Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

HA-LÊ-LU-GIA


Ha-lê-lu-gia!
Ngài dẫn dân Ngài ra cách hớn hở, Dắt kẻ Ngài chọn ra với bài hát thắng trận. Ngài ban cho họ đất của nhiều nước, Họ nhận được công lao của các dân; Hầu cho họ gìn giữ các luật lệ Ngài, Và vâng theo những luật pháp Ngài. Ha-lê-lu-gia! — Thi thiên 105:43–45

Ha-lê-lu-gia là một từ rất tuyệt vời. Nó trải rộng các lục địa, các nền văn hoá và mọi thứ ngôn ngữ. Ha-lê-lu-gia diễn tả sự ngợi khen Chúa của chúng ta thật là đẹp đẽ. Tuy nhiên, nơi duy nhất mà nó thực sự xuất hiện trong Kinh thánh Hêbơrơ nằm trong sách Thi thiên. Thế rồi, từ nầy không được giới thiệu cho đến phần thứ ba sau cùng của quyển sách. Từ nầy xuất hiện lần đầu tiên ở dòng cuối của Thi Thiên 104, hoặc theo một số người, dòng đầu tiên của Thi Thiên 105. Và chính trong Thi thiên 105, ở đây kết luận với "Hallelu Yah" để chúng ta có thể hiểu tõ ý nghĩa trọn vẹn của từ ấy.

Ha-lê-lu-gia thực sự có ý muốn nói tới điều gì chứ?

Ha-lê-lu-gia được tạo thành từ hai chữ – Hallelu – có nghĩa là "khen ngợi"Yah – một trong những danh xưng trong kinh thánh nói tới Đức Chúa Trời. Có rất nhiều danh xưng nói tới Đức Chúa Trời, và mỗi danh xưng có một ý nghĩa rất đặc biệt. Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi mình danh xưng 'Yah' chứa đựng điều gì?  

Lần đầu tiên Yah xuất hiện chỉ là sau khi con cái Israel bị tấn công và đánh bại bởi dân A-ma-léc. Trong Do thái giáo, A-ma-léc là kiểu cách của kinh thánh nói tới ma quỉ, và vì vậy, nó đại diện cho mọi điều ác trên thế gian. Vào cuối trận chiến, Đức Chúa Trời phán: "và nói rằng: Bởi vì A-ma-léc có giơ tay lên nghịch cùng ngôi Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va chinh chiến với A-ma-léc từ đời nầy qua đời kia" (Xuất Ê-díp-tô Ký 17:16). Danh xưng Hy-bá-lai dùng để nói tới Đức Giê-hô-va ở đây là Yah.

Danh xưng Yah tiêu biểu cho Đức Chúa Trời trong một thế giới bất toàn — một thế giới nơi mà điều ác, mà A-ma-léc làm tiêu biểu cho, vẫn còn rất nhiều. Đó là thế giới mà chúng ta thấy mình sống trong đó hôm nay. Khi chúng ta nói Ha-lê-lu-gia, chúng ta đang ngợi khen Đức Chúa Trời của thế giới bất toàn. Nhưng làm sao chúng ta có thể ngợi khen Đức Chúa Trời cho được khi chúng ta nhìn thấy điều ác chứ? Thi Thiên 105 có câu trả lời.

Thi Thiên 105 gợi lại những biến cố trong quá khứ. Nó tập trung vào tình trạng nô lệ của người Do-thái trong xứ Ai-cập và rồi Xuất Ai-cập nối theo sau. Thi thiên gợi lại những phép lạ dấu kỳ được thực hiện trong xứ Ai-cập và các phép lạ được làm ra trong đồng vắng — nước tràn ra từ hòn đá và bánh xuống từ trời. Mọi sự này lên đến cực điểm với việc ban cho Ngũ Kinh và xứ sở Israel.

Thi thiên tỏ ra một khuôn mẫu. Những điều tồi tệ đã xảy ra, nhưng cuối cùng chúng dẫn tới những việc tốt lành. Mặc dù là không rõ ràng, điều ác có một mục đích, và việc có đức tin nghĩa là công nhận rằng chương trình của Đức Chúa Trời là chương trình thiêng liêng. Trong Thi thiên này, vua David có thể nhìn thẳng vào điều ác và hiểu rõ cách thức mọi sự hiện hữu là vì điều tốt đẹp nhất. Đây là lý do tại sao ông có thể thốt ra Ha-lê-lu-gia! David ngợi khen Đức Chúa Trời, Ngài cho phép điều ác tồn tại bởi vì Ngài hiểu rằng nó dẫn đến một thế giới hoàn hảo hơn.

Ha-lê-lu-gia nhắc cho chúng ta nhớ phải nhìn xem toàn cảnh bức tranh. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng điều ác chỉ là tạm thời, nhưng sự nhân từ còn lại cho đến đời đời. Chúng ta hãy nhớ rằng ngay cả khi điều ác vẫn tiếp tục tồn tại trong thế giới này, nó cũng phục vụ cho một mục đích trong thế giới của Đức Chúa Trời. Nguyện chúng ta hãy chúc phước cho Đức Chúa Trời, Ngài đem sự trọn vẹn đến từ chỗ bất toàn. Ha-lê-lu-gia!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét