Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

NGÀY LỄ, MẶC ÁO MỚI


Ngày Lễ, Mặc Áo Mới

Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi — Lêvi ký 16:29

Yom Kippur là ngày lễ để mặc lấy áo mới. Khi Kinh Thánh dạy: "ngươi phải chối bỏ mình", Kinh Thánh nói tới 5 sự "chối bỏ" theo cách riêng tư. Theo truyền khẩu Do-thái, trong lễ Yom Kippur, chúng ta không ăn hoặc uống, không tắm rửa thân thể, không làm đẹp bản thân với các loại kem và mỹ phẩm, không quan hệ vợ chồng, hoặc mang giày da. Nói cách khác, chúng ta tránh bất cứ việc gì đặc biệt theo phần xác. Khi chúng ta đứng trong nhà hội chẳng có gì khác trừ ra những việc làm ở sau lưng chúng ta và Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng ta, chờ đợi sự xét đoán cho năm hầu đến, chúng ta đang sống vì sự phán xét sau cùng của chúng ta. Thực vậy, Yom Kippur là ngày lễ mặc áo mới để đón chờ sự chết.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, Ngài đã phán cùng một việc trong từng ngày Sáng Tạo: "Điều đó là tốt lành" (Sáng thế ký 1). Có một ngoại lệ cho qui tắc ấy. Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời phán: "thật rất tốt lành" (Sáng thế ký 1:31). Bậc thánh hiền Do-thái dạy rằng đang khi "điều đó là tốt lành", câu nầy đề cập đến khả năng sống mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, "thật rất tốt lành" là khả năng cho sự chết. Điều chi là "thật rất tốt lành" về sự chết chứ?

Steve Jobs, nhà sáng lập nổi tiếng hảng Apple đã qua đời ở tuổi 56 do bị ung thư, ông từng nói: "Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để đi đến đó. Tuy nhiên, sự chết là điểm hẹn mà hết thảy chúng ta phải tới đến . . . Và như nó vốn là thế, vì sự chết rất có thể là phát minh duy nhất tốt nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi của Sự Sống. Nó xóa bỏ cái cũ để dọn đường cho cái mới".

Với sự nhìn biết chúng ta sẽ chết, điều đó ảnh hưởng cách chúng ta sống.

Nhằm lễ Yom Kippur, theo truyền thống nam giới thường đeo một kittel, một áo lót bằng cải liệm  – cùng loại áo phải liệm cho họ lúc họ qua đời. Đây không phải là một thái độ chán chường hay buồn rầu. Thay vì thế, nó làm cho chúng ta quen với "tác nhân thay đổi của Sự Sống". Nó khuyến khích chúng ta từ bỏ những thói quen cũ để ưu ái hơn cho một số lựa chọn sống tin kính hơn, mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn.

Tôi chưa bao giờ quên bài tập dễ dàng, song rất hiệu quả mà lần đầu tiên tôi thấy có trong quyển 7 Thói Quen Của Hạng Người Có Hiệu Quả Cao (Seven Habits of Highly Effective People) của Stephen Covey. Với cái nhìn đơn sơ, hoàn hảo về Các Ngày Lễ Thánh, người ta [nam hay nữ] tưởng đến đám tang của mình. Chúng ta nghĩ đến các bài tán dương có thể được đưa ra. Những thành viên trong gia đình của chúng ta sẽ nói gì? Các đồng nghiệp của chúng ta sẽ nói gì? Còn bạn bè của chúng ta thì sao? Vị lãnh đạo thuộc linh của chúng ta thì sao? Sau khi mường tượng những gì hạng người đáng kể này từ tất cả các lãnh vực trong cuộc sống sẽ nói về chúng ta, thắc mắc quan trọng nhất tới đến: Chúng ta muốn họ nói điều gì chứ?

Với sự nhìn biết mình muốn được ghi nhớ như thế nào, điều đó dạy cho chúng ta cách thức chúng ta sẽ sinh sống. Trong việc buộc chúng ta phải đối mặt với cứu cánh không thể tránh khỏi trong cuộc sống, Yom Kippur thúc đẩy chúng ta phải làm việc gì đó tốt nhất trong thời gian mà chúng ta đang có. Thực vậy, và đó là điều "thật rất tốt lành".



Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

DỪNG LẠI, THẢ LỎNG, VÀ XOAY SỞ


Dừng Lại, Thả Lỏng, Và Xoay Sở

thì phải dẫn nàng về nhà mình. Nàng sẽ cạo đầu mình, cắt móng tay; lột áo tù, và ở trong nhà ngươi khóc cha mẹ mình trong một tháng; kế ấy, ngươi sẽ đến cùng nàng, làm chồng nàng, và nàng sẽ làm vợ ngươi — Phục truyền luật lệ ký 21:12–13

Phần đọc Ngũ Kinh tuần này [Phục truyền luật lệ ký 21:10 – 25:19; Êsai 54:1-10] mở ra với một trong những điều răn khó hiểu nhất trong Kinh Thánh. Nếu một người Do-thái đang lâm chiến và gặp một người nữ xinh đẹp, anh ta không được phép cưỡng bức cô ta (buộc phải như thế). Thay vì thế, anh ta sẽ đưa cô ta về nhà, cạo đầu, đợi 30 ngày, và khi ấy anh ta mới được phép lấy cô ta làm vợ. Hừm? Sao lại phải như thế chứ?

Bậc thánh hiền Do-thái giải thích rằng trong bối cảnh này, người lính Israel hầu như không bắt người nữ tù binh phải làm vợ mình vào thời điểm cuối 30 ngày. Thực vậy, khi Kinh Thánh chép: "Nếu ngày sau ngươi không ưa nàng nữa, nàng muốn đi đâu, thì phải cho nàng đi mặc ý…" (câu 14) nguyên câu Hy-bá-lai được dịch là "khi ngươi không khoái nàng nữa…" – với thì quá khứ. Sở dĩ như thế là vì người lính không hề thực sự khoái với người nữ đó. Anh ta đang ở giữa trận chiến, adrenalin tăng lên, tình cảm tuôn tràn, và anh ta gặp một người nữ xinh đẹp. Anh ta thích cánh cô ta nhìn, chớ không phải cô ta là ai!?! Sau 30 ngày với người nữ tù binh nầy ở trong nhà mình, người lính sẽ có một sự sáng sủa hơn. Anh ấy sẽ nhìn thấy thực sự không phải là tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên và sẽ phóng thích cô ta.

Bậc thánh hiền dạy rằng giao thức chiến tranh thú vị này thực sự có nhiều việc phải làm với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nguyên tắc của điều răn này, ấy là đánh trận với tình cảm cách tốt nhất là với thời gian. Khi chúng ta tìm cách đối đầu trực tiếp với tình cảm và cảm xúc của chúng ta khi chúng đang ở đỉnh cao, chúng ta có nhiều khả năng bị thua thiệt. Nhưng nếu chúng ta chờ đợi nó lộ ra cho đến khi mọi thứ lắng xuống, chúng ta sẽ đánh trận ở chỗ nhiều phẳng lặng hơn.

Vậy, quy tắc này áp dụng ở chỗ nào trong cuộc sống của chúng ta? Câu trả lời là ở khắp mọi nơi! Tôi muốn gọi quy tắc ấy là "dừng lại, thả lỏng và xoay sở". Bất cứ khi nào có lửa nguy hiểm – giận dữ, khao khát, hoặc cảm xúc say đắm – hãy dừng lại việc bạn đang làm, thả lỏng vấn đề trong một thời gian ngắn rồi xoay sở với cuộc sống của mình. Bạn có thể xem lại sự việc sau đó với thứ đầu óc trong sáng hơn.

Có bao nhiêu mối quan hệ cần được cứu nếu một cuộc trò chuyện bị tắt ngúm đi trong một hay hai ngày. Chúng ta sẽ có bao nhiêu hối tiếc nếu chúng ta dành thời gian để lắng xuống khi mọi thứ hực nóng lên? Giận dữ chăng? Hãy thử viết một bức thư cho người mà bạn đang cưu giận. Đừng gửi đi, nhưng hãy xem lại bức thư ấy ngày hôm sau. Bị cám dỗ phải ăn món gì đó là xấu đối với bạn? Hãy đi dạo, dùng chút nước, rồi khi ấy hãy suy nghĩ về những gì bạn thực sự có cần vào lúc ấy.

Đức Chúa Trời chỉ cung ứng cho chúng ta những thách thức để chúng ta có thể thắng hơn – đôi khi chúng ta chỉ cần san phẳng bãi chiến trường.


Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

TỪ BÊN TRONG


Từ Bên Trong

Nó chẳng phải ở trên trời, để ngươi nói rằng: Ai sẽ lên trời đem nó xuống cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển, để ngươi nói rằng: Ai sẽ đi qua bên kia biển, đem nó về cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Vì lời nầy rất gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi, để ngươi làm theo nó — Phục truyền luật lệ ký 30:12–14

Phần Ngũ Kinh mà chúng ta đọc trong tuần này [Phục truyền luật lệ ký 29:9 – 30:20; Êsai 61:10 – 63:9], Nitzavim [đứng], luôn được được đọc gần Những Ngày Lễ Lớn, bắt đầu với Rosh Hashanah, Năm Mới của người Do Thái. Trong phần đó, chúng ta đọc một trong những câu Kinh Thánh đẹp nhất và đầy cảm hứng. Đức Chúa Trời báo cho chúng ta biết rằng việc chu tất các điều răn của Ngài và sống một cuộc sống thánh khiết không nằm ngoài tầm tay của chúng ta: Nó chẳng phải ở trên trời, … Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển … Vì lời nầy rất gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi, để ngươi làm theo nó”.

Những lời thích ứng thể ấy bắt đầu năm mới của người Do-thái! Khi chúng ta đưa ra giải pháp mới và tự hỏi chúng ta có thể giữ được chúng hay không, Kinh Thánh cung ứng những lời lẽ đầy khích lệ đó.

Có một câu chuyện kể về một cây táo nhỏ trong khu rừng sồi. Mỗi đêm, cây táo nhỏ ngước nhìn lên cây sồi to lớn hùng vĩ  và nhìn thấy những ngôi sao rực rỡ đang chiếu sáng qua các cành lá của chúng. Từ điểm thuận lợi của cây táo, sự thể cho thấy các ngôi sao đang thực sự treo trên các nhánh cây sồi. Cây táo lấy làm lạ rồi nó quay sang Đức Chúa Trời và cũng xin các ngôi sao treo trên nhánh của mình nữa. Đức Chúa Trời đáp: "Hãy kiên nhẫn".

Mỗi đêm cây táo ngạc nhiên trước những vì sao, và từng ngày qua đi mà không có những ngôi sao cho riêng mình, nó dám chắc rằng các vì sao chỉ đơn giản là nằm noài tầm với của nó. Ban đêm, nó nài xin: "lạy Chúa, làm ơn đi. Xin cũng hãy cho tôi những ngôi sao nữa!" Và thường thì đây là lời đáp của Đức Chúa Trời: "Hãy kiên nhẫn, hỡi con cái bé nhỏ của ta".

Một đêm kia, cây táo nhỏ đặc biệt quẫn trí: "Tôi có được những ngôi sao này không? Có phải chúng nằm trong tầm với của tôi không?" Ngay khi nó bắt đầu tuyệt vọng và tin rằng các ngôi sao ở quá tầm tay của nó, Đức Chúa Trời sai cho một trận gió lớn thổi đến. Gió khiến một quả táo vừa mới được hình thành từ những cành nhỏ rồi nó rụng xuống ngay dưới chân nó. Khi quả táo rơi, nó vỡ ra làm hai, và kìa và nầy, có một "ngôi sao" ở bên trong. Các ngôi sao cũng đã được treo từ các nhánh của cây táo nhỏ!

Các tác giả của câu chuyện khá quyến rũ nầy đã lợi dụng sự thực là khi chúng ta cắt một quả táo theo chiều ngang, quả thực, ta có thể được hình ảnh của một ngôi sao. Nó đóng vai trò như một phép loại suy quan trọng cho những gì Kinh Thánh đã nói với chúng ta trong hàng ngàn năm. Thiên đàng không nằm ở xa chúng ta ở một chỗ nào đó ngoài tầm với của chúng ta. Sự thánh khiết, sự tin kính, và tình trạng thuộc linh hết thảy đều đã có ở bên trong chúng ta rồi. Chúng ta chỉ cần bày tỏ nó ra mà thôi.

Khi bạn cảm thấy không xứng đáng, thất bại, hoặc bị choáng ngợp, hãy nhớ rằng bạn đang sống thánh sạch ở cốt lõi của bạn. Không có gì nằm ngoài tầm với của chúng ta; chúng ta chỉ cần khám phá ra tia sáng đã chiếu sáng rồi ở bên trong.