Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

NHƯ MỘT NGƯỜI CHA


Như Một Người Cha
Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy. Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất — Thi thiên 103:13–14
Trong Thi Thiên 103, vua Đa-vít viết: Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy”. 

Bậc thánh hiền Do-thái thắc mắc: Giống như cha nào mới được chứ? Họ giải thích rằng câu này không nói về bất kỳ người cha nào có lòng trắc ẩn đối với con cái của họ; câu nầy nói về vị tộc trưởng Ápraham. Khác hơn bất cứ ai khác trong Kinh thánh, ông đã tỏ ra tình yêu và lòng thương xót không dứt cho toàn thể nhân loại.

Tình yêu độc nhất của Ápraham đối với con người được chứng minh xuất sắc nhất khi ông cầu nguyện vì ích cho người thành Sôđôm. Có lòng thương xót đối với người lành nào đã vấp ngã một lần là một chuyện; còn cảm thấy thông cảm với hạng người có khuynh hướng xấu xa là một chuyện khác. Dân thành Sôđôm độc ác, phi đạo đức, và bất kỉnh. Tuy nhiên, Ápraham đã nỗ lực để cứu họ khi Đức Chúa Trời báo cho ông biết về sự hủy diệt họ sắp xảy ra.

Ápraham đã cố gắng mặc cả với Thiên Chúa và tìm cho đủ người lành ở thành Sô-đôm để làm cho sự cứu rỗi ra xứng đáng. Ông tập trung vào người lành trong dân sự và không nhắm vào tình trạng gian ác của họ. Sau cùng, Ápraham đã không thành công trong việc giải cứu dân thành Sô-đôm đã bị định phải huỷ diệt; tuy nhiên, ông đã thành công trong việc dạy cho chúng ta một bài học quan trọng về sự sống.

Từ Ápraham chúng ta học biết rằng chúng ta cần phải thử và nhìn thấy điều lành nơi mỗi người. Vô luận một người có thể phiêu bạt xa xôi ngần nào, chúng ta phải thử tìm ra thứ đáng chuộc nơi họ. Chúng ta phải tìm kiếm các trường hợp giảm khinh và đánh giá người đó theo cách thuận lợi. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy người kia theo thứ ánh sáng tích cực, khi ấy họ cũng sẽ học nhìn thấy điều lành nơi bản thân họ, và khi họ thấy bản thân mình là tốt lành, họ cũng có thể bắt đầu sống theo cách ấy nữa.

Triết gia Plato đã nói như vầy: "Hãy tử tế đối với mọi người mà bạn gặp gỡ đang giao chiến trong một chiến trường gay gắt". Phần lớn, khi chúng ta gặp gỡ người ta, chúng ta chỉ nhìn thấy họ ở bề ngoài. Chúng ta không rnắm được toàn bộ câu chuyện ở dưới bề mặt. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết thời thơ ấu của một người, và chúng ta không biết những chiến trận nào mà họ đối diện với trong hiện tại. Có rất nhiều điều mà chúng ta không biết hơn những gì chúng ta biết về bất kỳ người nào.

Chỉ có Đức Chúa Trời mới nhìn thấy ở dưới bề mặt kia. Như vua David đã viết: "Vì Ngài biết chúng ta nắn nên bởi giống gì…" (103:14). Khi Đức Chúa Trời nhìn vào con cái của Ngài, Ngài nhìn thấy toàn bộ bức tranh và vì vậy Ngài xét đoán họ theo cách ưu ái và có lòng thương xót sâu sắc đối với họ. Chúng ta phải học biết nhìn nhau qua ánh mắt của Đức Chúa Trời – với sự đồng cảm, hiểu biết và yêu thương. Với cách nhìn đó, chúng ta có thể làm ích hơn là làm hại. Thay vì hạ người ta xuống, chúng ta có thể giúp vực họ lên cao.


Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

CÁCH CHÚNG TA NHÌN XEM NÓ


Cách Chúng Ta Nhìn Xem Nó
Người dùng các tấm gương của mấy người đàn bà hầu việc nơi cửa hội mạc, chế ra một cái thùng và chân thùng bằng đồng — Xuất Êdíptô ký 38:8

Truyền khẩu Do Thái cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về việc chế ra cái thùng được sử dụng trong các việc thánh ở Đền Tạm bởi các thầy tế lễ, họ rửa tay và chân trước khi vào phục sự Đức Chúa Trời. Như Đức Chúa Trời đã truyền, cái thùng phải được làm bằng đồng. Nhưng con cái Israel lấy đâu ra đồng khi họ sống giữa sa mạc chứ? Câu trả lời: "các tấm gương của mấy người đàn bà".

Trong thời buổi ấy, đồng bị nấu chảy ra và làm mịn để chế ra một vật phản chiếu giống như tấm gương vậy. Truyền khẩu dạy rằng lúc ban đầu, khi phụ nữ trình gương của họ như là phần đóng góp vào Đền Tạm thánh, Môi-se không cần chúng. Ông cảm thấy rằng loại gương được phụ nữ sử dụng để soi mình và làm đẹp, quá gắn bó với thế giới vật chất để nên không được sử dụng cho những việc thuộc linh. Nhưng Đức Chúa Trời cảm thấy khác đi. Truyền khẩu nói rằng Đức Chúa Trời đã phán cùng Môi-se: "Loại gương ấy đối với ta quí giá nhiều hơn bất cứ thứ gì khác".

Làm sao mà như thế được chứ? Tại sao loại gương đó lại được Chúa yêu thích như vậy chứ? Bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng loại gương này đã được nữ giới sử dụng khi còn là nô lệ trong xứ Ai-cập để làm đẹp và quyến rũ chồng mình. Vào thời điểm đó, những người Do-thái cảm thấy vô vọng và hoàn toàn không tin đến nỗi họ từ chối không sanh sản chi nhiều. Họ không muốn tạo nên nhiều gia đình trong một thực tại khắc nghiệt như thế, theo suy tưởng của họ, sẽ cứ tiếp diễn vô thời hạn.

Nhưng phụ nữ thì biết rõ hơn thế. Họ đã có đức tin nơi Đức Chúa Trời, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn và rằng một ngày nào đó con cái của họ sẽ được tự do. Vì vậy, họ sử dụng gương của mình như là một công cụ để dòng dõi Israel được thêm lên. Vì cớ họ, 600.000 người Do-thái đã ra khỏi Ai Cập!

Đây là lý do tại sao loại gương đó lại quí giá như thế đối với Đức Chúa Trời. Chúng là biểu tượng của đức tin và sự tin cậy trong các thời buổi khó khăn. Còn thứ chi có thể thánh hơn chứ?

Cái nhìn sâu sắc thú vị này cũng dạy cho chúng ta một bài học có giá trị thật sống động: Không có thứ gì trong thế gian này vốn là tốt hay xấu. Gương không tốt hay xấu. Internet không tốt hay xấu. Ngay cả súng đạn cũng không tốt hay xấu. Chúng ta cung ứng ý nghĩa cho các đồ vật trong thế giới của Đức Chúa Trời bằng cách thức chúng ta sử dụng chúng. Bất cứ thứ gì cũng có thể được sử dụng để làm điều thiện, hoặc là Đức Chúa Trời cấm, vì cớ điều ác.

Do-thái giáo dạy rằng đấy là một phần lý do tại sao chúng ta sống ở đây trong chỗ thứ nhứt — để xem trọng mọi sự trong thế giới của Đức Chúa Trời. Mọi thứ đều có tiềm năng được sử dụng trong sự phục vụ thánh cho Đức Chúa Trời. Cái quan trọng nằm ở trong cách thức chúng ta nhìn xem nó, và kết quả là, cách thức chúng ta sử dụng nó.


Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

MỌI SỰ NẰM TRONG CHI TIẾT


Mọi Sự Nằm Trong Chi Tiết
Nầy là mực thước của bàn thờ, bằng cu-đê mà mỗi cu-đê dài hơn cu-đê thường một gang tay. Cái nền cao một cu-đê, và rộng một cu-đê, cái lợi vòng quanh theo nó cao một gang; đó là cái đế bàn thờ. Từ cái nền ngang mặt đất cho đến cái khuôn dưới, có hai cu-đê, với cái lợi một cu-đê. Từ khuôn nhỏ cho đến khuôn lớn là bốn cu-đê, với cái lợi một cu-đê — Êxêchiên 43:13–14

Tuần này phần đọc Kinh Thánh lấy từ sách của Êxêchiên, ở đây vị tiên tri mô tả Đền Thờ thứ ba, theo truyền khẩu của người Do Thái, đền thờ nầy được xây dựng trong kỷ nguyên Đấng Mêsi. Trong khi Ngũ Kinh mô tả Đền Thờ thứ nhất, Êxêchiên mô tả Đền Thờ trong kỳ tận thế.

Khi bạn đọc cả hai phiên bản từ sách Xuất Ê-díp-tô ký và sách Êxêchiên, chúng ta không làm gì khác hơn là chỉ chú ý tới nhiều chi tiết đã được tính đến. Đức Chúa Trời đã để lại rất ít chỗ cho phần giải thích, chỉ rõ kích thước chính xác, vật liệu và cách đặt nột thất của Đền Thờ. Thực vậy, truyền khẩu dạy rằng khi Đức Chúa Trời chỉ cho Môi-se phiên bản thiêng liêng cây đèn bảy ngọn trong đền thờ, Môi-se phải mấy lần trình bày đi trình bày lại làm sáng tỏ mọi chi tiết!

Tại sao phải tất cả các chi tiết chứ? Há Đức Chúa Trời không thể cung ứng cho chúng ta thêm những hướng dẫn tổng quát hơn mà không làm cho chúng ta phải nhắm tới các sắc thái và đặc điểm kỹ thuật?

Điều này nhắc nhở tôi về sự trao đổi mà tôi từng đọc giữa vị giáo sư và sinh viên kia. Sinh viên ấy gửi email cho giáo sư muốn rút rỉa cái gì đó ra khỏi lồng ngực của ông. Anh ta muốn hiểu lý do tại sao có rất nhiều quy tắc và chi tiết khi nói đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời của người Do-thái. Anh ta lấy làm lạ: "Có phải Đức Chúa Trời thực sự quan tâm đến mọi chi tiết nhỏ nhặt này không?" Rồi anh ta nói thêm: "Em đã từng gửi thư nầy cho thầy trước đây. Có thể là em đã làm cho thầy phải khó xử?”

Câu trả lời của vị giáo sư khởi sự như sau: "Phải, tôi đã nhận được email đầu tiên của em, và không, em đã không làm cho tôi khó xử đâu. Em thấy đấy, khi tôi trả lời cho em, tôi đã bỏ sót dấu 'chấm' trong phần ‘chấm com' trong địa chỉ email của em. Đó chỉ là một chi tiết nhỏ, vì vậy tôi nghĩ chắc sẽ không thành vấn đề đâu".

Vị giáo sư đã nói cho sinh viên của mình biết một cách thực tế rằng, phải, các chi tiết mới là vấn đề. Cho dù đó là những con chip máy tính nhỏ hoặc các thành phần trong một công thức, những chi tiết nhỏ thường quyết định toàn bộ kết quả của nhiều việc. Bất kỳ chi tiết nào mà Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta đều không luôn luôn là dễ hiểu cho chúng ta, nhưng điều đó không làm giảm đi tầm quan trọng của nó. Vì vậy, khi chúng ta đọc những câu này trong Kinh thánh, chúng ta phải trân trọng và đánh giá chúng không kém gì những câu làm cho chúng ta phải cảm động sâu sắc.

Việc chú ý đến chi tiết là một việc thường bị bỏ qua trong cái xã hội vào mọi thứ phải nhanh, phải nhạy bén của chúng ta. Nhưng hãy từ từ một chút – ít nhất là khi đến với sự phục vụ Đức Chúa Trời. Hãy thốt ra những lời cầu nguyện của bạn một cách tư duy và chậm rãi. Trong việc giúp đỡ một người khách lạ, hãy đi thêm một dặm nữa và thêm vào đó là cái chạm thật đặc biệt. Thêm thắt nơi phần của chúng ta sẽ có cái chạm lớn lao nhất nơi phần của Đức Chúa Trời.