nồi sửa, hay để làm sạch cái nồi đã bị dơ, người ta có thể sử dụng nước nóng hay sử dụng lửa.

Vì vậy, hai phương pháp luyện lọc là lửa và nước.

Trong Thi thiên 66, David đưa ra phần tham khảo đến cả hai phương pháp luyện lọc khi mô tả sự đau khổ của dân Do thái trải qua các thế đại: “Chúng tôi đi qua nước qua lửa”. Lửa thiêu đốt và hủy diệt, thực vậy, dân Do thái đã chịu đựng nhiều thế kỷ hành hại và hủy diệt. Nước có thể phủ lút và nhấn chìm; nó có thể biểu tượng hoá cho nước mắt. Người Do thái đã đổ ra rất nhiều nước mắt, nhiều nổi buồn rầu phủ lút, giáng trên họ trong vai trò một dân tộc.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm đau thương nầy đã nung nấu trong linh hồn của người Do thái chẳng phải là luống nhưng đâu. Hết thảy đều là những phương thức mà Đức Chúa Trời đã luyện lọc tấm lòng của dân sự Ngài và đem họ đến gần Ngài hơn. Ngọn lửa thiêu đốt mất tội lỗi. Nước thanh tẩy cho linh hồn. Chúng cùng nhau tạo ra một con người chững chạc, công bình hơn.

Phần tốt nhứt trong câu nầy là cách nó kết thúc. David viết: “Nhưng Chúa đem chúng tôi ra nơi giàu có”. Từ ngữ Hybálai được sử dụng trong câu nầy nói tới “giàu có, abundance”, là revayah, chính xác là cùng một từ được sử dụng trong mệnh đề nầy ai cũng biết hết, từ các Thi thiên: Chúa xức dầu cho đầu tôi, chén tôi đầy tràn (Thi thiên 23:5). Ở đây, từ ngữ revayah được sử dụng để nói đến “đầy tràn, overflows”. Kết nối hai câu nầy lại với nhau, bậc thánh hiền Do thái dạy rằng khi Đức Chúa Trời đưa đến cho chúng ta những thử thách bằng lửa hay bằng nước, và bởi đức tin chúng ta đi qua chúng, Ngài sẽ đưa chúng ta đến một chỗ mà ở đó chén chúng ta thật đầy tràn. Đức Chúa Trời không những ban cho chúng ta đủ để bù đắp cho chúng ta về mọi rối rắm. Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta nhiều hơn là đủ và nhiều hơn chúng ta xứng đáng vì Ngài là một Đức Chúa Trời đáng kính sợ, tử tế, có lòng thương xót và rời rộng.


Quí bạn ơi, tôi muốn khích lệ chúng ta hết thảy, là khi nếm trải những thử thách trong cuộc sống – dù chúng lớn hay nhỏ, bằng lửa hay nước – chúng đều có một mục đích. Đức Chúa Trời đang nhìn thấy đau khổ của chúng ta, và chúng ta không chịu khổ trong luống nhưng. Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta cái chén thật đầy tràn kia, và Ngài sẽ làm như vậy khi chúng ta trải qua tiến trình luyện lọc và chắc chắn đã được thanh tẩy, thanh sạch, công bình.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

ĐỪNG CHO VIỆC GÌ LÀ HIỂN NHIÊN


Đừng Cho Việc Gì Là Hiển Nhiên
Các con trai thầy tế lễ A-rôn sẽ châm lửa trên bàn thờ, chất củi chụm lửa — Lêvi ký 1:7 

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, khi chúng ta học về các buổi thờ phượng, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng các thầy tế lễ buộc phải châm lửa mỗi ngày trên bàn thờ, nơi các con sinh đã được bày ra. Tuy nhiên, chúng ta biết rõ từ truyền khẫu Do thái rằng, một ngọn lửa đã đến thẳng từ trời để thiêu đốt từng con sinh mà người Do thái trình dâng. Tại sao là cần thiết phải châm lữa khi ngọn lửa không cứ cách nào đó đều đến thẳng từ Đức Chúa Trời?

Bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng “chúng ta không nương vào các phép lạ”. Chúng ta phải làm mọi việc cho chính mình.

Tương tự, truyền khẫu cho chúng ta biết rằng Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm không bao giờ trở nên thích ứng với buổi thờ phượng Yom Kippur, Ngày Lễ Chuộc Tội, khi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm bước vào Nơi Chí Thánh. Tuy nhiên, mỗi năm, trong mấy trăm năm, một người phụ tá đã được chỉ định cho Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đương niên phụ vào công việc khiến cho ông không thích ứng được hay không thể hoàn thành buổi thờ phượng nầy. Một lần nữa, bậc thánh hiền giải thích: “Chúng ta không nương vào các phép lạ”.

Mặc dù theo truyền thống của người Do thái, đã có không ít hơn 10 phép lạ đã xảy ra trong Đền Thờ mỗi ngày, chúng ta đã bị cảnh báo là đừng nương cậy vào chúng. Tuy nhiên, ở nhiều chỗ khác trong Kinh thánh, chúng ta được truyền cho phải tin theo các phép lạ. Hơn nữa, chúng ta được khích lệ phải nhắm tới các phép lạ của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Chúng ta được điều tới chỗ phải tin cậy trọn vẹn vào Đức Chúa Trời và chỉ nương cậy vào Ngài, chớ không nương vào con người. Vì thế, bậc thánh hiền đã có ý gì khi dạy dỗ chúng ta bằng cách bảo chúng ta “đừng nương cậy vào phép lạ”?

Điều nầy thực sự là một cách nói khác như sau: “Chúng ta không xem phép lạ là điều hiển nhiên”. Bằng cách làm phần của mình, các thầy tế lễ đang chứng tỏ rằng trong khi họ nương cậy trọn vẹn vào Đức Chúa Trời và tin theo các khả năng của Ngài, họ không xem họ (hay Ngài) là hiển nhiên trong từng phút một. Không có một nhận thức nào về quyền làm phép lạ hoặc vô ơn trước các phép lạ mỗi ngày của Đức Chúa Trời.

Hôm nay, có thể chúng ta không có phép lạ trong sự thờ phượng ở Đền Thờ, nhưng có nhiều phép lạ trong đời sống của chúng ta. Sức khoẻ của chúng ta là phép lạ cũng như sự chữa lành khỏi tật bệnh vậy. Những mối quan hệ và hôn nhân của chúng ta là các phép lạ. Sự sống chúng ta mỗi ngày là một phép lạ đến từ Đức Chúa Trời. Trong khi chúng ta vẫn tiếp lấy các phép lạ nầy mỗi ngày, chúng ta buộc phải lo liệu phần của mình trong việc biến những thực tại nầy ra rõ ràng trong đời sống của chúng ta.


“Chúng ta không nương vào các phép lạ” ý nói rằng chúng ta công nhận các phép lạ trong đời sống chúng ta và nhận biết rằng chúng là các ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho. Chúng ta hy vọng và cho rằng chúng ta sẽ tiếp tục nhận lãnh các phước hạnh nầy đến từ Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không đòi hỏi chúng hay xem chúng là hiển nhiên. Chúng ta tán thưởng chúng theo cách mới mẻ từng ngày một trong đời sống của chúng ta.

ĐỪNG CHẠY THEO SỐ ĐÔNG



Đừng Chạy Theo Số Đông
 “‘Nếu lễ vật người là của lễ thiêu bằng súc vật nhỏ, hoặc chiên hay dê, thì phải dâng một con đực không tì vít’” — Lêvi ký 1:10

Đầu năm nay, nhân vật blogger Cơ đốc Veronica Partridge đã tạo ra một sự xôn xao. Cô đã viết một bài bàn cãi đã được chia sẻ hơn 100.000 lần và đã đem lại cho cô một dáng dấp “Xin chào Nước Mỹ”. Chủ đề gây tranh cãi nào đã đưa Partridge vào tâm điểm chú ý như thế chứ? Cô đã viết một mảng nói về việc cô đã chọn không mặc quần bó sát nữa.

Partridge đã mô tả sự kết án thể nào đã đè nặng trên tấm lòng của cô một thời gian rất dài trước khi cô đưa ra quyết định của mình. Sau một cuộc bàn cãi với mấy người bạn và sự xác chứng từ chồng của cô rằng loại quần bó như thế là vầng đá vấp chơn cho hầu hết đàn ông, Partridge đã quyết định từ bỏ loại trang phục đó. Cô cảm thấy rằng ăn mặc kín đáo hơn là một cách để xem trọng chồng mình và Đức Chúa Trời hơn.

Bây giờ, dù chúng ta có đồng ý với sự tin tưởng của Partridge hay không thì không phải là mục đích đâu. Mục đích, ấy là cô đã nắm lấy một chỗ đứng cho Đức Chúa Trời chống lại lối phản hồi gần như là tiêu cực mà cô đã nhận lãnh và những giá trị được chấp nhận rộng rãi của xã hội ngày nay. Nhưng nếu chúng ta là hạng người lấy Đức Chúa Trời là trung tâm, chúng ta sẽ đặt cách xử sự của mình vào những gì Đức Chúa Trời cho là đáng chấp nhận và không đặt vào các ý tưởng bất chợt hay dao động trong xã hội.

Trong phân đoạn Kinh thánh tuần nầy, chúng ta học biết về những của lễ theo nghi thức đã được đem đến Đền Tạm và Đền Thờ. Kinh thánh liệt kê ra nhiều loại của lễ khác nhau đã được đem đến, và bậc thánh hiền Do thái đào sâu vào ý nghĩa và tính biểu tượng của từng loại của lễ. Một của lễ đã được đem đếnlà của lễ thiêu bằng súc vật nhỏ, hoặc chiên hay dê . . .”.

Bậc thánh hiền giải thích rằng mấy con vật nhỏ nầy tiêu biểu cho bản năng bầy đàn – khuynh hướng chạy theo đám đông vì nhiều người khác cũng đang làm như thế. Sứ điệp cho chúng ta hôm nay, ấy là chúng ta cần phải hy sinh khuynh hướng chạy theo bầy đàn của chúng ta và thay vì thế hãy chạy theo chỉ Đức Chúa Trời mà thôi. Chúng ta cần phải thiêu đốt ước muốn sống giống như họ và phải được cảm thúc để sống khác đi. Chúng ta cần phải chỗi dậy và rao truyền lẽ thật dầu khi chúng ta đang đứng có một mình.

Cần phải nói rằng khi cả bầy đang chạy hướng về bờ vực, con nào chạy về hướng ngược lại trông dường như là khờ khạo vậy! Khi chúng ta bắt lấy chỗ đứng cho những gì chúng ta biết rõ là đúng, trông chúng ta như gã khờ đối với nhiều người khác ở chung quanh chúng ta, họ đã chọn chạy theo đám đông. Tuy nhiên, khuynh hướng của chúng ta là phải sống sao cho đẹp mắt Đức Chúa Trời kìa, chớ không phải đẹp mắt người ta.


Hạng người cao trọng như Ápraham, Môise, và vô số nhiều người khác đã được cao trọng vì họ đã dũng cảm đủ để dám đứng một mình. Hãy nhận biết như thế khi bạn đứng biệt riêng cho những gì là đúng đắn, bạn thực sự không bao giờ đứng một mình đâu. Bạn đang ở trong hội của những con người tốt đẹp nhất trong lịch sử.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

CÓ HY VỌNG



Có Hy Vọng
Vì trong các sự hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, thì áng mây của Đức Giê-hô-va ở trên đền tạm ban ngày, và có lửa ở trên đó ban đêm hiện trước mặt cả dân Y-sơ-ra-ên — Xuất Êdíptô ký 40:38

Tuần nầy chúng ta kết thúc sách Xuất Êdíptô ký. Câu cuối cùng đọc như sau: Vì trong các sự hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, thì áng mây của Đức Giê-hô-va ở trên đền tạm ban ngày, và có lửa ở trên đó ban đêm hiện trước mặt cả dân Y-sơ-ra-ên. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa vòng dân Israel là hữu hình, trông thấy được bằng mắt thường đến nỗi từng người Do thái có thể nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy dành một phút để thưởng thức thực tại nầy trong phạm trù đọc Kinh thánh ở tuần qua. Tuần qua, hết thảy chúng ta đều đọc về tội dựng nên con bò con bằng vàng. Ngay sau khi kinh nghiệm sự khải thị của Đức Chúa Trời trên Núi Sinai và nhất trí bằng miệng một giao ước đời đời với Ngài, dân Do thái đã dựng nên một con bò vàng để thờ lạy. Họ đã phạm tội thờ lạy hình tượng chỉ 40 ngày sau khi nghe chính mình Đức Chúa Trời dặn dò họ đừng thờ lạy hình tượng.

Bậc thánh hiền Do thái sử dụng phần loại suy để mô tả tính nghiệm trọng của tội lỗi nầy. Hãy tưởng tượng một cặp nam nữ kia vừa thành hôn rồi đi hưởng tuần trăng mật xem. Ngày kia, người chồng đi ra lặn ngoài biển, trong khi người vợ đi mua sắm. Khi cô đi ra khỏi nhà, cô đâm sầm vào người tình cũ. Họ đã uống rượu với nhau và việc nầy dẫn đến việc khác, rồi trước khi bạn nhận biết điều đó, cô ta đã phạm tội tà dâm – ngay kỳ trăng mật của nàng! Đấy chính xác là cách mà bậc thánh hiền mô tả tội lỗi của con bò con bằng vàng. Dân Do thái mới vừa “kết hôn” với Đức Chúa Trời, cần phải nói như thế. Họ đã đưa ra những lời thệ hứa và thề chung thủy trọn đời với nhau. Thế mà không lâu sau đó, họ đã phản bội Đức Chúa Trời mà lo thờ lạy tà thần.
Có hy vọng gì cho một mối quan hệ như thế hay không?

Phần cuối của phân đoạn Ngũ Kinh tuần nầy nằm giữa sự khích lệ nhất trong cả Kinh thánh. Sau khi đắm chìm ở chỗ sâu thẳm nhất trong mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời, dân Do thái đã chỗi dậy đến một cấp độ mới mà họ chưa bao giờ đạt tới được trước đây. Sách Xuất Êdíptô ký kết thúc bằng cách nói cho chúng ta biết rằng không những Đức Chúa Trời đã tha thứ cho con cái Israel về một tội trọng thể ấy, mà Ngài còn ngự giữa vòng họ với một phương thức chưa bao giờ một dân nào khác trên đất kinh nghiệm được. Giống như người chồng đã tha thứ cho người vợ, đã đem nàng trở về, xây một ngôi nhà với nàng, rồi tiếp tục có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.


Quí bạn ơi, đừng quá mau chóng đánh mất hy vọng hay chịu thua – về bản thân mình, và ai đó khác, hoặc bất kỳ tình huống nào. Cho dù có việc gì xấu xa phải nhận lấy, khả năng được chữa lành và sự phục hoà hoàn toàn vẫn hằng có luôn. Chúng ta được khích lệ phải tha thứ, phải vá lại các mối quan hệ, phải cải thiện lại chính tánh tình của mình, và phải chìa tay ra với Đức Chúa Trời. Trên hết mọi sự, chúng ta đã được khuyến khích phải hy vọng. Như có người đã nói: “Bao lâu sự sống còn, thì vẫn có hy vọng”. Tôi muốn nói thêm rằng bao lâu có hy vọng, thì luôn có sự sống.

CÓ MỘT SỰ HIỆN DIỆN THẬT DỄ CHỊU



Có Một Sự Hiện Diện Thật Dễ Chịu
Cả hội chúng Y-sơ-ra-ên bèn lui ra khỏi mặt Môi-se . . .” — Xuất Êdíptô ký 35:20

Phân đoạn Kinh thánh đọc tuần nầy khởi sự bằng cách thuật lại cho chúng ta biết rằng Môi-se nhóm hết hội chúng Y-sơ-ra-ên lại (Xuất Êdíptô ký 35:1). Khi ấy Môise tiến hành dạy dỗ dân sự về ngày Sa-bát và ông cung ứng cho họ nhiều chi tiết liên quan đến cấu trúc của Đền Tạm. Mấy câu sau đó, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Cả hội chúng Y-sơ-ra-ên bèn lui ra khỏi mặt Môi-se . . .”. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết rõ con cái Israel hiện diện ở trước mặt Môise, tại sao chúng ta cần phải được thuật cho biết khi họ tiếp thu xong, họ bèn lui ra “khỏi mặt Môise”? Có gì đó chưa rõ chăng?

Có bao giờ bạn gặp ai đó, người ấy có một sự hiện diện mà bạn cảm thấy khác biệt một khi bạn ở gần họ không? Có lẽ bạn biết ông Nội của mình, là người khiến cho bạn cảm thấy mình được yêu thương và có giá trị. Hay, có thể đó là vị cố vấn, là người khiến cho bạn cảm thấy phấn khích và được động viên. Có khi cuộc gặp gỡ với một người lạ có sức thu hút mảnh liệt khiến cho chúng ta mong muốn mình sẽ trở thành một người tốt hơn. Có một số người mà sự có mặt của họ dễ cảm thấy lắm – rồi bằng cách ở trong sự hiện diện của họ, chúng ta có được một cái chạm rất quan trọng.

Học biết Môise vốn có ảnh hưởng nầy trên nhiều người khác chẳng có gì là đáng kinh ngạc cả. Khi Ngũ Kinh chuyên nói rằng dân Israel lui ra khỏi mặt của Môise, Kinh thánh đang nói cho chúng ta biết rằng sự hiện diện của Môise có một cái chạm lớn lắm trên dân sự khi họ giáp mặt với ông. Họ lui ra khỏi Môise như một con người khác biệt hơn khi họ đến với ông lần đầu tiên. Họ cảm thấy được nâng đỡ và thấy rất là phấn khích.

Trong truyền khẫu của Do thái giáo, Rabi Shammai dạy: “Hãy chào tiếp từng người với một tư thế thật là dễ chịu”. Chúng ta không cần phải có sự hiện diện của Môise mới có một sự hiện diện năng động và dễ chịu. Chúng ta có thể khởi sự với một nụ cười, một lời nói khích lệ, hay hỏi han ai đó họ mạnh giỏi thể nào theo cách chân thành. Không một người nào chịu lui ra khỏi mặt chúng ta chính xác y như khi họ đến gặp chúng ta. Một nụ cười nồng ấm có thể có những tác động trỗi hơn sự suy tưởng của chúng ta nữa là.

Một vị rabi tại thành Jerusalem từng nói về một học viên kia, ông ta đã từ bỏ lối sống của một người Do thái thế tục một cách hoàn toàn, ông ta tách khỏi Lời của Đức Chúa Trời hay bất kỳ một truyền thống nào của người Do thái. Khi vị rabi hỏi han học viên nầy điều chi đã khiến cho ông phải thay đổi đường lối của mình, học viên ấy giải thích rằng ông ta lớn lên trong môi trường Do thái thế tục, nhưng đã có một cụ già, cụ rất tinh ý và đội yarmulke [mũ chõm] trên đầu mình. Cụ già ấy luôn luôn chào đón ông ta với sự ấm áp và nhiệt tình. Về sau trong cuộc sống, khi học viên đó nhận ra rằng mình muốn có một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn, ông nhớ lại nụ cười đặc biệt và thấy phấn khích hơn khi bước vào chủng viện của người Do thái để nghiên cứu Kinh thánh.


Hôm nay, hãy tìm cách đón tiếp mọi người bạn gặp gỡ với một tư thế thật là dễ chịu đi. Hãy để cho sự sáng của khuôn mặt bạn chiếu rọi nơi từng cá nhân. Bạn không bao giờ biết được điều chi chạm đến bạn có thể làm cho linh hồn của bạn sẽ được kích động thêm nhiều hơn.

CẦU NGUYỆN VÌ NHỮNG LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Cầu Nguyện Vì Những Lời Hứa của Đức Chúa Trời

Môi-se xem các công việc làm, thấy họ đều làm y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn; đoạn Môi-se chúc phước cho họ — Xuất Êdíptô ký 39:43

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy, công tác xây dựng Đền Tạm cùng những cái bình thánh đã được hoàn tất. Kinh thánh cho chúng ta biết: Môi-se xem các công việc làm, thấy họ đều làm y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn; đoạn Môi-se chúc phước cho họ. Môise rất đẹp lòng với công việc mà con cái Israel đã thực hiện và vì vậy ông đã chúc phước cho họ. Tuy nhiên, Kinh thánh không nói cho chúng ta biết những gì Môise thực sự đã nói.

Bậc thánh hiền người Do thái giải thích rằng lời lẽ chúc phước của Môise vào thời điểm quan trọng trong lịch sử là chính lời lẽ được thấy có trong Thi thiên 90, một Thi thiên có lời tựa “Lời cầu nguyện của Môise, là người của Đức Chúa Trời” (Thi thiên 90). Đặc biệt, chính câu cuối của Thi thiên nầy, với câu đó Môise đã chúc phước cho Israel:Nguyện ơn Chúa, là Đức Chúa Trời chúng tôi, giáng trên chúng tôi; Cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi; Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi (Thi thiên 90:17). Câu nói ấy có ý nghĩa trọn vẹn mà Môise đã thốt ra nhắm vào sự trọn vẹn của Đền tạm. Đây là một lời cầu nguyện và là lời chúc phước xin sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ yên nghỉ giữa vòng dân sự qua Đền Tạm, là công việc của tay họ.

Thắc mắc là: Tại sao Môise cần phải cầu thay và chúc phước cho dân sự với sự hiện diện của Đức Chúa Trời? Trong Xuất Êdíptô ký 25:8, Đức Chúa Trời đã hứa rồi: Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ”. Tại sao là cần thiết cho Môise phải cầu thay vì một lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập ra rồi?

Trở lại trong Sáng thế ký 2, trong câu chuyện nói tới sự sáng tạo, Kinh thánh thuật lại cho chúng ta biết rằng mặc dù Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật trừ ra loài người vào ngày thứ sáu, vẫn chưa có mưa hay rau cỏ chi hết. Bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng Đức Chúa Trời có thể sai mưa xuống, song Ngài muốn con người trước hết phải cầu xin cho có mưa xuống. Sau khi Ađam được dựng nên và ông đã cầu xin Đức Chúa Trời để có đồ ăn, ấy là khi Vườn Êđen nở rộ với từng loại trái cây và rau cỏ mà Ađam vốn có cần. Bài học Đức Chúa Trời đang dạy dỗ chúng ta là thậm chí khi điều gì đó đã được hứa cho và quyết phải xảy ra, chúng ta vẫn phải cầu xin việc ấy. Những lời cầu nguyện của chúng ta là ống dẫn cho các lời hứa của Đức Chúa Trời.

Đấy là lý do tại sao Môise phải cầu nguyện và chúc phước cho dân sự với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sự hiện diện ấy đã được hứa cho rồi, song cũng cần phải cầu xin sự ấy. Điều nầy là thực với cấp độ cá nhân nữa. Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta sức khoẻ, song chúng ta vẫn cần phải cầu xin sức khoẻ ấy. Đức Chúa Trời đã hứa sự thịnh vượng, song mọi lời cầu xin của chúng ta đang mở ra các ống dẫn của sự dư dật. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta nhiều lời hứa thể ấy – những lời hứa nào bạn sẽ xin trong ngày hôm nay?