Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

YẾU TỐ SỢ HÃI


Yếu Tố Sợ Hãi

Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa. Tôi nhờ Đức Chúa Trời, và ngợi khen lời của Ngài; Tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì; Người xác thịt sẽ làm chi tôi? —Thi thiên 56:3–4

Cách đây vài năm, chương trình truyền hình có nhiều người thích là "Yếu Tố Sợ Hãi" được mở ra với câu nói lạnh lùng: "Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó những nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trở thành hiện thực". Trong chương trình, thí sinh phải đối mặt với hàng loạt thách thức ở xung quanh đối mặt với những nỗi sợ hãi nhất thời của họ — bị nhốt trong một không gian nhỏ, bị ném vào một hố đầy những nhền nhện, cùng nhiều cảnh tượng đáng sợ khác nữa.

Nếu thí sinh hoàn tất phần việc của họ, họ cứ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu nỗi lo sợ ngăn trở họ, họ bị loại ngay lập tức.

Hầu hết chúng ta sẽ không tự nguyện chọn đối mặt với những nỗi sợ hãi của chúng ta — đặc biệt là trước khán giả truyền hình — nhưng gần như hết thảy chúng ta đều phải vật lộn với các nỗi lo sợ hàng ngày. Nhưng những sợ hãi đó là vô hình. Chúng ta sợ thất bại trong công ăn việc làm, hoặc ở trường; chúng ta sợ sự bất ổn của tương lai chúng ta; chúng tôi sợ sự chối bỏ.

Sợ là một cảm xúc tự nhiên của con người, nhưng nó có thể đến dễ dàng từ chỗ không kiểm soát được và mất thăng bằng. Chúng ta sẽ để cho nỗi sợ hãi phủ lút chúng ta cho đến khi chúng ta không thể làm chi được nữa. Chúng ta sẽ để cho sợ hãi bóp méo lẽ thật cho đến khi chúng ta sợ một điều gì đó cực kỳ khó xảy ra. Và chúng ta sẽ để cho sợ hãi ngày càng to lớn hơn cho tới chừng dường như mọi sự chúng ta có thể suy nghĩ đến và chúng ta không thấy có cách nào khác để xem xét tình huống.

David đã viết Thi thiên 56 khi ông trốn khỏi Sau-lơ và tránh né giữa vòng người Phi-li-tin tại Gát. Khi người Phi-li-tin nhận ra David, ông đã lo sợ cho mạng sống mình, cho nên ông giả điên, thậm chí để cho nước miếng chảy dài xuống hàm râu của mình, để cho nhà vua không nghĩ ông là mối đe doạ (I Sa-mu-ên 21:10-15). Trong bối cảnh đó, David đã viết: "Tôi để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ gì; Người xác thịt sẽ làm chi tôi?" (câu 4).

David vô tư nhìn nhận rằng ông cảm thấy sợ hãi, nhưng ông không để cho nỗi sợ đó kiểm soát các tư tưởng và hành động của ông. Thay vì thế, ông trao nỗi sợ đó cho Đức Chúa Trời và tái khẳng định rằng khi ông lo sợ, ông sẽ tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Sợ là không đáng tin cậy bởi vì nó bóp méo thực tại, nhưng chúng ta luôn nhắm đến sự thành tín bền bĩ của Đức Chúa Trời đối cùng chúng ta.

Chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng nỗi sợ hãi để rồi các nan đề và lo lắng của chúng ta phát triển ngày càng lớn. Nhưng khi chúng ta thừa nhận nỗi sợ của chúng ta với Đức Chúa Trời, chúng ta trưởng dưỡng đức tin thay vì những nỗi sợ hãi của mình. Điều này cho phép chúng ta tin cậy và tin tưởng nơi Đức Chúa Trời ngày càng hơn, trong khi biến nỗi lo sợ của chúng ta ra vô nghĩa. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời cho phép chúng ta đối mặt với những nỗi sợ hãi của chúng ta và xử lý chúng một cách hợp lý.

Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ việc gì khi làm như vậy, nhưng chúng ta có thể biết, giống như David đã khẳng định, có sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu chúng ta và giữ cho chúng ta không vấp ngã: "Vì Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết: Chúa há chẳng giữ chân tôi khỏi vấp ngã, hầu cho tôi đi trước mặt Đức Chúa Trời trong sự sáng của sự sống?" (câu 13).

Và quí bạn ơi, điều đó thì tốt hơn bất kỳ giải thưởng nào của đời nầy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét