Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

HÁT MỘT BÀI CA MỚI


Hát Một Bài Ca Mới
Hãy hát một bài ca mới cho Đức Giê-hô-va; Hỡi cả trái đất, khá hát xướng cho Đức Giê-hô-va — Thi thiên 96:1

Albert Einstein từng cho rằng định nghĩa của sự điên rồ là làm cùng một việc thật là nhiều lần - và chờ đợi các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, là con người, chúng ta có xu hướng trở thành loại tạo vật của thói quen ngay cả khi chúng ta muốn những hoàn cảnh phải khác nhau trong cuộc sống và trong thế giới của chúng ta. Dầu vậy, như Einstein đã nói rõ, chỉ có một cách để thay đổi các hoàn cảnh chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống của chúng ta: Nếu chúng ta không thích kết quả, chúng ta cần phải thay đổi lộ trình.

Tác giả Thi thiên dường như hiểu rõ khi ông viết: Hãy hát một bài ca mới cho Đức Giê-hô-va; Hỡi cả trái đất, khá hát xướng cho Đức Giê-hô-va. Khi nào thì cả thế gian mới hát một bài ca mới? Theo niềm tin của người Do Thái, điều đó chỉ sẽ xảy ra trong thời kỳ Đấng Mêsi khi thế giới đạt đến một trạng thái hoàn hảo. Thực vậy, truyền khẩu Do Thái dạy rằng trong kỷ nguyên Đấng Mêsi, một nốt thứ tám sẽ được thêm vào thang âm có bảy nốt nhạc. Âm nhạc sẽ không giống như bất cứ thứ gì mà bất cứ ai đã từng nghe trước đây! Nhưng thêm vào mục âm nhạc của chúng ta là sự thay đổi trong nhận thức của con người. Đó sẽ là một phản ánh thay đổi nghiêm trọng trong hành vi của con người.

Đối với nhân loại lâu nay đã hát cùng một bài hát. Một bài hát về chiến tranh và đau buồn. Một bài hát của đồi bại và lừa dối. Chúng ta đã hát các giai điệu của sự thù ghét và những bản ballad của áp bức. Phải, đã có những nốt cao trong lịch sử, và có nhiều lần, thậm chí là một bản giao hưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, đó đây bài hát của chúng ta đã trụ lại với cùng một điệp khúc đáng tiếc. Lịch sử có xu hướng tự lặp đi lặp lại. Nhưng bài ca thì không phải vậy.

Quí bạn ơi, đây là lúc chúng ta phải thay đổi giai điệu của chúng ta. Đây là thời điểm để làm một việc khác hầu cho thế giới của chúng ta mới có thể khác đi. Và những thay đổi khởi sự với chúng ta. Có phải bạn khiêu vũ với một bài ca buồn rầu suốt cả ngày không? Hãy thử vặn theo bước sóng của đức tin xem! Có phải bạn đang bước theo nhịp trống giận dữ chăng? Hãy thử làm chậm nhịp và thay vì thế hãy hát lên giai điệu thư thái hơn xem. Một điều đáng kinh ngạc xảy ra khi một người huýt sáo một giai điệu hấp dẫn vui tươi. Ai nấy ở quanh họ đều muốn dự cùng!

Vì vậy, "hát cho một bài ca mới cho Đức Giêhôva", ca khúc mới của bạn, và không lâu sau đó nhiều người khác cũng sẽ hát lên bài ca ấy.


Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

ỔN ĐỊNH CÀNG HƠN


Ổn Định Càng Hơn
Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, là xứ Ca-na-an” — Sáng thế ký 37:1

Rabi xứ Kelm (thế kỷ 19) nổi tiếng khi nói: "Người nào làm chủ được sự bình an trong tâm trí đạt được mọi sự". Một thỉnh cầu của Giacốp khi ông trở về Đất Thánh cần phải sống với sự bình an trong tâm trí đó. Phần Ngũ kinh tuần này bắt đầu: Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, …”. Tiêu đề của phần nầy là “Vayeishev", “và ông đã sống", cũng có ý nói: “và ông đã ổn định". Từ câu này các rabi Do Thái học biết rằng Giacốp đã xin Đức Chúa Trời có khả năng sống "ổn định" sau các thập kỷ bất ổn, mà ông đã chịu đựng.

Đây là vấn đề: Phần Kinh Thánh này xử lý với khoảng thời gian bất ổn nhất của cuộc đời Giacốp! Chúng ta đọc về tình huống giữa đứa con ưa thích của Giacốp là Giôsép, và các anh của nó, với đỉnh điểm Giôsép bị bán cho những thương buôn và Giacốp thì hay rằng con trai yêu quý của mình đã chết. Có thể nào một cụm từ thích hợp "và ông đã ổn định" cho một chọn lọc mô tả toàn bộ biến động trong cuộc đời của Giacốp không?
Bậc thánh hiền Do Thái dạy rằng khi Giacốp xin Đức Chúa Trời để được sống yên bình, ấy là khi sự rạn nứt giữa Giôsép và các anh của ông khởi sự. Bởi vì Giacốp muốn sự yên bình, Đức Chúa Trời đã gửi đến cho ông sự tranh cạnh! Làm sao việc này có ý nghĩa cho được chứ?

Khi Đức Chúa Trời tạo ra nhiều lộn xộn trong đời sống của Giacốp, sở dĩ như thế là vì Ngài từ chối điều Giacốp cầu xin đâu; Ngài đã ưng ban điều đó. Yên bình chỉ có thể có qua kinh nghiệm của sự lộn xộn cực kỳ mà Giacốp có thể học biết thường xuyên để kinh nghiệm sự ấy.

Nếu bạn từng quan sát một người lướt sóng trong vùng biển đang gầm thét, bạn biết rõ sự thét gào của biển như thế nào là không thành vấn đề. Các lượn sóng tăng rồi giảm, chúng thâu thập, xây dựng rồi sụp đổ. Nhưng một người lướt sóng kinh nghiệm sẽ được yên bình, không chao đảo từ chỗ của mình. Một người học cách lướt đi trên đỉnh của các lượn sóng với sự bình tỉnh hoàn toàn.

Chắc chắn, Đức Chúa Trời đã chấp nhận lời cầu xin của Giacốp về sự yên bình với sự vắng mặt của bất kỳ sự lộn xộn nào. Nhưng đấy sẽ là một sự yên bình có điều kiện - một sự yên bình có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Đức Chúa Trời muốn ban cho tôi tớ yêu dấu của Ngài một sự yên bình thậm chí lớn lao hơn, một sự yên bình vốn sâu sắc hơn và ổn định hơn.

Đức Chúa Trời muốn Giacốp học biết sự yên bình ấy đến từ bên trong, chứ không phải từ các điều kiện bên ngoài. Khi Giacốp có thể nếm trải điều tồi tệ nhất trong mọi sự, ông có thể học biết để vượt qua bất cứ việc gì. Giacốp đã kiếm được một sự yên bình sẽ kéo dài cho cả phần còn lại của cuộc đời ông.

Có thể bạn đã thấy rằng có người rất thoải mái trong cuộc sống, tuy nhiên họ đang ở trong tình trạng rối loạn liên tục ở bên trong. Người khác chia sẻ của họ về các nan đề, nhưng họ lại hoàn toàn bình tĩnh. Do Thái giáo có một truyền thống lâu đời thực hành sự suy gẫm, kết nối với Đức Chúa Trời trong sự hòa bình và yên tĩnh. Đấy sẽ là mục tiêu của từng người tin Chúa nắm chắc lấy vị trí của đức tin và tỉnh táo thậm chí trong tình huống gây hoang mang nhất.

Bạn có thể làm gì hôm nay khiến bạn đến gần với mục tiêu của đức tin hơn và bình tĩnh trong cơn hỗn loạn của cuộc sống?


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

BỦA RA ÁNH SÁNG


Bủa Ra Ánh Sáng
Ánh sáng được bủa ra cho người công bình, và sự vui vẻ cho người có lòng ngay thẳng — Thi thiên 97:11

Trong Thi thiên 97, tác giả Thi thiên dạy cho chúng ta biết rằng ánh sáng được bủa ra cho người công bình. Hầu hết chúng ta đều may mắn đủ để bước qua một hay hai cá nhân tỏ ra sự nhân từ, sự công bình và sự bình an. Nhưng có một cách khác để hiểu câu Kinh Thánh nầy. Trong các bản thảo Hybálai, câu nầy đọc: "Ánh sáng được cắm cho người công bình". Kiểu cách này rất quan trọng, cung ứng một ý nghĩa hoàn toàn mới cho câu nói.

Bậc thánh hiền Do Thái hiểu câu Kinh Thánh nầy theo cách sau: Ánh sáng được cắm vì cớ người công bình. Mỗi khi người công bình nói hay làm, ánh sáng được "cắm", phải nói như thế, giống như một hột giống vậy. Điều gì xảy ra cho hột giống được đặt ở trên mặt đất? Nó nẩy mầm, lớn lên, và cuối cùng trở thành một thực vật hoặc cây. Khi đó, cây có thể kết quả, chứa các hột giống khác, là thứ nếu được trồng trong đất, cuối cùng mở ra cả một khu rừng!

Đấy là quyền phép của một hột giống nhỏ, song đầy quyền lực. Và đó là sức mạnh của những việc làm công bình.

Một bức tranh có giá trị bằng ngàn lời nói, vì vậy hãy giữ hình ảnh này trong tâm trí của bạn: Hãy tưởng tượng việc cắm một cây ánh sáng. Hãy tưởng tượng đang nhìn xem nó lớn lên thành một sinh vật sống xinh đẹp và rạng rỡ. Bây giờ hãy tưởng tượng một khu rừng đầy những tạo vật phát quang nầy. Chúng có thể thắp sáng cả một thế giới! Trong Thi thiên này, vua David cung ứng cho chúng ta một hình ảnh thật sinh động – một hình ảnh sinh động của một hành động công bình nhỏ nhoi.

Cho tới nay bạn không hề biết cách thức một loại hành động sẽ tỏa sáng. Mới đây tôi có xem một đoạn video ngắn về sự tử tế phác hoạ ra cuộc sống sẽ ra thể nào một ngày kia trong thế giới của Đấng Mêsi. Đoạn video bắt đầu với một đứa trẻ đứng trên chiếc ván trượt. Nó trượt đi và té ngã, nhưng được trợ giúp bởi một công nhân xây dựng. Cậu bé mỉm cười và rồi nhìn thấy một bà cụ băng qua đường với đủ thứ mua sắm. Nó chọn "báo trả việc trước đó" rồi đỡ giúp cho bà cụ với mấy túi đồ của bà.

Đoạn video tiếp tục trong mấy phút với từng đối tượng của sự tử tế dành cho hết người nầy đến người khác. Cho đến khi câu chuyện kết thúc ở chỗ nó bắt đầu: Một cô hầu bàn vui lòng giúp cho  người công nhân xây dựng, là người đã khởi sự chuỗi sự kiện, bằng cách cho ông ta một ly nước. Từ một hành động tử tế của ông, toàn bộ một khu rừng tử tế đã nổi cộm lên.

Chúng ta “cắm” hột giống của sự sáng gì hôm nay? Làm sao đưa ra một lời khen ngợi cho một người lạ chứ? Hoặc trao cho ai đó một bàn tay trợ giúp? Chúng ta hãy biến dự tính của chúng ta ngày hôm nay “cắm” càng nhiều ánh sáng nhất có thể. Có thể chỉ tốn chừng vài phút thôi, hoặc có thể nhiều thập kỷ, nhưng hột giống của chúng ta sẽ lớn lên. Rồi khi chúng lớn lên, ánh sáng của chúng cũng sẽ tỏa sáng trên chúng ta nữa.