Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

VÔ GIÁ TRỊ


Vô Giá Trị
Vả, một mình Gia-cốp ở lại; thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông — Sáng thế ký 32:24

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng đêm trước khi Giacốp gặp anh mình là Êsau, ông chỉ còn lại có một mình. Nhưng làm sao ở một mình được chứ? Ngay hai câu trước đó, chúng ta đọc thấy Giacốp đưa toàn bộ gia đình và của cải mình qua rạch Giabốc. Há không phải hai người vợ, mười một người con, và các tôi tớ vây quanh ông sao?

Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng sau khi qua sông, Giacốp quay trở lại phía bên nầy để lấy mấy cái bình nhỏ ông đã bỏ lại ở đàng sau. Đó là cách ông ở lại một mình, và đấy là lúc ông gặp một người đến vật lộn với ông cho đến rạng đông.

Chúng ta hãy tiếp thu điều này. Lúc bấy giờ, Giacốp là một nhân vật vô cùng giàu có. Đúng là ông đã vượt qua dòng sông, nhằm đúng là đêm trước của một cuộc chiến thảm khốc, để có được một vài món đồ rẻ tiền và dễ dàng thay thế sao?

Bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng với Giacốp, hết thảy mọi thứ – thậm chí những thứ không đáng kể nhất – đều có giá trị. Giacốp hiểu rõ mọi thứ được dựng nên trong thế gian này đều có một mục đích. Mọi sự đều có ý nghĩa. Mọi thứ đều có giá trị. Cái giá của nó cở nào hay dễ thay thế ra sao đều chẳng phải là vấn đề. Mọi sự mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong đời sống của chúng ta đều có việc gì đó thêm vào cuộc sống của chúng ta. Nếu không phải như thế, nó sẽ không hiện diện ở đó đâu.

Đôi khi bài học chúng ta cần phải tiếp thu từ các đồ vật ở trong nhà của chúng ta, ấy là có một thời điểm để ném bỏ nhiều thứ. Đôi khi chúng ta cần phải học biết phải ném bỏ những thứ vật chất hay học biết cách di dời. Nhưng đối với các thứ vật chất trong đời sống của chúng ta đang hoạt động thích hợp và phục vụ một mục đích trong đời sống của chúng ta, chúng ta nên có sự tôn trọng và đối xử với chúng sao cho phù hợp. Trong một xã hội mà hầu như mọi sự có thể tống khứ đi, chúng ta cần phải dừng lại và ghi nhớ mọi thứ đều có giá trị.

Tuần này, chúng ta hãy dành chút thời gian để tham gia kiểm kê tài sản của chúng ta với ánh mắt tươi mới. Chúng phục vụ cho mục đích nào mới được? Chúng ta tiếp thu được gì từ đôi giày hay cái ly? Chúng ta sử dụng thứ mình có để phục vụ Chúa như thế nào?

Khi chúng ta dành thời gian để lượng ước giá trị của cải của chúng ta, chúng ta sẽ xử lý chúng với sự tôn trọng lớn lao hơn. Và chúng ta sẽ trở nên xứng đáng với sự tôn trọng của Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta đã xử sự với sự tôn trọng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét