Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

CHỔI DẬY


Chổi Dậy

Mỗi năm một lần phải làm lễ chuộc tội cho dân Y-sơ-ra-ên, đặng làm cho sạch các tội lỗi của chúng; ấy sẽ một lệ định đời đời cho các ngươi vậy. A-rôn làm y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se — Lêvi ký 16:34

Độc giả lưu ý: Tuần nầy đánh dấu phần liên tục 10 ngày giữa lúc khởi sự Rosh Hashanah rồi kết thúc với Yom Kippur, được biết là những Ngày Lo Sợ hoặc Ngày Ăn Năn. Đây là thời điểm suy xét nội tâm chuẩn bị đón lễ Yom Kippur, là Ngày Chuộc Tội, được tổ chức vào ngày 30 tháng 9. Lễ nầy được xem là lễ thánh nhất trong tờ lịch của người Do-thái. Sự thành kính của chúng ta suốt tuần lễ nầy được kết với sự tuân giữ theo đúng với Kinh Thánh.

Vào ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ trọng đại nhất trên tờ lịch của người Do-thái, chúng ta hướng tới Đức Chúa Trời rồi nói: “Tôi lấy làm tiếc, tôi không xứng đáng và tôi quyết tâm không bao giờ phạm phải việc ấy nữa”. Nhưng chúng ta đang gạt gẫm ai đây? Nhưng trong nhiều trường hợp, có lẽ chúng ta sẽ phạm lại việc ấy một lần nữa có khi trong 364 ngày sắp tới đây. Đến lúc lễ Yom Kippur đến trong năm tới, chúng ta sẽ có một danh sách hoàn toàn mới đầy những việc lấy làm tiếc vì đã phạm phải một lần nữa. Chúng ta sẽ nói: “Tôi lấy làm tiếc, tôi không xứng đáng và tôi quyết tâm không bao giờ phạm phải việc ấy nữa”. Rồi chu kỳ sẽ khởi sự cách mới mẻ!

Dầu vậy Đức Chúa Trời cũng không rơi vào sự lừa dối của chúng ta. Tại sao Ngài phải đòi lễ Yom Kippur, một ngày lễ chuộc tội cho từng năm một chứ? Nếu Ngài thực sự nghĩ rằng chúng ta sẽ tuân theo mọi quyết định của chúng ta, thế thì tại sao Ngài mong muốn lễ Yom Kippur phải được tuân giữ bởi từng người, cho từng năm chứ? Đức Chúa Trời biết rằng hết thảy chúng ta đều sẽ lại vấp ngã mà.

Vua Solomon, là nhân vật khôn ngoan nhất đã từng sống, ông nói trong sách Châm ngôn: "Vì người công bình dầu sa ngã bảy lần, cũng chổi dậy" (24:16). Ông không nói "Nếu người công bình sa ngã. . . ". Ông nói: "dầu người công bình sa ngã. . .". Người công bình sẽ vấp ngã. Nhiều lần. Họ sẽ vấp ngã. Tuy nhiên, đó chưa phải là vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất, ấy là "họ chổi dậy".

Đức Chúa Trời biết rõ chúng ta sẽ vấp ngã – hết năm này qua năm khác… Tuy nhiên, vào ngày lễ Yom Kippur, chúng ta lại sẽ chổi dậy – và đó mới là điều quan trọng.

Có một câu chuyện kể về một vị rabi lỗi lạc kia, ông nhắc tới Đức Chúa Trời mỗi tối, ông nói: "Lạy Chúa, hôm nay con đã phạm tội, nhưng ngày mai tôi sẽ không phạm tội nữa. Con biết con đã nói như thế vào ngày hôm qua, nhưng lần này con thực sự có ý đó". Ông ấy sẽ thốt ra chính câu này vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, mỗi đêm ông chổi dậy từ chỗ ông vấp ngã, ông sẽ đứng cao hơn một chút, rồi đến gần Đức Chúa Trời thêm một chút.

Đây là mục đích của lễ Yom Kippur hàng năm. Từ ngữ Hy-bá-lai nói tới ăn năn là teshuvah. Sát nghĩa, chữ này có nghĩa là "xây trở lại" bởi vì khi chúng ta ăn năn, chúng ta xây lại cùng Đức Chúa Trời và với bổn tánh tin kính của chúng ta. Nhưng cũng có một ý nghĩa khác cho từ ngữ này. Teshuvah cũng có nghĩa là "lặp lại", bởi vì ăn năn là thứ mà chúng ta phải làm đi làm lại nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi lần chúng ta trở lại với Nguồn Cội của chúng ta, chúng ta sẽ đến gần Ngài hơn và Ngài là một phần của đời sống chúng ta.

Sứ điệp của Yom Kippur là một sứ điệp được mặc lấy quyền phép cho. Sứ điệp ấy dạy chúng ta sa ngã là không sao, như nếu chúng ta biết xây trở lại. Chúng ta không cần phải trở thành hạng người trọn vẹn, song phải biết xây trở lại để được làm cho trọn vẹn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét