Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

EM TÔI KHÔNG THEO VỀ, LÀM SAO TÔI DÁM


Em Tôi Không Theo Về, Làm Sao Tôi Dám

Vì, nếu đứa trẻ không theo về, làm sao tôi dám về cùng cha tôi? Oi, tôi nỡ nào thấy điều tai họa của cha tôi ư! — Sáng thế ký 44:34

Phần Kinh Thánh tuần này [Sáng thế ký 44:18 – 47:27; Êxêchiên 37:15-28] được chọn lọc ở giữa khoảnh khắc rất ấn tượng. Theo đòi hỏi của Giô-sép, các anh buộc phải đưa Bên-gia-min đến Ai-cập để bảo đảm cho Si-mê-ôn được thả ra khỏi nhà tù và để có được các sự tiếp trợ cứu mạng cho những gia đình bị đói kém của họ trong xứ Canaan.

Đưa Bên-gia-min xuống Ai-cập là điều rất liều lĩnh. Vì hết thảy các anh đều biết rõ, Giô-sép đã chết, và vì vậy họ nghĩ Bên-gia-min là đứa con duy nhất còn lại của Gia-cốp với người vợ yêu dấu của ông là Ra-chên. Và tại thời điểm này trong câu chuyện, các anh đã nhứt định nghĩ rằng mạng sống của Bên-gia-min đang ở trong chỗ nguy hiểm. Họ lo sợ và kinh hãi không những cho mạng sống em của họ, mà còn cho sự mạnh giỏi của cha mình, là Giacốp nữa, ông sẽ không sống nổi nếu các tin tức gây tàn phá như Bên-gia-min đã ngã chết.

Đây là chỗ mà phần đọc của chúng ta khởi sự. Giu-đa tiếp cận Giôsép, lòng tưởng rằng mình đang trao đổi với vị Thủ tướng xứ Ai-cập, và không nhận ra ông đang nói chuyện với người em lạc mất lâu nay của mình. Đây là thời điểm quan trọng. Giu-đa nài nĩ Giô-sép về mạng sống của Bên-gia-min, mà rằng: Vì, nếu đứa trẻ không theo về, làm sao tôi dám về cùng cha tôi?” Sau khi nhìn thấy các anh của ông đã thực sự học được bài học của họ – rằng họ sẽ không bao giờ xây lưng lại với nhau – Giô-sép không thể kềm lòng được nữa. Ông tỏ ra lai lịch thực của mình, tha thứ cho các anh vì những hành động sai trái trong quá khứ của họ và tuyên bố rằng ông sẽ tiếp trợ cho toàn bộ gia đình của ông.

Tôi muốn quay lại với lời lẽ cốt yếu mà Giu-đa đã thốt ra hàng ngàn năm trước, lời lẽ ấy đã vang dội trong hàng ngàn năm: Vì, nếu đứa trẻ không theo về, làm sao tôi dám về cùng cha tôi?” Ở một cấp độ khác, hỏi như thế là một câu mà hết thảy chúng ta đều cần phải hỏi bản thân mình: "Làm sao chúng tôi có thể trở về với Cha trên trời nếu không đi cùng với  anh chị em của chúng tôi chứ?" Nói cách khác, đối với chúng ta, sống nhơn đức và tin kính cũng chẳng phải là đủ đâu. Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về mạng sống của các anh chị em của chúng ta nữa.

Chúng ta đọc trong Phục truyền luật lệ ký 14:1: "Các ngươi là con cái Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi". Hãy suy nghĩ về điều đó trong một phút xem. HẾT THẢY chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Là anh chị em, chúng ta phải lo lắng và quan tâm đến sự mạnh giỏi cả về phần xác và phần hồn của nhau. Làm sao chúng ta có thể trở về với Cha chúng ta ở trên trời mà không thể nói rằng chúng ta đã làm hết sức mình để giúp đỡ các anh chị em của mình?

Trong tiếng Hy-bá-lai, chữ thường dùng nói tới sự nhơn từ là tzedakah, cùng một ý nghĩa với chữ Hy-bá-lai nói tới sự công bình. Sở dĩ như vậy là vì nhơn từ không những là một sự nhơn từ trong Do-thái giáo. Mà nó còn là công bình; đó là nghĩa vụ về mặt thuộc linh và về xã hội của chúng ta nữa. Chúng ta phải chìa bàn tay giúp đỡ tha nhân. Chúng ta phải quan tâm đến nhu cần về phần xác và sự mạnh giỏi về mặt thuộc linh nữa. Như vậy, khi chúng ta đến tại hai cánh cổng thiên đàng, chúng ta sẽ có thể nói với Cha của chúng ta rằng, phải, chúng tôi cũng đã đưa con cái Ngài về quê hương nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét