Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

SỐNG ĐỂ CHÚC PHƯỚC, CHỚ KHÔNG PHẢI ĐỂ GÂY ẤN TƯỢNG.



Sống Để Chúc Phước, 
Chớ Không Phải Để Gây ấn tượng.

Khi thầy tế lễ vào đặng làm lễ chuộc tội nơi thánh cho đến khi người ra, thì chẳng nên có ai ở tại hội mạc; vậy, người sẽ làm lễ chuộc tội cho mình, cho nhà mình, và cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên — Lêvi ký 16:17

Tôi thường hay hỏi lòng câu này: “Tôi sẽ là ai nếu không có ai đoái hoài đến?” Lý do câu hỏi này rất quan trọng đối với chúng ta một lúc nào đó phải đưa ra, vì nó giúp chúng ta kiểm tra lại chúng ta đang sống thực hư thế nào!?! Chúng ta sẽ nói ra những việc chúng ta không nói nếu chúng ta không bị lo người khác sẽ nghĩ gì? Chúng ta sẽ không nói ra những việc gì đó nếu chẳng có ai đẹp lòng? Hoặc thậm chí, có phải chúng ta làm những việc lành chúng ta làm vì những việc này gây ấn tượng cho nhiều người khác, hay có phải chúng ta phục vụ và góp phần từ một chỗ thành thật và ngay thẳng?
Trong phần Kinh Thánh tuần này [Lê-vi ký 16:1 – 20:27; A-mốt 9:7-15], chúng ta học biết về sự phục vụ của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm nhằm ngày Yom Kippur, Ngày Chuộc Tội. Đây là ngày toả sáng của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Toàn bộ dân tộc nhìn vào ông buông tha họ khỏi tội lỗi của họ và đem lại ơn chuộc tội. Tuy nhiên, trong khi mọi mắt nhìn chăm vào Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Kinh Thánh truyền lệnh: Khi thầy tế lễ vào đặng làm lễ chuộc tội nơi thánh cho đến khi người ra, thì chẳng nên có ai ở tại hội mạc”. Phần chính công việc của ông phải được thực hiện một cách hoàn toàn. Không một ai có thể chứng kiến công việc của thầy tế lễ thượng phẩm, "chẳng nên có ai ở tại hội mạc” cùng với ông. Đó là một cuộc gặp gỡ hoàn toàn riêng tư.
Mục đích của huấn thị này là giữ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trong công việc có thẩm quyền của ông. Nếu ông thực hiện công việc của mình trước cả dân sự, ông sẽ bị cám dỗ cảm thấy kiêu ngạo. Ông sẽ bị cuốn vào cách mọi người nhìn xem ông với danh dự, kinh sợ và tôn trọng. Điều này sẽ làm giảm sự thờ lạy của ông đối với Đức Chúa Trời và thậm chí có thể đổi thành sự thờ phượng bản ngã. Bằng cách nói cho Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm biết rằng ông phải ở một mình khi ông lo liệu chức năng của mình, Đức Chúa Trời đã dạy ông phải xem bản thân mình là người duy nhất trong thế gian, với suy nghĩ rằng bất cứ điều gì ông đã làm hoàn toàn là để cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng và không dính dáng gì với việc làm đẹp lòng người khác. Chỉ có ông và Đức Chúa Trời. Điều đó sẽ giải phóng ông khỏi nhu cần phải gây ấn tượng hầu cho ông sẽ tập trung bổn phận mình lo chúc phước.

Thái độ này có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta khi chúng ta chọn phương thức sử dụng đời sống của mình. Quá nhiều người sống đời sống của họ vì người khác mà bỏ lỡ những gì Thiên Chúa đã thực sự áp đặt trên tấm lòng của họ. Tôi đã từng đọc một câu trích dẫn thực sự đáng phải đem về nhà luận điểm này: “Hãy làm việc vì một lý tưởng, chớ không phải vỗ tay. Sống cuộc sống để thể hiện, chớ không phải gây ấn tượng. Đừng cố gắng làm cho ai nấy sự hiện diện của bạn được chú ý, chỉ cần làm cho người ta cảm thấy bạn vắng mặt thôi”. Nguyện hết thảy chúng ta hãy sống loại đời sống đóng góp có ý nghĩa, ngay cả khi không có ai thông báo. Đức Chúa Trời để ý đấy.


Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ CHĨNH SỬA ĐIỀU CHI GÃY VỠ



Đức Chúa Trời
Sẽ Chỉnh Sửa Điều Chi Gãy Vỡ

Trong ngày đó, ta sẽ dựng lại nhà tạm của Đa-vít, là nhà đã đổ, và tu bổ lại những chỗ rách nát của nó. Ta sẽ dựng lại những nơi đổ nát và xây nó lại như ngày xưa — Amốt 9:11

Đối với Cơ đốc nhân, mùa lễ khởi sự vào thời điểm cuối năm. Đối với người Do Thái, mùa lễ là ngay bây giờ. Những ngày lễ có thể là sự thách thức đối với nhiều người. Chúng ta phải tiệc tùng và vui vẻ. Nhưng còn về những người chẳng được vui mừng bao lăm thì sao? Còn những kẻ chẳng có gia đình để ở với thì sao? Hoặc những ai không có đủ thức ăn trong ngày lễ? Hết thảy chúng ta thỉnh thoảng gặp phải các thời điểm khó khăn. Làm sao chúng ta có thể mừng lễ Sukkot, được biết là ngày lễ của vui mừng, khi sống hạnh phúc là điều rất khó?

Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng trong khi những ai cảm thấy bị tan vỡ nghĩ rằng các ngày lễ không phải là dành cho họ, thì điều ngược lại là đúng đấy. Lễ Sukkot đặc biệt dành cho kẻ bị tan vỡ, ngã lòng, và chán nản. Chúng ta đọc trong A-mốt 9:11: Trong ngày đó, ta sẽ dựng lại nhà tạm của Đa-vít. . .”. Từ ngữ được sử dụng trong tiếng Hy-bá-lai “nhà tạm” trong câu này là sukkah, cùng một từ nói tới các túp lều nhỏ mà chúng ta dựng lên và sống trong suốt kỳ lễ này. Nhằm ngày Sukkot, Đức Chúa Trời sẽ xây dựng lại những gì đã tan vỡ. Vị tiên tri tiếp tục nói: " Ta sẽ tu bổ lại những chỗ rách nát của nó. Ta sẽ dựng lại những nơi đổ nát và xây nó lại như ngày xưa”.

Chỉ có cái gì đó trống rỗng mới có thể được lấp đầy. Chỉ có thứ bị tan vỡ và không lành lặn mới có thể được Đức Chúa Trời làm cho lành lặn. Theo luật pháp Do Thái, trần nhà tạm sukkah không được làm kiên cố. Lớp mái theo truyền khẩu của sukkah được làm từ các nhánh cây và các thứ lá hoặc tre. Quy tắc, ấy là phải có đủ không gian giữa các nhánh cây hầu cho một người ở bên trong sukkah có thể nhìn thấy các vì sao. Giống như thể trần nhà bị hư lũng vậy — vì chỉn khi ấy thì ánh sáng mới có thể lọt vào được.

Nhằm ngày Sukkot, chúng ta lặp lại cụm từ sau đây trong lời cầu nguyện và bài ca: “Ngài là Đấng trãi trên sukkah (nhà tạm) sự bình an trên đất nước Y-sơ-ra-ên của Ngài”. Trong tiếng Hy-bá-lai, từ “bình an”shalom. Từ shalom liên quan đến từ shalem có nghĩa là "lành lặn". Nhằm ngày Sukkot, Đức Chúa Trời trãi sự bình an và lành lặn trên kẻ vỡ lòng và kẻ bị chối bỏ. Đây là thời điểm khi sự tan vỡ của chúng ta được tưởng niệm, vì chính qua sự trống vắng của chúng ta mà chúng ta có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời.

Sukkot dạy chúng ta đừng than vãn tất cả những điều sai trái với cuộc sống của chúng ta bởi vì những chỗ gãy vỡ của chúng ta tạo ra những không gian lý tưởng để tiếp nhận Đức Chúa Trời trong đó. Trong suốt mùa lễ này, chúng ta hãy cầu xin Đức Chúa Trời sẽ chỉnh sửa mọi sự gì bị gãy vỡ cả trong đời sống cá nhân của chúng ta và cả trong thế giới của chúng ta và cũng cầu xin rằng Đức Chúa Trời sẽ rãi trên nhà tạm của Ngài sự bình an trên Israel và trên thế giới!


GIỐNG NHƯ CÁC VÌ SAO



Giống Như Các Vì Sao

Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy — Sáng thế ký 15:5

Khi Áp-ra-ham lần đầu tiên bắt đầu cuộc hành trình của mình, Đức Chúa Trời đã hứa với ông rằng ông sẽ trở thành một nước lớn. Nhưng giờ đây trong thập niên 70 và 80, Áp-ra-ham và Sa-ra bắt đầu lấy làm lạ, liệu nước ấy sẽ được sinh ra từ số con cái ruột rà của họ hay không!?! Áp-ra-ham đã quyết: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt-tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi (Sáng thế ký 15:3). Áp-ra-ham kết luận rằng quốc gia sẽ được dựng lên bởi môn đồ thân cận của ông, Ê-li-ê-xe. Có lẽ cặp vợ chồng cao tuổi sẽ cứ mãi không con hoài đấy.

Đức Chúa Trời phán, chẳng phải vậy đâu. Ngài tái bảo đảm với Áp-ra-ham rằng ông sẽ có con và dòng dõi ông sẽ rất là nhiều. Bao nhiêu chứ? Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham: “Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi”. Bất cứ ai, ngay cả với công nghệ tinh vi nhất, có thể đếm hết thảy các ngôi sao không? Đức Chúa Trời phán: “Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy.

Có phải Đức Chúa Trời đang dạy cho Áp-ra-ham biết về số lượng dòng dõi của ông, hay có phải Ngài cũng đang dạy cho ông biết đôi điều về chất lượng của họ? Theo bậc thánh hiền Do Thái, các ngôi sao là một phần loại suy không những về số lượng dòng dõi của Áp-ra-ham, mà còn cho cả bản chất của họ nữa.

Một ngôi sao xuất hiện trên bầu trời đêm như thế nào chứ? Nhỏ bé. Một đốm sáng duy nhất trên bầu trời bao la. Song đâu là sự thực chứ? Mỗi ngôi sao thì giống như mặt trời! Mỗi đốm sáng nhỏ trên bầu trời thực sự là một quỹ đạo rực rỡ của ánh sáng! Nếu chúng ta đến gần đủ, chúng ta sẽ bị quáng mắt bởi sự sáng chói của chúng.

Và đấy là cách chúng ta cần nhìn thấy dòng dõi của Áp-ra-ham. Người nào bước theo Đức Chúa Trời có thể không luôn luôn rực rỡ và chiếu sáng. Đôi khi thậm chí họ tỏ ra khá mù mờ và nhỏ bé. Song sự thật cho thấy rằng họ rất to lớn và rực rỡ trên bầu trời! Một số ngôi sao sáng láng nhất ở trên trời nhìn thì nhỏ bé và thấp kém ở đây trên Địa Cầu.

Khi bạn nhìn vào một người khác, đặc biệt là một đứa trẻ, hãy nhớ rằng nó [nam hay nữ] giống như một ngôi sao. Dường như nó nhỏ bé đối với bạn. Thoạt nhìn thì cô ấy chẳng thành tựu gì nhiều đâu, hoặc anh ấy có thể chẳng có một việc gì lớn lao cả. Nhưng thực sự bạn nhận biết điều gì chứ? Có phải bạn biết ai đang chiếu sáng rực ở trên không chăng? Có phải bạn biết ai là siêu sao trong ánh mắt của Đức Chúa Trời không?

Hãy tìm cách nhìn xem từng người là một ngôi sao sáng bị che kín, với tiềm năng khôn xiết chiếu sáng thế gian. Khi chúng ta nhìn xem người ta giống như các ngôi sao rực rỡ và chiếu sáng, họ cũng sẽ học biết nhìn xem bản thân họ theo cách đó nữa.