Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC THA THỨ


Mọi Sự Đã Được Tha Thứ

Đức Giê-hô-va ôi! từ nơi sâu thẩm tôi cầu khẩn Ngài — Thi thiên 130:1

Có một câu chuyện từ Tây Ban Nha nói về một người cha và đứa con, họ đã sống trong tình trạng ghẻ lạnh. Người con đã bỏ nhà ra đi, và người cha đi tìm con mình. Nhiều tháng trời tìm kiếm, nhưng vô phương. Giống như nỗ lực cuối cùng, người cha đã đưa ra quảng cáo toàn trang trong một tờ báo của thành phố Madrid. Tờ quảng cáo viết: "Paco yêu dấu, hãy đến gặp cha ở trước văn phòng báo chí vào buổi trưa thứ Bảy. Mọi sự đều được tha thứ. Cha yêu con. Cha của con". Thứ bảy tới, 800 người có tên là Paco xuất hiện, hết thảy đều tìm kiếm tình yêu thương và sự tha thứ từ các người cha của họ!

Có bao nhiêu người trong cuộc đời đang đi loanh quanh tìm kiếm tình yêu thương và ơn tha thứ từ Cha của họ ở trên trời chứ?

Nếu bạn sống giống như phần còn lại của chúng tôi, có thể bạn đã từng một hay hai lần sai lầm trong cuộc sống của mình. Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm! Như có chép trong Truyền đạo 7:20: "Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội". Tuy nhiên, cũng có mối nguy hiểm khi chỉ nghĩ rằng mình là một tội nhân. Mỗi lần chúng ta vấp ngã, có chỗ nguy hiểm, ấy là chúng ta sẽ quá nãn lòng không muốn trở lại nữa. Bước tiếp theo sau tội lỗi là ăn năn; tuy nhiên, đôi khi chúng ta thấy khó có thể bước tới.

Trong Thi Thiên 130 Vua David thốt lên rằng: Đức Giê-hô-va ôi! từ nơi sâu thẩm tôi cầu khẩn Ngài. Bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng "sâu thẳm" mà David đang đề cập đến là chiều sâu của tội lỗi. Đôi khi chúng ta phạm tội, chúng ta cảm thấy quá thấp hèn và vì vậy xa cách Đức Chúa Trời. Chúng ta cảm thấy như mình đang ở chỗ cặn bã của cuộc đời. Làm sao chúng ta có thể trèo ra ngoài chứ? Làm sao chúng ta có thể đối diện với Đức Chúa Trời của chúng ta một lần nữa chứ? Chúng ta cảm thấy xa vời, không đáng được thương xót, và không xứng đáng.

Bậc thánh hiền cảnh giác chúng ta: "Đừng xem mình là xấu xa trong chỗ tự đánh giá!" Nếu chúng ta chấp nhận những cảm giác không xứng đáng, chúng ta sẽ không bao giờ được phục hồi đối với cái tôi thật của mình. Trong Thi Thiên 130 Đa-vít nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ. Ngài muốn chúng ta "hãy trông cậy nơi Đức Giê-hô-va; Vì Đức Giê-hô-va có lòng nhân từ, nơi Ngài có sự cứu rỗi nhiều" (câu 7). Đức Chúa Trời đang chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, và dự kiến chúng ta quay trở lại để Ngài có thể tha thứ cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần trở lại với Ngài.

Hãy tưởng tượng bạn mở tờ báo ngày hôm nay ra thì bạn sẽ thấy phần quảng cáo có tên của bạn trên đó: "_____ yêu dấu. Hãy đến gặp Cha trong nhà thờ vào trưa Chúa Nhật. Mọi sự đã được tha thứ. Cha yêu con. Cha của con".

Hãy tin theo phần quảng cáo ấy — Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta sứ điệp này mỗi ngày! Chúng ta chỉ cần quay về với Chúa trong sự ăn năn, và Ngài sẽ làm phần còn lại.


Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

THỬ THÁCH


Thử Thách

lằm bằm trong trại mình mà rằng: ấy bởi Đức Giê-hô-va ghét chúng ta, nên khiến chúng ta ra xứ Ê-díp-tô, đặng phó chúng ta vào tay dân A-mô-rít, để tiêu diệt đi — Phục truyền luật lệ ký 1:27

Một đồng nghiệp từng chia sẻ câu nói làm thay đổi sâu sắc cách ông nhìn đời. Người bạn này là một rabi ở trong một cộng đồng Do-thái hoang vu nhất trên thế giới. Một ngày nọ, có vị nhạc sĩ Do-thái đến tại thị trấn và sau buổi hòa nhạc, bạn tôi và vị nhạc sĩ bắt đầu trò chuyện. Bạn tôi nói cho vị nhạc sĩ biết trở thành một rabi ở một cộng đồng Do-thái nhỏ ở vùng sâu vùng xa như thế nầy thật là khó. Ông ta thở dài nói: "Thật là cực kỳ khó khăn". Vì nhạc sĩ thánh thiện kia đáp: "Ai nói dễ là tốt hơn đâu?"

Trong phần đọc tuần này [Phục truyền luật lệ ký 1:1 – 3:22], Môi-se nhớ lại khoảng thời gian khi người Do-thái dám chắc dễ là tốt hơn. Họ lằm bằm với Môi-se rằng Đức Chúa Trời đã đưa họ ra khỏi Ai-cập, một mảnh đất tươi tốt và giàu có, để đến tại xứ Israel, một vùng khô cằn của thế giới và một nơi được bảo vệ nghiêm ngặt bởi cư dân của nó.

Khi họ nói: "ấy bởi Đức Giê-hô-va ghét chúng ta, nên khiến chúng ta ra xứ Ê-díp-tô"…

Bậc thánh hiền Do-thái giải thích điều dân Do-thái muốn nói với một thí dụ: Hãy tưởng tượng một vị vua có hai con trai và hai thửa ruộng, một thửa được tưới tiêu và một thử thì khô khan. Vua ban thửa ruộng được tưới tiêu kia cho người con ông yêu quí; còn với người con mà ông ghét, ông ban cho thửa ruộng khô cằn kia. Đất Ai-cập được tưới tiêu, sông Ni-lơ dâng lên và tưới tiêu nó. Xứ Ca-na-an khô cằn: "nên khiến chúng ta ra xứ Ê-díp-tô, đặng phó chúng ta vào tay dân Ca-na-an", người Do-thái nói như thế.

Tuy nhiên, sự thật cho thấy khi Đức Chúa Trời ban cho con cái Israel một xứ rất khó cho việc gieo cấy, Ngài đã ban cho họ một đất tốt hơn nhiều. Đôi khi, dễ thì xấu mà khó lại là tốt. Khi các thám tử đi khám phá vùng đất này, họ đã công nhận rằng: "Xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta ban cho thật là tốt" (Phục truyền luật lệ ký 1:25).

Điều gì là tốt về một đất khó khăn chứ?

Để gieo trồng trên đất Israel, nhiều sự cầu nguyện là cần thiết, kéo dân chúng đến gần với Đức Chúa Trời hơn. Nhiều công việc sẽ là cần thiết, khiến cho người dân hạ mình xuống nhiều hơn và làm cho họ gần gũi với đất đai. Vì vậy, có nhiều việc tốt đẹp ra từ lao động nhọc nhằn và cầu nguyện. Khi mọi thứ là dễ dàng, và một người chễnh mãng cả hai điều ấy, cuộc sống của người phải thiếu thốn trầm trọng. Người ít được phước và dẫn đến một cuộc sống chẳng thành công bao nhiêu.

Vì vậy, lần tới, bạn cảm thấy khó chịu vì những thử thách mà Đức Chúa Trời đem đến cho bạn, hãy nhớ rằng Ngài ban những thử thách cho những kẻ Ngài yêu mến. Mỗi thách thức là một cơ hội để đến gần với Đức Chúa Trời hơn và để biến một việc gì đó ra đặc biệt cho bản thân mình và cho đời sống của bạn. Dễ không luôn luôn là tốt hơn, và đôi khi những cái khó của chúng ta là những món quà lớn lao nhất của chúng ta!



Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU


Đạt Được Các Mục Tiêu

Nầy là lời Môi-se nói cho cả Y-sơ-ra-ên, bên kia sông Giô-đanh, tại đồng vắng, trong đồng bằng, đối ngang Su-phơ, giữa khoảng Pha-ran và Tô-phên, La-ban, Hát-sê-rốt, và Đi-xa-háp. Từ Hô-rếp tới Ca-đe-Ba-nê-a, bởi đường núi Sê-i-rơ, đi mười một ngày đường — Phục truyền luật lệ ký 1:1–2

Truyền khẩu Do-thái dạy rằng sau khi một người qua đời, người ấy nhìn lại đời sống mình rồi xem coi mình đã sống ra sao và người ấy có thể sống như thế nào. Một người nữ sẽ đưa ra những lựa chọn và những sự chọn lựa nào mà người ấy có thể đưa ra. Một số thánh hiền Do-thái cho rằng “lửa địa ngục” là những cảm giác hối tiếc đau đớn cho những gì đã làm ra và một ước ao cho những gì đáng phải làm.

Bậc thánh hiền đưa ra sự ví sánh rất hay như thế nầy. Họ nói rằng người công bình sẽ nhìn lại đời sống của họ rồi thấy rằng những gì họ suy nghĩ là một ngọn đồi nhỏ phải leo lên thực sự là một ngọn núi lớn lao, không tin được. Tuy nhiên, kẻ ác sẽ có một kinh nghiệm ngược lại. Họ sẽ nhìn thấy mọi sự họ suy nghĩ là hòn núi đồ sộ thực sự lại là một ngọn đồi nhỏ mà thôi.

Thật ra, cả hai: kẻ ác và người công bình đều đang nhìn thấy cùng một phong cảnh, nhưng chỉ vì nhận định của họ trong cuộc sống, mỗi người nhìn thấy bối cảnh có khác nhau. Người công bình nếm trải cuộc sống với suy nghĩ: “Đây là một sự thách thức, nhưng với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời và phần quyết định của tôi, đắc thắng chẳng có gì nhọc nhằn lắm đâu”. Khi nhìn lại, người công bình thấy rằng những gì họ đạt được trong cuộc sống thật là hoành tráng. Họ đã trèo lên thật cao với thái độ ấy!

Ngược lại, kẻ ác nếm trải cuộc đời nhìn vào một thách thức dễ dàng như không thể vượt qua được. Họ nói: “Tôi chưa hề bước vào việc nầy hoặc sống giống như vậy bao giờ!” Trong đời sau, họ nhìn lại và thấy rằng một mục tiêu tương đối không thể đạt được ấy đối với họ, thực sự nó ở trong tầm tay với. Họ dễ dàng đạt được mục tiêu đó, nhưng một thái độ xấu đã trì kéo họ lại.

Hai câu đầu tiên trong phần đọc tuần nầy cung ứng cho chúng ta hai trường hợp nói tới cả hai nhận định điển hình kia. Thứ nhứt, chúng ta nghe thấy rằng Môi-se sắp sửa nói với dân sự. Lời lẽ của ông kết thúc bao gồm 20% quyển Kinh Thánh Hy-bá-lai. Có nhớ lúc đầu Môi-se khởi sự ra sao không? Khi Đức Chúa Trời phán cùng ông tại bụi gai cháy, Môi-se đã nói: tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng (Xuất Êdíptô ký 4:10). Còn ở đây, ông là — một nhân vật nói rất nhiều. Môi-se dấy lên trên sự thách thức và được biến đổi một cách hoàn toàn.

Câu thứ hai cho chúng ta biết rằng: Từ Hô-rếp tới Ca-đe-Ba-nê-a, bởi đường núi Sê-i-rơ, đi mười một ngày đường”. Nói cách khác, toàn bộ hành trình 40 năm trong đồng vắng chỉ cần có 11 ngày mà thôi! Nhưng dân sự đã có một thái độ xấu và xem việc bước vào Đất Hứa như bất khả thi, mục tiêu không thể đạt được. Họ bị bẫy trong các giới hạn của họ, thì cũng vậy sự tấn tới và khả năng của họ cũng bị hạn chế y như thế.

Chúng ta có thể tiếp thu nhiều điều từ con cái Israel. Chúng ta sẽ nhìn thấy từng thách thức như một cơ hội và từng trở ngại như dễ trèo lên, rồi với sự vùa giúp đầy sự thương xót của Chúa, chẳng có một thách thức nào có thể trì kéo chúng ta lại và chẳng có một khoảng đường nào là quá xa không thể tới được.