Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

BÁM LẤY BÀU TRỜI


Bám Lấy Bầu Trời

Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất — Sáng thế ký 11:4

Bậc thánh hiền Do-thái đưa ra lời bình thú vị về số phận của Tháp Ba-bên, là chỗ mà chúng ta đọc trong tuần này [Sáng thế ký 6:9 – 11:32; Êsai 54:1 – 55:5]. Họ giải thích: "Một phần ba tháp đã bị đốt cháy, một phần ba bị chôn vùi, và một phần ba vẫn đứng."

Tất nhiên, nhận xét này có ý nghĩa mang tính dạy dỗ và sâu sắc, chứ không phải theo nghĩa đen. Đây là ý nghĩa của nó: người nào đứng xây tháp có ba động lực khác nhau. Thứ nhất, ấy là bằng cách xây dựng cái tháp khổng lồ, người ta có thể dấy chiến tranh lên chống lại Đức Chúa Trời mà họ tìm cách được tự do khỏi Ngài. Hạng người này muốn sự thống trị trên thiên đàng và trên đất. Lý thuyết, ấy là một khi tháp đã đủ cao, nhân loại sẽ chinh phục được Đức Chúa Trời.

Hôm nay, ý tưởng này có vẻ lố bịch. Không một ai thực sự nghĩ rằng họ có thể lên trời, rồi một mình đứng chinh phục Đức Chúa Trời. Đây là những gì bậc thánh hiền muốn khi họ nói: "một phần ba bị đốt cháy". Ý tưởng không còn tồn tại nữa.

Động lực thứ hai cho việc xây dựng tháp, ấy là nó sẽ phục vụ như là đài tưởng niệm cho những người đã chết trong Nạn Lụt. Đài tưởng niệm cao chót vót này sẽ đóng vai trò là điểm tập hợp cho người ta hầu cho họ có thể đoàn kết mãi mãi. Trong khi ý tưởng này vẫn tồn tại ngày nay, như được thấy trong việc thành lập các tổ chức như Liên hợp quốc, nó vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong thực tế. Thế giới của chúng ta quá chia rẽ không thể đến với nhau quanh bất kỳ một lý tưởng nào cả. Đây là những gì bậc thành hiền muốn nói bởi "một phần ba bị chôn vùi". Ý tưởng tồn tại, nhưng các di tích đã bị chôn sâu ở dưới thực tại thế giới của chúng ta ngày nay.

Động lực thứ ba nằm ở đằng sau việc xây dựng tòa tháp, ấy là nó sẽ "bám lấy bầu trời" nếu Đức Chúa Trời quên lời hứa của Ngài và gây ra một trận lụt khác nữa. Người ta lý luận rằng Đức Chúa Trời có thể mang lại một trận mưa u ám khác giống như trận mưa đã quét sạch nền văn minh trong thời của Nôê. Vì vậy, họ đã quyết định kiến thiết mọi "hỗ trợ" cho bầu trời. Nguyên tắc cơ bản nằm đằng sau kế hoạch này, ấy là con người có thể khôn ngoan hơn Đức Chúa Trời. Đây là ý tưởng mà chúng ta có thể kiểm soát đời sống của chúng ta vượt quá những gì Đức Chúa Trời có thể quyết định. Đó là niềm tin cho rằng chúng ta có thể bỏ tiền ra, chế tạo các loại vũ khí lớn, hoặc thuê các bác sĩ giỏi nhất, hầu cho chúng ta không lệ thuộc vào Đức Chúa Trời.

Ý tưởng sau cùng này vẫn sống còn và mạnh giỏi hôm nay. "Một phần ba của tháp" nầy vẫn đứng vững, và mỗi một người chúng ta đều phải nhắm phá hủy nó. Đức Chúa Trời là Vua và là Đấng cai trị của chúng ta. Chúng ta chỉ nương cậy vào Ngài, và nếu như bầu trời có sụp xuống, thì chỉ có Ngài mới có thể cứu chúng ta. Thay vì xây dựng một toà tháp, chúng ta hãy lo xây dựng nhân cách của chúng ta. Thay vì bám lấy bầu trời, chúng ta nên giữ mình đứng thẳng lên sao cho thật ngay thẳng, lấy Đức Chúa Trời làm trung tâm và sống công nghĩa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét