Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

GIẤC MƠ CHO TƯƠNG LAI


Giấc Mơ Cho Tương Lai

Trong lúc đó, cùng một đêm kia, chúng tôi có thấy điềm chiêm bao, chiêm bao mỗi người đều có ý nghĩa riêng rõ ràng — Sáng thế ký 41:11

Kinh Talmud dạy rằng nếu một người trải qua bảy ngày mà không có một giấc mơ, thì anh ta không phải là một người ngay thẳng. Một vị ra-bi đã bị bối rối bởi lời phát biểu này. Rốt cuộc, liệu chúng ta có thực sự kiểm soát được chúng ta có một giấc mơ hay là không? Vị ra-bi kết luận rằng bậc thánh hiền Do-thái không nói được về việc một người có giấc mơ vào ban đêm hay không; họ đã nói về việc chúng ta có hay không có giấc mơ lúc ban ngày. Bậc thánh hiền đang dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta không bao giờ trải qua một tuần hoặc lâu hơn mà không có một giấc mơ trong tấm lòng của chúng ta.

Phần Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 41:1 – 44:17; I Các Vua 3:15 – 4:1] tiếp tục với chủ đề các điềm chiêm bao trong câu chuyện nói về cuộc đời của Giô-sép. Khi Giô-sép còn nhỏ, ông đã có những điềm chiêm bao muốn trở thành nhà lãnh đạo một ngày kia. Trong khi ông còn ở trong tù, Giô-sép đã giải thích chính xác các điềm chiêm bao của hai viên quan của Pha-ra-ôn đã bị bỏ tù. Trong phân đoạn Kinh Thánh tuần này, Pha-ra-ôn có hai giấc mơ, và Giô-sép giải thích chúng rất đúng. Trong mỗi tình huống, hết thảy các điềm chiêm bao nầy không chỉ là các suy tưởng mà thôi. Chúng đã chuyển thành những hành động để rồi sau đó trở thành hiện thực.

Trong khi chúng ta không kiểm soát những chiêm bao mà chúng ta có trong ban đêm, và chúng ta không luôn luôn hiểu rõ ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể kiểm soát những giấc mơ mà chúng ta có trong ban ngày. Mơ thấy những điềm chiêm bao tốt lành rất là quan trọng. Giấc mơ của chúng ta trở thành các ý tưởng rồi sau đó là hành động, thứ mà cuối cùng trở thành thực tại của chúng ta.

Có quá nhiều người ngày nay đã thôi không mơ ước nữa. Chúng ta có thể dễ rơi vào ngõ cụt rồi thôi không tin rằng bất cứ gì cũng có thể khả thi. Chúng ta có thể từ bỏ những giấc mơ mà Đức Chúa Trời đặt vào tấm lòng của chúng ta và cứ loay hoay với hiện trạng. Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta cứ mơ ước! Ngài muốn chúng ta tưởng tượng và mong đợi một ngày mai tốt đẹp hơn – cho bản thân mình và cho cả thế giới. Khi chúng ta mơ ước, chúng ta thể hiện đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời để Ngài có thể biến những giấc mơ của chúng ta thành ra hiện thực. Khi chúng ta mơ, chúng ta cộng tác với Đức Chúa Trời trong việc tạo ra một thực tại tốt đẹp hơn.

Mọi thứ bắt đầu với một giấc mơ. Trong bài phát biểu nổi tiếng của Martin Luther King Jr.: "Tôi Có Một Ước Mơ", nhà hoạt động nhân quyền đã tô vẽ một bức tranh về một tương lai tốt đẹp hơn – một bức tranh trong đó một người sẽ bị xét đoán không phải bởi màu da của mình mà là nội dung phẩm cách của họ; một bức tranh trong đó con cái của những cựu nô lệ trước đây sẽ ngồi cùng bàn với con cái của các chủ nô cũ. Và bạn biết gì không? Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực. Sẽ ra sao nếu chẳng có ai dám mơ tới ước mơ đó trong chỗ thứ nhứt?

Ước mơ của bạn dành cho cuộc sống của bạn là gì? Đâu là giấc mơ của bạn cho thế giới? Hãy dám mơ một giấc mơ tuyệt vời ngày hôm nay. Với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, điều đó sẽ xảy ra.


Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

CÂU BÁ HƯƠNG VÀ CÂY SẬY


Cây Bá Hương Và Cây Sậy

Hết thảy các ngươi, nào trưởng tộc, các chi phái, nào các trưởng lão, nào các quan cai, nào mọi người nam của Y-sơ-ra-ên …  — Phục truyền luật lệ ký 29:10

“Cây sồi và cây sậy” là câu chuyện ngụ ngôn của Aesop nói về cây sồi và cây sậy ở giữa một cơn bão lớn. Cây sồi tin tưởng vào sức mạnh to lớn của nó nhưng cuối cùng bị thổi bay đi và bị hủy diệt. Cây sậy, mặc dù nhỏ và mong manh, nó uốn cong theo gió và có khả năng sống còn.

Sự giải thích đáng chấp nhận của câu chuyện ngụ ngôn này là nói tới sự kiêu ngạo và sự khiêm nhường. Kiêu ngạo là thái độ cứng cỏi rồi sau cùng gây hại cho người ta, còn khiêm nhường bộc lộ nét linh hoạt giúp cho có độ bền. Nguyên tắc này được thể hiện tương tự bởi Ra-bi Simeon ben Eleazar trong Ngũ Kinh, khi ông nói: “Hãy mềm dẻo như một cây sậy, chớ đừng cứng ngắc như cây bá hương”. Lời khuyên dạy này vẫn luôn luôn xác đáng theo cách đời đời có tính dạy dỗ hôm nay.

Tuần này chúng ta đọc hai phần Ngũ Kinh [Phục truyền luật lệ ký 29:9 – 30:20 (Nitzavim {đứng} và Vayelech {rồi người đi}; và Haftorah: Ê-sai  61:10 – 63:9]. Phần thứ nhứt, Nitzavim, có nghĩa là "đứng", như trong "hết thảy các ngươi đang đứng hôm nay…". Phần thứ hai được gọi là Vayelech, có nghĩa là: "rồi người đi", như trong: "Sau đó Môi-se đi. . ." (Phục truyền luật lệ Ký 31:1). Ở bề mặt, hai tiêu đề này dường như thể hiện hai hành động đối ngược nhau. Nitzavim không những là đứng lên; ý nói nó đứng vững ở một chỗ. Vayelech là sắp sửa đi vòng quanh, là hành động khác hơn là ở cùng một chỗ. Tuy nhiên, hai thái độ đối lập này thực sự là hai mặt của cùng một đồng tiền, và cùng nhau, chúng dạy chúng ta làm sao để sống một đời sống cân đối.

Nitzavim dạy cho chúng ta biết rằng được trồng ở chỗ chúng ta là ai rất là quan trọng. Chúng ta cần phải tự hào về những gì mình bênh vực cho và mạnh mẽ trong niềm tin của chúng ta. Tuy nhiên, có một nguy cơ là sống quá kiêu hãnh và chìu theo ý chí. Nếu ai đó không bằng lòng rời khỏi chỗ của họ, họ có thể bị đánh bại trong cuộc sống. Kiêu hãnh có thể hủy hoại các mối quan hệ và tự hủy diệt. Chúng ta cần mạnh mẽ trong cuộc sống, nhưng không quá cứng ngắc.

Kèm theo với Vayelech dạy cho chúng ta biết rằng có những lúc trong cuộc sống khi chúng ta cần phải chuyển ra khỏi chỗ của mình. Chúng ta cần phải biết uốn nắn và linh hoạt, phục sự và khiêm nhường. Bậc thánh hiền Do-thái lưu ý rằng trong khi câu Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Môsê đã "đi", nó không cho chúng ta biết ông đi đâu!?! Họ giải thích rằng thay vì làm cho cả quốc gia nhóm lại theo yêu cầu của ông, Môi-se đã đích thân đi đến từng chi phái để chào tạm biệt. Việc ông đến với họ, thay vì khiến cho họ đến cùng ông trong vai trò lãnh đạo của họ, là một dấu hiệu cho thấy sự khiêm tốn sâu sắc của ông.

Khi chúng ta đọc hai phần Kinh Thánh nầy trong tuần, chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta biết khi nào thì nên mạnh mẽ và khi nào thì phải oằn cong xuống, khi nào cần quyết đoán và khi nào nên thỏa hiệp. Như Môi-se cho thấy, dấu hiệu của một nhân vật cao trọng không nằm trong quyền lực của mình, mà trong khả năng gạt quyền lực sang một bên vì cớ đồng bào mình.


Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

DÀNH THÌ GIỜ ĐỂ QUAN TÂM


Dành Thì Giờ Để Quan Tâm

bèn hỏi rằng: Ngày nay sao hai quan có sắc mặt âu sầu vậy?— Sáng thế ký 40:7

Lần kia, một vị ra-bi lỗi lạc vào thế kỷ thứ 19 đã đưa ra một bài giảng nói về tầm quan trọng của việc tiếp đón mọi người một cách tử tế và tỏ ra sự quan tâm đến lợi ích của người ấy (nam hay nữ). Vị ra-bi nói với các học trò của mình: "Giả sử có ai đó đứng ngoài cửa nhà hội của chúng ta và rót một ly sữa cho mỗi người đi ngang qua. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng người đó là một nhân vật rất đặc biệt. Và chúng ta đã đúng".

Vị ra-bi nói tiếp: "Nhưng các em có biết gì không? Bậc thánh hiền dạy rằng có một việc thậm chí còn lớn hơn việc trao một ly sữa và những thứ tương tự. Việc ấy đưa ra lời chào thăm và một nụ cười". Vị ra-bi trích dẫn từ Sáng Thế Ký 49:12 chép rằng: “ . . . răng người trắng vì cớ sữa”. Nụ cười (cho thấy răng trắng của chúng ta) và sự thăm hỏi người khác thậm chí còn lớn hơn việc chia sẻ một ly sữa nữa.

Câu chuyện của Giô-sép, mà chúng ta bắt đầu trong phần Ngũ Kinh tuần này [Sáng thế ký 37:! – 40:23; A-mốt 2:6 – 3:8], là một câu chuyện nói tới những gì đã diễn ra rõ ràng và sự tễ trị thiêng liêng. Dường như các biến cố chẳng có liên quan gì hết cứ song hành đặng đưa Giô-sép từ nhà tù đến cung điện nhà vua, giúp cho ông tiếp trợ cho cả dân Israel trong nạn đói trầm trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ vào một khoảnh khắc đặc biệt định hướng cho cả cuộc đời Giô-sép — thời điểm khi Giô-sép giải các điềm chiêm bao của các quan của Pha-ra-ôn đang ở trong tù với ông. Chính khoảnh khắc quyết định đó đã đưa Giô-sép đến sự chú ý của Pha-ra-ôn. Và biến cố đó chỉ xảy ra vì một lý do: Giô-sép thức dậy vào một buổi sáng và thấy rằng các bạn tù của mình đều ủ rủ âu sầu – và ông quan tâm đủ để hỏi han về hiện trạng của họ.

Có bao nhiêu lần người ta hỏi chúng ta sinh sống như thế nào, nhưng họ không thực sự muốn nghe câu trả lời? Bao nhiêu lần chúng ta để ý đến một người bạn, một đồng nghiệp, hoặc thậm chí là một thành viên trong gia đình trông buồn bã lắm, nhưng chúng ta không có thì giờ để hỏi han và nghe biết điều chi thực sự đã khiến họ phải phiền lòng? Chúng ta vội vàng nếm trải cuộc sống của mình, luôn luôn suy nghĩ đến những việc dường như quan trọng hơn việc chúng ta đang làm. Tuy nhiên, câu chuyện nói tới Giô-sép dạy cho chúng ta biết đừng bao giờ coi thường tầm quan trọng của một lời chào thăm và một nụ cười.
"Ngày nay sao hai quan có sắc mặt âu sầu vậy? Giô-sép hỏi quan thượng thiện và quan tửu chánh, và ông thực sự muốn biết. Giô-sép đã dành thì giờ để cho mượn cái lỗ tai thông cảm. Ông đã làm những gì ông có thể giúp đỡ. Sau cùng, Giô-sép không những đã giúp cho hai viên quan đó, mà còn cho bản thân ông và cả dân Israel nữa.
Hôm nay, hãy dành một chút thì giờ để trò chuyện với ai đó đang có cần. Hãy chia sẻ một nụ cười và cho mượn một cái lỗ tai – làm thế chẳng tốn kém chi hết. Đây cũng là sự tử tế; đây cũng là thì giờ được sử dụng đúng đắn. Và ai biết được? Đây có thể là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong mọi khoảnh khắc của chúng ta.