Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

CANH CHỪNG CÁI LƯỠI


Canh Chừng Cái Lưỡi

Chúng nó mài nhọn lưỡi mình như rắn, có nọc độc rắn hổ trong môi mình — Thi thiên 140:3

Sự bình tĩnh của Winston Churchill là huyền thoại, đặc biệt khi đối mặt với sự phản đối. Một câu chuyện kể về ông đã xảy ra trong năm cuối của chức vụ. Thủ tướng Churchill đến ngồi tại một buổi lễ chính thức của chính phủ khi ông nghe thấy hai người ngồi hàng ghế sau ông thì thầm: "Đó là Winston Churchill". "Họ nói ông già yếu rồi". "Họ nói ông nên lùi sang một bên rồi để sự điều hành đất nước lại cho hạng người năng động và có năng lực hơn". Khi kết thúc buổi lễ, Churchill quay lại với hai người kia rồi nói: "Chào quí ông, họ cũng nói ông ta điếc nữa đấy!"

Bằng cách dí dỏm của mình, Thủ tướng Churchill đã dạy cho hai người nầy biết rằng không phải mọi sự họ đã nghe đều là sự thật đâu. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng chứng tỏ rằng hầu hết ai nấy đều tin vào mọi điều mà họ đã nghe, dù có là sự thật hay không!

Nói xấu, lashon hara theo tiếng Hy-bá-lai, bị coi là rất nghiêm túc trong Kinh Thánh. Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng khi người ta ngồi lê đôi mách, họ vi phạm không ít hơn 31 điều răn trong Kinh thánh. Điều răn kinh điển nhất chống lại việc nói xấu có thể được thấy trong Lê-vi ký 19:16: "Chớ buông lời phao vu trong dân sự mình, chớ lập mưu kế nghịch sự sống của kẻ lân cận mình: Ta là Đức Giê-hô-va". Trong các thời kỳ Kinh thánh, nói xấu bị xem là trầm trọng, nó gặp phải sự trừng phạt khắc nghiệt mà thường do bệnh phung gây ra, và bao gồm một tuần cô lập.

Tại sao nói xấu bị xử khắc nghiệt như vậy chứ?

Câu trả lời có thể tìm thấy trong Thi Thiên 140, hoàn toàn nói tới việc là một nạn nhân của sự nói xấu. Trong đó, tác giả Thi thiên cầu thay xin sự bảo hộ thiêng liêng khỏi những kẻ làm ác, họ mài nhọn lưỡi mình như rắn, có nọc độc rắn hổ trong môi mình (câu 3). Tác giả Thi thiên kêu gọi những kẻ chuyên nói xấu là "bạo hành""gian ác". Ông mô tả lời lẽ xấu xa của họ giống như cái bẫy rập để bắt lấy ông.

Không giống như giai điệu thời thơ ấu: "gậy và đá có thể làm gãy xương tôi, song gán ghép sẽ không bao giờ làm tổn thương tôi", tác giả thi thiên không coi lời lẽ gây tổn thương là vô hại. Giống như bất kỳ nạn nhân nào của sự nói xấu hay bắt nạt nào có thể chứng thực, lời lẽ có thể gây tổn hại giống như cái bẫy rập và độc hại như nọc độc. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tránh chúng bằng mọi giá. Giống như chúng ta phải cảnh giác với một khẩu súng đã nạp đạn, chúng ta phải canh chừng môi miệng của chúng ta, chúng cũng mạnh mẽ dường ấy.

Tin tức tốt lành, ấy là bậc thánh hiền cũng dạy rằng người nào cầm giữ không thốt ra lời nói xấu hoặc vu khống kiếm được một phần thưởng thuộc linh vượt quá sự hiểu biết. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta hai cánh cửa – răng và môi của chúng ta – để giúp chúng ta canh chừng cái lưỡi của chúng ta và sử dụng chúng sao cho thích ứng. Mới đây, tôi có thấy cái mẹo hữu ích này: SUY NGHĨ trước khi bạn nói: Hãy hỏi: điều đó có thật hay không? Việc ấy có ích không? Nó có được cảm thúc không? Có cần thiết không? Có đáng không? Nếu câu trả lời là “no” cho bất kỳ câu nào trên đây, hãy khép cửa lại rồi khoá cho chặt đi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét