Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

TỬ TẾ LÀ CHÌA KHOÁ


Tử Tế Là Chìa Khoá

Trong cơn nóng giận, ta ẩn mặt với ngươi một lúc, nhưng vì lòng nhân từ vô cùng, ta sẽ thương đến ngươi, Đấng Cứu chuộc ngươi là Đức Giê-hô-va phán vậy. Điều đó cũng như nước lụt về đời Nô-ê, như khi ta thề rằng nước lụt của Nô-ê sẽ không tràn ra trên đất nữa; thì ta cũng thề rằng ta sẽ không giận ngươi nữa, và cũng không trách phạt ngươi. Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhân từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi, lời giao ước bình an của ta chẳng chuyển, Đức Giê-hô-va, là Đấng thương xót ngươi, phán vậy — Êsai 54:8-10

Vào một buổi sáng trời nắng tháng Tám ở Florida, có ý tưởng nơi người phụ nữ kia. Khi cô lái xe đến quán cà phê Starbucks ở địa phương của cô, người phụ nữ quyết định rằng cô sẽ trả tiền cho thức uống của mình và cho hoá đơn của của người đứng sau cô. Thế là bắt đầu một chuỗi mười giờ đồng hồ trả tiền với hơn 450 khách hàng quen thuộc đứng trước trả tiền cho thức uống của người đứng sau.

Điều này có vẻ như chẳng có gì hơn là một câu chuyện ấm lòng tốt đẹp, nhưng đối với tôi, nó còn nhiều hơn thế nữa. Sự tử tế, với nhiều dáng dấp và kích cỡ đa dạng ngày càng xuất hiện trong nền văn hoá của chúng ta khi mọi người bắt đầu nhận ra rằng họ đạt được nhiều thứ khi họ ban cho hơn là chỉ nhắm vào việc nhận lãnh. Và ý tưởng nầy — ban cho có thể thoả mãn hơn là nhận lãnh — là chìa khóa để làm thay đổi thế giới.

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 6:9 – 11:32; Êsai 54:1 – 55:5], chúng ta tìm hiểu về kỷ nguyên Đấng Mêsi từ tiên tri Êsai. Trong chương 54 sách Êsai, một sự nối kết đã được thực hiện giữa nạn lụt thời Nô-ê và sự cứu chuộc hầu đến. Đức Chúa Trời phán cùng dân sự rằng: ta thề rằng nước lụt của Nô-ê sẽ không tràn ra trên đất nữa; thì ta cũng thề rằng ta sẽ không giận ngươi nữa, và cũng không trách phạt ngươi". Đức Chúa Trời đã phán rằng một khi Israel trở lại Đất Hứa vào lúc bắt đầu thời kỳ Đấng Mêsi, họ sẽ không bao giờ bị quăng ra nữa. Đâu là sự kết nối giữa phần bắt đầu thời kỳ Đấng Mêsi và "thời của Nôê"?

Thời kỳ tiền-nạn lụt mà Nô-ê sống trong đó là thời kỳ tự hủy diệt của con người. Thế giới đã đổi hướng nhắm vào cướp bóc và trộm cắp như là một tiêu chí. Người ta chỉ nhắm vào các nhu cầu riêng của họ và ích kỷ. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời phải tiêu diệt họ rồi khởi sự lại. Tuy nhiên, trên chiếc tàu, Nô-ê và gia đình ông đã có cách tiếp cận ngược lại. Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng Sem, con trai của Nôê, ​​đã từng nhận xét rằng ông không bao giờ ngủ gật trong suốt thời gian trên chiếc tàu vì ông quá bận rộn (như mọi người khác trong gia đình ông) lo chăm sóc tất cả mọi tạo vật của Đức Chúa Trời.

Ở đó, trên chiếc tàu của Nô-ê, văn hoá là sự tử tế. Bậc thánh hiền nói đó là công trạng đã cứu vớt Nô-ê và gia đình của ông. Nó cũng là sức mạnh ở đằng sau lời hứa của Đức Chúa Trời không bao giờ hủy diệt thế gian một lần nữa. Giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: "Giống như Nô-ê đã tử tế một cách vô điều kiện, ta cũng sẽ đối xử với thế gian với tình yêu không phai và sự tử tế đời đời".

Giống như sự tử tế đã mang lại một kỷ nguyên mới trong thời của Nôê, ​​cũng một thể ấy, nó sẽ mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên tốt đẹp hơn ngày nay. Chúng ta hãy tạo ra một văn hoá tử tế, ở đó là chỗ mà những hành động quảng đại và thương xót dầm thấm thời buổi của chúng ta. Những hành động tử tế nho nhỏ này là sức mạnh sẽ làm thay đổi thế giới. Bạn góp phần làm thay đổi “thế giới” của mình như thế nào hôm nay?



Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

KHÔNG MỘT CHỖ NÀO ĐỂ CHẠY


Không Một Chỗ Nào Để Chạy

Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi nằm dưới âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó — Thi thiên 139:7‑8

Trong quyển sách thiếu nhi xưa có đề tựa là The Runaway Bunny, Margaret Wise Brown thêu dệt một câu chuyện rất hay nói tới một chú thỏ nhỏ, nó muốn trốn khỏi mẹ nó. Nhưng nó không thể. Mỗi kế hoạch trốn đi mà nó toan tính, mẹ nó hứa sẽ moi ra. Con thỏ muốn trở thành con cá để nó có thể bơi đi, nhưng mẹ nó hứa bà sẽ trở thành một ngư phủ hầu cho có thể bắt được nó. Con thỏ gợi ý trở thành một con chim để nó có thể bay đi, nhưng mẹ nó ấy khẳng định bà sẽ trở thành cái cây mà nó bay tới đậu.

Sau nhiều đề nghị thất bại, chú thỏ cuối cùng quyết định rằng nó sẽ là một cậu bé để nó có thể trốn đi, nhưng mẹ nó mau mắn nói rằng bà sẽ trở thành mẹ của nó "hầu cho ta có thể dùng hai cánh tay bắt lấy và ôm lấy con”. Chú thỏ nói: "Chà! Thế thì con nên ở lại nơi con đang ở và là thỏ con của mẹ".

Quyển sách rất hay này nắm bắt được mối quan hệ kép giữa cha mẹ và con cái. Một mặt, con cái thường muốn trốn khỏi cha mẹ vì cớ xung đột và sự hiểu biết hạn chế của chúng về các luật lệ của bậc làm cha làm mẹ. Quyển sách cũng mô tả mặt kia của phương trình: tình yêu không dời đổi của cha mẹ dành cho đứa con, một món quà vô giá và không thể ví sánh được. Trong khi con cái sẽ tìm cách thoát khỏi các luật lệ và kỷ luật của cha mẹ, thì sự hiện diện của cha mẹ cung ứng cho con cái nền tảng nhờ đó thành công và độc lập trong cuộc sống.

Hàng ngàn năm trước, mối quan hệ này đã được mô tả rất hay trong Thi Thiên 139. Tuy nhiên, thay vì nói về con thỏ hay con cái, Thi thiên ấy nói tới mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng. Giống như chú thỏ nhỏ kia không thể trốn thoát khỏi mẹ mình, chúng ta không thể trốn thoát khỏi Đức Chúa Trời được. Như tác giả Thi thiên đã viết: "Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?"

Trả lời cho câu hỏi này có thể là khó chịu lắm. Đức Chúa Trời luôn luôn quan sát những gì chúng ta đang làm – cả tốt và xấu. Không có nơi nào để chạy đâu, không có chỗ nào để trốn đâu. Tuy nhiên, sự toàn tri của Đức Chúa Trời cũng rất là yên ủi. Trong thế giới cô độc này, chúng ta không bao giờ cô đơn. "Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi nằm dưới âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó.

Giống như chú thỏ nhỏ kia cuối cùng đã nhận ra, chúng ta cũng có thể thôi không chạy nữa. Không có cách nào để chạy khỏi Đức Chúa Trời đâu; bất cứ đâu chúng ta đến, Ngài sẽ hiện diện ở đó. Và đấy là một việc rất tốt: "Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi" (câu 10). Bất cứ nơi nào chúng ta có thể đến trong cuộc sống nầy, chúng ta ở với Đức Chúa Trời, dưới sự quan phòng bảo hộ của Ngài. Thực vậy, không có một chỗ nào khác cho tôi muốn trốn đến đó được đâu. Còn bạn thì sao?


Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

TRỞ NÊN MỘT NGUỒN PHƯỚC


Trở Nên Một Nguồn Phước

Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước — Sáng thế ký 12:2

Hết thảy chúng ta đều mong muốn ơn phước của Đức Chúa Trời. Ơn phước của dòng thầy tế lễ, từng được đọc trong Đền Thánh và vẫn được đọc trong các nhà hội hôm nay, đọc như sau: "Cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi, và làm ơn cho ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi!" (dựa trên Dân số ký 6:24-26). Tuy nhiên, có một cái gì đó thậm chí còn lớn hơn là được chúc phước cho nữa – và ấy là: trở nên một nguồn phước.

Trong phần đọc Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 12:1 – 17:27; Êsai 40:27 – 41:16], Đức Chúa Trời chúc phước cho Ápraham như sau: Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, …”. Áp-ra-ham sẽ được phước, nổi tiếng, là cha của một dân lớn. Tuy nhiên, câu kết luận với phần tốt nhất trong mọi sự: "…và ngươi sẽ thành một nguồn phước.

Trong khi hầu hết mọi người trải qua cuộc sống, họ thắc mắc: làm sao họ có thể được phước, thắc mắc mà chúng ta nên đưa ra là: "Làm sao tôi có thể trở nên một nguồn phước cho người khác?" Đây là lý do tại sao: Khi chúng ta chúc phước cho tha nhân, điều đó có nghĩa là chúng ta có rất nhiều ơn phước trong chính đời sống của chúng ta đến nỗi chúng ta có thể chia sẻ với người khác; chúng ta có thể cho mượn và không vay. Khi chúng ta chúc phước cho người khác, chúng ta nhận được một niềm vui mà trớ trêu thậm chí còn lớn hơn khi chúng ta còn là người nhận lãnh ơn phước từ nhiều người khác. Đáng kể nhất, khi chúng ta chúc phước cho người khác, chúng ta làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, và đổi lại Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta dư dật hơn. Chúng ta nên bắt đầu mỗi ngày với thắc mắc làm sao chúng ta trở thành một nguồn phước hôm nay!?!

Mới đây tôi đã xem qua ba truyện ngắn mói về việc trở thành một nguồn phước cho người khác. Trong câu chuyện thứ nhứt, một người nữ nhớ lại việc tìm kiếm một câu nói hay đặt trên cửa trước của mình, rằng: "Đừng lo lắng; bạn được dựng nên cách đáng sợ, tuy không hoàn hảo". Người nữ này đang trải qua một thời gian khó khăn, và mấy lời này đúng là những gì cô ấy cần. Nhiều năm sau, cô "đưa nó ra phía trước" bằng cách đặt câu nói khích lệ ấy trên cửa của nhiều người khác.

Trong câu chuyện thứ hai, một người kia nhập viện với người vợ ốm yếu của mình khi người đứng xếp hàng trước ông ta đã trả tiền cho bữa ăn của ông ta. Khi ông ta hỏi người phụ nữ tại sao cô ấy đã làm điều đó, người phụ nữ đáp rằng cô ấy muốn khiến cho ngày đầu tiên của ông được dễ dàng hơn. Câu nói ấy cung ứng cho ông ta sức mạnh có cần để vượt qua cả ngày. Trong câu chuyện thứ ba, một phụ nữ kia đã quyết định nặc danh gửi cho những người hàng xóm mới của mình một bữa trưa với pizza với ao ước họ có một ngày thật tốt đẹp.

Điều gây ấn tượng cho tôi về ba câu chuyện này là cách trở thành một nguồn phước thật dễ dàng làm sao ấy – và sự ban thưởng của nó cũng vậy.

Hôm nay bạn có thể là một nguồn phước cho nhiều người khác như thế nào? Hành động tử tế nhỏ bé nào có thể làm ngày của ai đó ra sáng sủa? Khi bạn tập trung vào sự chúc phước cho người khác, Đức Chúa Trời sẽ tập trung vào việc chúc phước cho bạn.