Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

QUÊ HƯƠNG ĐỜI ĐỜI CỦA NGƯỜI DO THÁI


Quê Hương Đời Đời Của Người Do-thái

Khi ngày gần chết, Y-sơ-ra-ên gọi Giô-sép, con trai mình, mà nói rằng: Nếu cha được nhờ ơn trước mặt con, xin hãy để tay lên đùi cha cậy hết lòng nhân từ và thành thực ở cùng cha, xin con đừng chôn cha tại đất Ê-díp-tô. Khi cha an-giấc cùng tổ phụ rồi, hãy đem cha ra khỏi Ê-díp-tô; chôn chung cùng mồ mả của người. Giô-sép thưa rằng: Con sẽ làm y theo lời cha dặn — Sáng thế ký 47:29–30

Trong Ngày Di Sản Do-thái năm 2010, một vị ra-bi đã nhận được nhiều hơn ông tính trước, vì khi ông được một phóng viên và là thành viên của tốp báo chí tại Nhà Trắng là Helen Thomas nổi tiếng phỏng vấn. Bà đưa ra hình ảnh mà máy quay chụp được, đã gửi sóng xung kích qua thế giới và chính cuộc sống cá nhân của bà. Bà Thomas nói rằng người Do-thái phải "ra khỏi xứ Palestine" rồi "về quê hương ở Đức và Ba-lan". Lời phát biểu của bà không những là bài Do-thái mà còn mù quáng nữa; chúng là một sự sai sót nặng nề về lịch sử cho thấy rằng bà, một là thiếu hiểu biết hoặc muốn viết lại quá khứ. Những lời lẽ đáng trách của bà khiến cho bà Thomas phải trả giá bằng công việc, tiếng tăm vượt bực, và đặt một dấu chấm đen không thể xóa nhòa trên sự nghiệp nổi bật của bà.

Những bình luận của bà Thomas đã gây sốc, đặc biệt một khi chúng đến từ một phụ nữ được cho là hiểu biết, đã tường trình về khu vực trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chắc chắn bà không phải là một mình trong tình cảm của bà. Có hàng triệu người tin rằng người Do-thái nên "về quê hương ở Đức và Ba-lan", những chỗ mà hàng triệu người Do-thái bị giết chỉ vài thập kỷ trước. Nhưng dầu khi hai "quê hương" đó không phải là những địa điểm áp bức đối với người Do-hái, điều đó vẫn không làm thay đổi được sự thực là dân Do-thái chỉ có một thủ đô và một quê hương cho hết thế hệ nầy sang nhiều thế hệ khác.

Địa điểm đó là Israel, và thủ đô của chúng ta đang, đã và sẽ mãi mãi là Jerusalem.

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 47:28 – 50:26; I Các Vua 2:1-12], Gia-cốp đã qua đời ở Ai-cập, ông đã sống ở đó 17 năm cuối đời mình với gia đình. Trước khi chết, Gia-cốp đã buộc Giô-sép phải thề sẽ không chôn cất ông ở xứ Ai-cập, mà là ở trong xứ Israel. Bậc thánh hiền Do-thái chỉ ra rằng điều này sẽ không là dễ dàng lo liệu đối với Giô-sép.

Ngoài các dịch vụ hậu cần về đi lại, Giô-sép cũng đã gặp phải sự phản kháng cực độ từ Pha-ra-ôn. "Xứ Ai-cập há không tốt cho người Do-thái các ngươi sao? Đúng là một sự sỉ nhục!"

Tại sao được chôn cất trong xứ Israel là quan trọng đối với Giacốp chứ? Về sau, Giô-sép bị chôn ở Ai-cập và yêu cầu rằng khi người Do-thái rời đi, họ chỉ cần đưa ông theo cùng với họ. Tại sao chừng ấy là chưa đủ đối với Gia-cốp?

Bậc thánh hiền giải thích rằng Gia-cốp đã nhìn thấy trước rằng vì con cái của ông sống rất thoải mái ở Ai-cập, họ có thể dễ quên rằng Israel mới là quê hương thật sự của họ. Thậm chí là ngày nay, chỉ cách phía Nam Jerusalem 30 phút thôi, chúng ta có thể ghé thăm Hang đá Mặc-bê-la (mộ của các vị tộc trưởng), Gia-cốp đã được chôn ở đó.

Đây vẫn là một bằng chứng đời đời cho sự thực rằng, bất chấp các Helen Thomas của thế giới nói gì đi nữa, Israel là quê hương của con cháu Israel (là tên mà Đức Chúa Trời ban cho Gia-cốp, Sáng thế ký 32:28). Luôn luôn là vậy và sẽ luôn luôn là vậy. Ai nấy trong chúng ta đều biết phải chia sẻ không mệt mõi lẽ thật này với thế gian.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét