Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

KẾT THÚC NHỮNG LẦN GẶP GỠ


Kết Thúc Những Lần Gặp Gỡ
Giu-đa bèn lại gần Giô-sép mà thưa rằng: Vì chúa ngang vai Pha-ra-ôn, xin lỗi chúa, chớ nổi giận cùng kẻ tôi tớ, để tôi nói một lời cho chúa nghe — Sáng thế ký 44:18

Phần Ngũ kinh tuần trước kết thúc ở chỗ không biết kết cuộc. Sau khi nài nĩ với Gia-cốp để cho con út mình xuống Ai-cập và hứa sẽ an toàn trở về nhà với mình, sự việc cho thấy rằng các con trai của Gia-cốp đã thất bại. Các anh em đã bị bó tay, và Bên-gia-min bị chẹt lấy. Chiếc cốc bằng bạc của Giô-sép đã được tìm thấy trong túi của Bên-gia-min và bị cho là của mất cắp. Giô-sép tuyên bố ý định của ông là giữ Bên-gia-min ở lại Ai-cập như một sự trừng phạt, còn các anh đã ở trong một sự mất mát.

Phần Ngũ kinh của tuần này bắt đầu với những việc sẽ xảy ra tiếp theo: “Giu-đa bèn lại gần Giô-sép…". Giu-đa, người đã nhận trách nhiệm cho việc đưa Bên-gia-min an toàn trở về với Gia-cốp, sẽ không chấp nhận phán quyết của Giô-sép. Ông đã đến gần Giô-sép để nài xin được thương xót. Và đấy là cách lựa chọn này có được danh xưng của nó: “Vayigash", “và ông đã tiếp cận".

Bắt đầu với lần đối thoại thứ nhứt giữa Giu-đa và Giô-sép, phân đoạn Kinh Thánh xử lý với mấy lần gặp gỡ kia. Nhiều chỗ lỏng lẻo đã bị cột chặt lại y như người xa lạ gặp lại nhau. Một thời gian ngắn sau khi Giu-đa ngang ngược tuyên bố trường hợp của ông trước người mà ông tin thuộc về hoàng gia Ai-cập, Giô-sép tiết lộ lai lịch thực của mình cho các anh em mình biết. Câu chuyện 22 năm đi đến hồi kết thúc khi các anh em đoàn tụ và thực hiện những sự bù đắp lại.

Cuộc đoàn tụ nối theo sau sự gặp gỡ không kém kịch tính của Gia-cốp và Giô-sép khi chính Gia-cốp đi qua Ai-cập. Ở phần cuối của sự việc đó, Pha-ra-ôn đến gặp Gia-cốp cùng các con trai của ông. Đó là một cuộc gỡ gặp giữa hai nhà lãnh đạo năng động và đặt nền móng cho sự cư trú lâu dài mà con cái Israel sẽ có trong đất của Pha-ra-ôn.

Trong sách Truyền đạo, vua Solomon dạy cho chúng ta biết rằng có một kỳ định cho mọi sự. Giữa vòng các "kỳ định" mà ông liệt kê ra, Solomon đã viết rằng có "có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra" (Truyền đạo 3:7). Trong khi các phần Kinh Thánh khác dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc tẻ tách ra khỏi những người khác hoặc cầm lại lời nói, sự lựa chọn này dạy rằng cũng có một thời điểm để nói ra và một thời điểm để đến với nhau. Đó là thời điểm cho Giu-đa phải lên tiếng nói thay vì ích của em mình, vô luận là có hậu quả như thế nào đi nữa. Đó là thời điểm cho Giô-sép tiết lộ lai lịch thực của mình. Đây là thời điểm chữa lành những rạn nứt cũ và hàn gắn nhiều tấm lòng bị tan vỡ. Đây là kỳ định.

Cuộc gặp gỡ không luôn luôn là dễ chịu đâu, vì vậy chúng ta có khuynh hướng tránh né nó. Nhưng có kỳ định cho mọi sự, và đôi khi, chúng ta cần phải làm những gì chúng ta phải làm. Nếu có một cuộc gặp gỡ mà bạn muốn tránh né, bạn có thể muốn lấy tuần lễ để suy nghĩ về mọi việc đã xảy ra. Mặc dù lúc đầu rất khó khăn, nói ra và đến với nhau – khi đã đến đúng kỳ định – có thể dẫn đến sự chữa lành và bình an.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét