Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

MỘT VÉ VÀO THIÊN ĐÀNG


Một Vé Vào Thiên Đàng

Ba-lác, con trai Xếp-bô, thấy hết mọi điều Y-sơ-ra-ên đã làm cho dân A-mô-rít. Mô-áp lấy làm sợ sệt lắm và kinh khủng trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì dân đó rất đông — Dân số ký 22:2–3

Rabi Elimelech xứ Lizhensk là một huyền thoại ở Ba-lan vào thế kỷ thứ 19. Giữa vòng những câu chuyện được chia sẻ lại về ông là một câu chuyện nói tới sự đối đáp mà ông có với các học trò của mình đại loại như sau:

Học trò: “Có phải thầy dám chắc mình sẽ được vào Thiên đàng không?”

Rabi Elimelech: “Tuyệt đối”.

Học trò: “Thầy dám chắc đến cở nào?”

Rabi Elimelech: “Khi chúng ta chết đi trong đời nầy rồi chúng ta đến đứng trước toà án ở trên trời, chúng ta sẽ bị hỏi nhiều câu nhất định. Họ sẽ hỏi ta không biết ta có nghiên cứu Ngũ Kinh với khả năng tốt nhứt của ta hay không!?! Rồi ta sẽ thành thật đáp: Không. Khi ấy họ sẽ hỏi không biết ta có phục theo Đức Chúa Trời trọn vẹn trong sự cầu nguyện hay không? Một lần nữa, ta thành thật trả lời: Không. Kế đó, họ sẽ hỏi không biết ta đã làm mọi việc lành mà ta có thể khi ta còn sống hay không!?! Một lần nữa, ta thành thật đáp: Không. Khi ấy, họ sẽ nói: Một người rất thành thật! Hãy đến, hãy đến, ngươi có một chỗ ở đây!”

Thành thật rất là quan trọng trong truyền khẩu của người Do-thái.

Phần đọc Ngũ Kinh tuần nầy được gọi là Balak, theo tên vua của dân Mô-áp, là nhân vật chúng ta đọc thấy trong phần nầy. Ba-lác là kẻ thù của dân Israel. Sau khi nghe nói về việc họ ra khỏi xứ Ai-cập và họ đánh bại dân A-ma-léc cùng các dân khác vì họ nỗ lực huỷ diệt dân Israel, Ba-lác quyết định sử dụng một chiến thuật khác. Ông ta quyết định cầu viện sự vùa giúp của Ba-la-am, một người mà ai cũng biết ông ấy có quyền phép thuộc linh. Ba-lác suy diễn rằng nếu dân Israel không thể bị bắt phục về mặt thuộc thể, có lẽ họ sẽ bị suy yếu đi về mặt thuộc linh rồi khi ấy ông ta mới có thể bước vào việc giết chóc được. Ba-lác đưa ra một thương lượng với Ba-la-am và chương trình được đưa vào hành động.

Tại sao chúng ta có phần đọc Ngũ Kinh cứ lần theo kẻ ác nầy trên đất chứ? Nếu hay, thì phân đoạn nên đặt tên là Balaam – ít nhất ông ta là một nhân vật thuộc linh xứng đáng với cơ hội giao thông với Đức Chúa Trời và cầu xin sự cho phép của Chúa trước khi nỗ lực rủa sã dân Israel!

Tuy nhiên, bậc thánh hiền Do thái giải thích rằng Ba-lác thì đáng chuộng hơn là Ba-la-am, vì trong khi Ba-lác là kẻ thù của dân Israel, ít nhất ông ta đã cởi mở và thành thật về việc ấy. Mặt khác, Ba-la-am, đã giả vờ mình là một nhân vật chuyên về mặt thuộc linh, song khi ông ta có cơ hội, ông ta nhảy vào cơ hội hòng tiêu diệt tuyển dân của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thích một người thành thật nhất so với một kẻ giả hình.

Câu chuyện nói tới Rabi Elimelech và dòng câu chuyện đọc tuần nầy, cả hai đều nhắm vào tầm quan trọng của việc sống một đời sống thành thật, chân chất, và ngay thẳng. Chúng ta không nhất thiết phải là trọn vẹn, nhưng chúng ta cần phải thành thật trọn vẹn. Hãy nhớ, chẳng có gì giấu kín được đối với Đức Chúa Trời, Ngài nhìn thấu tấm lòng của chúng ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét