Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

NGÀY LỄ, MẶC ÁO MỚI


Ngày Lễ, Mặc Áo Mới

Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi — Lêvi ký 16:29

Yom Kippur là ngày lễ để mặc lấy áo mới. Khi Kinh Thánh dạy: "ngươi phải chối bỏ mình", Kinh Thánh nói tới 5 sự "chối bỏ" theo cách riêng tư. Theo truyền khẩu Do-thái, trong lễ Yom Kippur, chúng ta không ăn hoặc uống, không tắm rửa thân thể, không làm đẹp bản thân với các loại kem và mỹ phẩm, không quan hệ vợ chồng, hoặc mang giày da. Nói cách khác, chúng ta tránh bất cứ việc gì đặc biệt theo phần xác. Khi chúng ta đứng trong nhà hội chẳng có gì khác trừ ra những việc làm ở sau lưng chúng ta và Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng ta, chờ đợi sự xét đoán cho năm hầu đến, chúng ta đang sống vì sự phán xét sau cùng của chúng ta. Thực vậy, Yom Kippur là ngày lễ mặc áo mới để đón chờ sự chết.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, Ngài đã phán cùng một việc trong từng ngày Sáng Tạo: "Điều đó là tốt lành" (Sáng thế ký 1). Có một ngoại lệ cho qui tắc ấy. Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời phán: "thật rất tốt lành" (Sáng thế ký 1:31). Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng đang khi "điều đó là tốt lành", câu nầy đề cập đến khả năng sống mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, "thật rất tốt lành" là khả năng cho sự chết. Điều chi là "thật rất tốt lành" về sự chết chứ?

Steve Jobs, nhà sáng lập nổi tiếng hảng Apple đã qua đời ở tuổi 56 do bị ung thư, ông từng nói: "Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để đi đến đó. Tuy nhiên, sự chết là điểm hẹn mà hết thảy chúng ta phải tới đến . . . Và như nó vốn là thế, vì sự chết rất có thể là phát minh duy nhất tốt nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi của Sự Sống. Nó xóa bỏ cái cũ để dọn đường cho cái mới".

Với sự nhìn biết chúng ta sẽ chết, điều đó ảnh hưởng cách chúng ta sống.

Nhằm lễ Yom Kippur, theo truyền thống nam giới thường đeo một kittel, một áo lót bằng cải liệm  – cùng loại áo phải liệm cho họ lúc họ qua đời. Đây không phải là một thái độ chán chường hay buồn rầu. Thay vì thế, nó làm cho chúng ta quen với "tác nhân thay đổi của Sự Sống". Nó khuyến khích chúng ta từ bỏ những thói quen cũ để ưu ái hơn cho một số lựa chọn sống tin kính hơn, mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn.

Tôi chưa bao giờ quên bài tập dễ dàng, song rất hiệu quả mà lần đầu tiên tôi thấy có trong quyển 7 Thói Quen Của Hạng Người Có Hiệu Quả Cao (Seven Habits of Highly Effective People) của Stephen Covey. Với cái nhìn đơn sơ, hoàn hảo về Các Ngày Lễ Thánh, người ta [nam hay nữ] tưởng đến đám tang của mình. Chúng ta nghĩ đến các bài tán dương có thể được đưa ra. Những thành viên trong gia đình của chúng ta sẽ nói gì? Các đồng nghiệp của chúng ta sẽ nói gì? Còn bạn bè của chúng ta thì sao? Vị lãnh đạo thuộc linh của chúng ta thì sao? Sau khi mường tượng những gì hạng người đáng kể này từ tất cả các lãnh vực trong cuộc sống sẽ nói về chúng ta, thắc mắc quan trọng nhất tới đến: Chúng ta muốn họ nói điều gì chứ?

Với sự nhìn biết mình muốn được ghi nhớ như thế nào, điều đó dạy cho chúng ta cách thức chúng ta sẽ sinh sống. Trong việc buộc chúng ta phải đối mặt với cứu cánh không thể tránh khỏi trong cuộc sống, Yom Kippur thúc đẩy chúng ta phải làm việc gì đó tốt nhất trong thời gian mà chúng ta đang có. Thực vậy, và đó là điều "thật rất tốt lành".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét