Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

NHÌN THẤY, GIỮ GÌN?


Nhìn Thấy; Giữ Gìn?

Nếu ngươi thấy bò hay là chiên của anh em mình bị lạc, thì chớ làm bộ chẳng thấy, phải dẫn nó về cho anh em mình. Ví bằng anh em ngươi không ở gần ngươi, và ngươi không quen biết người, thì phải dắt bò, chiên đó vào nhà ngươi, cho đến chừng anh em ngươi đến kiếm, bấy giờ, phải trả nó lại cho. Ngươi làm như vậy cho con lừa, áo xống hay là mọi vật chi của anh em ngươi mất, mà ngươi xí được; chớ làm bộ không thấy — Phục truyền luật lệ ký 22:1–3

Có câu chuyện kể về một vị thánh hiền lỗi lạc, ra-bi Chanina Ben Dosa, ông sống trong vùng Ga-li-lê khoảng hai ngàn năm trước. Ra-bi Chanina được biết đến vì sự thánh thiện và cũng vì sự nghèo khổ cùng cực của ông. Một ngày kia, có vị thương gia đang trên đường ra chợ, khi ông ta đặt giỏ gà xuống cạnh một căn nhà đổ nát rồi đi qua khu phố để tìm thêm một số thức ăn. Ông nầy tìm được thức ăn rồi, nhưng khi ấy ông ta không thể tìm được căn nhà mà ông ta đã để giỏ gà của mình. Đêm đó, vợ của ra-bi Chanina nghe thấy tiếng của mấy con gà rồi đưa chúng vào nhà mình.

Để làm cho câu chuyện dài ra ngắn, ra-bi Chanina và gia đình ông chăm sóc cho bầy gà, chờ đợi người chủ gà kia trở lại trong nhiều năm trời. Trong thời gian ấy, bầy gà đã cho nhiều trứng. Ra-bi Chanina không thể sử dụng số trứng đó, và ở đây toàn bộ sân nhà ông đầy những trứng ấy! Song ông không đụng đến chúng vì chúng không phải là của ông. Những quả trứng này nở ra nhiều gà hơn, và chẳng bao lâu đã có rất nhiều gà mà ra-bi Chanina phải bán chúng để đổi lấy bầy dê, rồi lại có nhiều dê hơn, cho đến khi ông có được một đàn dê thật là lớn.

Một ngày nọ, có người kia đi ngang qua nhà của ra-bi Chanina và nói: "Đúng là ngôi nhà ấy! Đấy là nơi mà tôi lạc mất bầy gà cách đây nhiều năm!" Ra-bi Chanina nghe thấy mấy lời đó, rồi mau mắn mở cửa. "Nếu ông là người đã để bầy gà ở đây, tôi muốn ông xem một thứ…". Và với bầy dê đó, ra-bi Chanina trao cho người kia một tài sản nhỏ, cả một bầy dê!

Câu chuyện này tượng trưng cho giá trị mà Do-thái giáo nhắm vào việc trả lại các thứ bị thất lạc. Giá trị ấy bắt nguồn từ phần đọc Kinh Thánh tuần này [Phục truyền luật lệ ký 21:10; Êsai 54:1-10], ở đây nói rằng nếu một người nhìn thấy bò hay chiên của người khác đi lạc, người ấy sẽ trả lại hoặc mang nó về nhà mình cho đến khi chủ sở hữu đến để xin lại nó. Câu ấy chép: Nếu ngươi thấy bò hay là chiên của anh em mình bị lạc, thì chớ làm bộ chẳng thấy…”. Chúng ta không được phép xây mặt đi khi chúng ta dẫm lên thứ gì đó bị thất lạc. Thay vì thế, chúng ta phải hành động ngay, để tìm chủ sở hữu món đồ đó.

Ra-bi Hillel xứ Elder đã từng được yêu cầu phải dạy cho ai đó toàn bộ Ngũ kinh trong khi bạn đồng nghiệp đứng trên một chân. Hillel đáp: "Điều chi bạn ghét, xin đừng làm việc ấy cho người lân cận mình . . . phần giải thích là phần còn lại". Vì vậy, khi chúng ta quan tâm đến các thứ bị thất lạc của người khác, giống như chúng ta hy vọng ai đó quan tâm đến chúng ta, làm thế y như là chúng ta đã chu toàn cả bộ Ngũ Kinh rồi đó!

Lần tới, bạn thấy một thứ bị thất lạc, hãy nghĩ tới ra-bi Chanina và đi thêm một dặm nữa (hoặc hơn thế nữa) để hồi lại đồ vật ấy trong tình trạng tốt cho người chủ của nó. Đây là một cơ hội vô giá để chu toàn Lời của Đức Chúa Trời.


Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

LÀM THEO ĐIỀU MÌNH GIẢNG DẠY


Làm Theo Điều Mình Giảng Dạy
Vừa khi tức vị, vua phải chiếu theo luật pháp nầy mà những thầy tế lễ về dòng Lê-vi giữ, chép một bản cho mình. Bản ấy phải ở bên vua trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy, và hết thảy điều răn nầy — Phục truyền luật lệ ký 17:18–19

Hơn 25 năm trước, Robert Fulghum đã viết một danh sách các bài học về đời sống đầy năng quyền và đặt tên cho quyển sách ấy là All I Really Need to Know I Learned in Kindergarten” [Mọi Điều Tôi Cần Phải Biết Trong Nhà Trẻ]. Mười sáu triệu bản sao sau đó, vẫn là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất và những mảng khuyên dạy được đọc nhiều nhất dành cho mọi người ở mọi thời đại. Những gì Fulghum tiếp thu được trong nhà trẻ bao gồm "tham dự vào mọi việc", "không đánh bạn ", "sắp đặt mọi thứ trở lại chỗ bạn tìm gặp chúng", và "hãy nói lấy làm tiếc khi bạn làm tổn thương ai đó".

Thật vậy, toàn bộ danh sách bao gồm các bài học vang dội sâu sắc với người lớn, y như chúng có với trẻ em. Hết thảy chúng ta có thể tiếp thu những bài học cơ bản nầy ở nhà trẻ, nhưng không nhất thiết là người lớn chúng ta đã làm chủ chúng đâu! Nếu chúng ta chỉ sống trong một thế giới mà từng người lớn lên chịu làm theo những việc mà chúng ta lo dạy dỗ cho con cháu mình phải làm theo!

Trong phần đọc Ngũ Kinh tuần này [Phục truyền luật lệ ký 16:18 – 21:9], chúng ta học biết về các điều luật liên quan đến một vị vua người Do-thái. Một trong những đòi hỏi, ấy là mỗi vị vua về mặt cá nhân phải viết một bản sao Ngũ Kinh cho bản thân mình, và người cần phải có Ngũ Kinh theo với mình mọi lúc mọi khi. Bất cứ đâu vua đi, luật pháp cùng đi với người. Bậc thánh hiền Do-thái hỏi: Tại sao cá nhân chịu trách nhiệm thực thi luật pháp cần phải có một bản sao của nó mọi lúc mọi khi chứ? Chắc chắn người đứng dạy luật phải nhận biết nó rõ hơn bất cứ ai khác.

Bậc thánh hiền giải thích rằng những người chịu trách nhiệm thi hành luật thường muốn bẻ cong luật để thuận cho mình. Một người chủ yếu có trách nhiệm như là ông chủ của mọi người khác là cũng dễ quên rằng ông ta cũng có một ông chủ nữa, gọi là Đức Chúa Trời! Đây là lý do tại sao nhà vua đặc biệt phải gắn bó với luật pháp và Lời của Đức Chúa Trời. Ông ta không nên quên rằng mình không cao hơn luật pháp hoặc bất cứ ai khác; thay vì thế, ông ta bị ràng buộc với luật pháp – thậm chí còn nhiều hơn ai khác nữa.

Trong khi chẳng có một vị vua Do-thái nào trong hàng ngàn năm, hết thảy chúng ta đều có thể tiếp thu một bài học quan trọng từ điều luật này. Bài học là phải làm theo điều chúng ta giảng dạy, trong vai trò làm cha mẹ, làm giáo viên, và là một xã hội. Chúng ta không sống cao hơn luật lệ của nhà trẻ! Như Fulghum đề xuất: "Hãy suy nghĩ một thế giới tốt đẹp hơn nếu hết thảy chúng ta đều có bánh quy và sữa vào khoảng 3 giờ mỗi chiều rồi nằm xuống với chiếc túi xách của mình để ngủ trưa. Hoặc nếu tất cả các chính phủ đều có một chính sách cơ bản để luôn đưa mọi thứ trở lại nơi họ tìm gặp chúng và dọn dẹp mớ hỗn độn của chính mình".

Những gì chúng ta dạy dỗ con em của mình trong nhà trẻ là công việc nêu gương làm người lớn của chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta không thể làm chủ được những bài học cơ bản nhất trong cuộc sống, làm sao chúng ta dám mong đợi con cái mình sống theo như vậy cho được?


Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

KHÔNG CHẤP NHẬN CỦA HỐI LỘ


Không Chấp Nhận Của Hối Lộ

Ngươi chớ làm dịch sự chánh trực, chớ thiên vị ai, cũng chẳng nên nhận của hối lộ; vì của hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan, và làm rối lời của người công bình — Phục truyền luật lệ ký 16:19

Có lẽ bạn đã tự hỏi làm thế nào một số những người khôn sáng nhất trong lịch sử lại có thể chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Đối với người tin Chúa, dường như là vô lý khi nghĩ rằng thế giới đã xảy ra do tình cờ và chẳng có ai đứng ở phía sau bức màn để bày ra sự việc đó. Cuộc sống chỉ đơn giản là quá kỳ diệu và ngoạn mục, phức tạp và khó hiểu, không thể là sản phẩm của cơ hội cho được!

Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng nghiên cứu thiên nhiên và khoa học là một cách để kinh nghiệm Đức Chúa Trời và nhìn biết thật sâu sắc rằng Ngài đang tồn tại. Tuy nhiên, Do-thái giáo vẫn cho rằng loại điều tra này là không cần thiết, mặc dù có giá trị đấy. Bậc thánh hiền chỉ ra một loại đức tin mà họ gọi là "đức tin đơn sơ". Giống như không có ai cho rằng một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp đã được tạo ra do sự xáo trộn ngẫu nhiên của mấy hộp sơn, không ai cho rằng một thế giới tuyệt vời như thế giới của chúng ta đã xảy ra là do tình cờ. Bạn không cần phải là một nhà học giả mới hiểu rằng có một sức mạnh toàn năng đã tạo ra thế giới của chúng ta. Bạn chỉ cần mở mắt ra thì thấy ngay. Thật đơn sơ.

Vậy tại sao có nhiều người khôn sáng lại chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời chứ?

Tôi đã từng nghe giai thoại này từ một bạn đồng nghiệp: Một vị giáo sư giỏi đã phát ra bài thuyết trình rất hay về Đức Chúa Trời và Kinh thánh cho một lớp trung niên nghe khi có người tham dự là giáo sư đại học, đã ngắt ngang. Ông ấy nói: "Tôi muốn ông thôi đừng nói nữa. Nếu ông tiếp tục, tôi sẽ phải thay đổi lối sống của tôi – và tôi thích lối sống của tôi!"

Bạn có câu trả lời rồi đấy. Tại sao một số người thông minh sáng láng cực kỳ lại không nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời chứ? Bởi vì họ không muốn thấy. Nếu họ đã nhìn thấy, họ sẽ phải thay đổi, và họ không muốn thay đổi.

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần này [Phục truyền luật lệ ký 16:18 – 21:9] chúng ta tìm hiểu các luật lệ liên quan đến các quan xét. Một trong những điều luật này nói rằng: "chẳng nên nhận của hối lộ…". Bậc thánh hiền giải thích rằng cấm lệnh này không chỉ dành cho các quan xét thôi đâu, mà còn cho mọi người nữa. Khi chúng ta tra xét đời sống của chúng ta – khi chúng ta đưa ra những quyết định về những gì chúng ta tin và cách thức chúng ta phải sống theo – chúng ta không chấp nhận "của hối lộ". Chúng ta không bị tác động bởi những tiện nghi và khoái lạc kết quả từ chỗ lựa chọn các cảm xúc an nhàn, thay vì chọn điều chi là đúng đắn. Nếu chúng ta quá gắn bó với những thứ vật chất và khoái lạc vật chất trong đời sống của chúng ta, mắt của chúng ta có thể bị mù quáng trước lẽ thật: "vì hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan. . .".

Nếu bạn đã từng có một quyết định phải đưa ra và không thể có câu trả lời rõ ràng, vô luận bạn khó suy nghĩ hay khó cầu nguyện về nó, có lẽ một "của hối lộ" có thể làm cho thị lực của bạn trở nên mù mờ. Hãy bỏ đi khoái lạc và tiện nghi mà mỗi quyết định nhắm tới, rồi sau đó tìm kiếm câu trả lời của bạn một lần nữa. Tôi sẵn sàng đặt cược là  bạn sẽ nhìn thấy một cách rõ nét hơn.