Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

CÂU BÁ HƯƠNG VÀ CÂY SẬY


Cây Bá Hương Và Cây Sậy

Hết thảy các ngươi, nào trưởng tộc, các chi phái, nào các trưởng lão, nào các quan cai, nào mọi người nam của Y-sơ-ra-ên …  — Phục truyền luật lệ ký 29:10

“Cây sồi và cây sậy” là câu chuyện ngụ ngôn của Aesop nói về cây sồi và cây sậy ở giữa một cơn bão lớn. Cây sồi tin tưởng vào sức mạnh to lớn của nó nhưng cuối cùng bị thổi bay đi và bị hủy diệt. Cây sậy, mặc dù nhỏ và mong manh, nó uốn cong theo gió và có khả năng sống còn.

Sự giải thích đáng chấp nhận của câu chuyện ngụ ngôn này là nói tới sự kiêu ngạo và sự khiêm nhường. Kiêu ngạo là thái độ cứng cỏi rồi sau cùng gây hại cho người ta, còn khiêm nhường bộc lộ nét linh hoạt giúp cho có độ bền. Nguyên tắc này được thể hiện tương tự bởi Ra-bi Simeon ben Eleazar trong Ngũ Kinh, khi ông nói: “Hãy mềm dẻo như một cây sậy, chớ đừng cứng ngắc như cây bá hương”. Lời khuyên dạy này vẫn luôn luôn xác đáng theo cách đời đời có tính dạy dỗ hôm nay.

Tuần này chúng ta đọc hai phần Ngũ Kinh [Phục truyền luật lệ ký 29:9 – 30:20 (Nitzavim {đứng} và Vayelech {rồi người đi}; và Haftorah: Ê-sai  61:10 – 63:9]. Phần thứ nhứt, Nitzavim, có nghĩa là "đứng", như trong "hết thảy các ngươi đang đứng hôm nay…". Phần thứ hai được gọi là Vayelech, có nghĩa là: "rồi người đi", như trong: "Sau đó Môi-se đi. . ." (Phục truyền luật lệ Ký 31:1). Ở bề mặt, hai tiêu đề này dường như thể hiện hai hành động đối ngược nhau. Nitzavim không những là đứng lên; ý nói nó đứng vững ở một chỗ. Vayelech là sắp sửa đi vòng quanh, là hành động khác hơn là ở cùng một chỗ. Tuy nhiên, hai thái độ đối lập này thực sự là hai mặt của cùng một đồng tiền, và cùng nhau, chúng dạy chúng ta làm sao để sống một đời sống cân đối.

Nitzavim dạy cho chúng ta biết rằng được trồng ở chỗ chúng ta là ai rất là quan trọng. Chúng ta cần phải tự hào về những gì mình bênh vực cho và mạnh mẽ trong niềm tin của chúng ta. Tuy nhiên, có một nguy cơ là sống quá kiêu hãnh và chìu theo ý chí. Nếu ai đó không bằng lòng rời khỏi chỗ của họ, họ có thể bị đánh bại trong cuộc sống. Kiêu hãnh có thể hủy hoại các mối quan hệ và tự hủy diệt. Chúng ta cần mạnh mẽ trong cuộc sống, nhưng không quá cứng ngắc.

Kèm theo với Vayelech dạy cho chúng ta biết rằng có những lúc trong cuộc sống khi chúng ta cần phải chuyển ra khỏi chỗ của mình. Chúng ta cần phải biết uốn nắn và linh hoạt, phục sự và khiêm nhường. Bậc thánh hiền Do-thái lưu ý rằng trong khi câu Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Môsê đã "đi", nó không cho chúng ta biết ông đi đâu!?! Họ giải thích rằng thay vì làm cho cả quốc gia nhóm lại theo yêu cầu của ông, Môi-se đã đích thân đi đến từng chi phái để chào tạm biệt. Việc ông đến với họ, thay vì khiến cho họ đến cùng ông trong vai trò lãnh đạo của họ, là một dấu hiệu cho thấy sự khiêm tốn sâu sắc của ông.

Khi chúng ta đọc hai phần Kinh Thánh nầy trong tuần, chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta biết khi nào thì nên mạnh mẽ và khi nào thì phải oằn cong xuống, khi nào cần quyết đoán và khi nào nên thỏa hiệp. Như Môi-se cho thấy, dấu hiệu của một nhân vật cao trọng không nằm trong quyền lực của mình, mà trong khả năng gạt quyền lực sang một bên vì cớ đồng bào mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét