Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

KẾT NỐI CÁC DẤU CHẤM


Kết Nối Các Dấu Chấm
Quần thần Pha-ra-ôn tâu rằng: Đến chừng nào người nầy mới thôi gài bẫy ta? Hãy tha dân ấy đi, để chúng nó hầu việc Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng nó! Bệ hạ há chưa biết rằng nước Ê-díp-tô đã bị nguy vong sao? — Xuất Êdíptô ký 10:7

Pha-ra-ôn đang suy nghĩ điều gì chứ? Sau trận địch khác đánh vào xứ Ai Cập, mỗi lần ông đều từ chối không cho dân Israel ra đi, bạn sẽ nghĩ rằng Pha-ra-ôn cứ lần lửa gài bẫy luôn. Nhưng mỗi lần ông đều hứa để cho họ đi và trận dịch trôi qua, Pha-ra-ôn trở ngay lại với lập trường ban đầu của mình.

Tuy nhiên, lần nầy trước khi trận dịch số 8 được dự kiến ​​sẽ xảy đến, các cố vấn của ông đã có đủ! Họ hiểu những gì đã xảy ra, và thậm chí họ không thể tin rằng Pha-ra-ôn lại cứ bướng bỉnh hoài như thế. Họ nài nỉ với ông: "Hãy tha dân ấy đi … bệ hạ há chưa biết rằng nước Ê-díp-tô đã bị nguy vong sao?"

Làm sao mà Pha-ra-ôn chưa nhận ra rằng Ai-cập đã bị nguy vong chứ? Làm sao mà ông chưa nhận ra rằng ông đã ngoi lên chống lại một quyền lực lớn hơn chính mình ông nhiều và ông sẽ không thắng nổi trận chiến này? Pha-ra-ôn sao mà cứ mù quang mãi thế kia?

Có bao giờ bạn nhìn thấy bức tranh của họa sĩ người Pháp Georges Seurat chưa? Seurat đã phát minh ra một kỹ thuật hội họa gọi là pointillism (vẽ bằng những chấm li ti như pha trộn màu). Trong kỹ thuật này, vị hoạ sĩ tạo ra một kiệt tác bao gồm các điểm sơn thật nhỏ. Nếu bạn đứng gần bức tranh, mọi sự bạn nhìn thấy là các dấu chấm và thật nhiều dấu chấm. Nhưng bạn không thể kết nối chúng và nhìn thấy chúng tạo nên hình ảnh gì. Chỉ khi bạn bước lùi lại khỏi bức tranh thì mới nhìn thấy toàn bộ hình ảnh mà khung tranh kia mới trở nên rõ ràng hơn.   

Đây là một phần loại suy rất hay cho việc hiểu thể nào Pha-ra-ôn cứ mù quáng khi hình ảnh quá rõ nét như thế. Nói theo cách đơn giản, ông đứng quá gần với hoàn cảnh. Đây là xứ sở của ông, nó đang đứng ở chỗ thảm hoạ. Đây cũng là danh dự, cái tôi, và toàn bộ nhận thức về cái tôi của ông. Về mặt tình cảm, Pha-ra-ôn đã dấn thân vào cuộc xung đột nên không thể nhìn thấy theo cách khách quan. Mặt khác, các cố vấn của ông thì khác xa hơn. Họ có thể nhìn thấy toàn bộ bức tranh và hiểu rõ ý nghĩa của nó. Pha-ra-ôn không thể kết nối các dấu chấm ấy.

Giống như Pha-ra-ôn, đôi khi ngay cả người thông minh nhất trong chúng ta cũng không thể suy nghĩ rõ ràng được. Có lẽ bạn đã quen với người bạn nào rất thân trong một mối quan hệ dẫn đến tổn thương, nhưng người ấy (nam hay nữ) cứ từ chối không chịu ra khỏi đó. Bạn của bạn không thể nhìn thấy khuôn mẫu tổn thương và huỷ diệt cứ lặp đi lặp lại mãi. Người ấy (nam hay nữ) ở quá gần với tình huống. Hoặc có thể bạn đã kinh nghiệm không thể đưa ra một quyết định quan trọng bởi vì bạn không nắm được tình hình. Đôi khi, lúc chúng ta đang ở gần với một tình huống, chúng ta gặp khó khăn không quan sát nó rõ ràng và chúng ta không biết phải làm gì.

Trong những loại tình huống đó, chúng ta phải có khôn ngoan đủ để làm những gì mà Pha-ra-ôn không làm: Nghe theo lời khuyên của nhiều người khác! Ai là tư vấn đáng tin cậy của bạn? Hãy giữ họ thật gần và xây sang họ trong những lúc có cần. Và đừng quên hỏi han để được hướng dẫn từ vị cố vấn đáng tin cậy nhất – ấy là Đức Chúa Trời Toàn Năng! Ngài sẽ giúp bạn kết nối các dấu chấm chấm kia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét